Ông Trịnh Văn Quyết (phải) và lãnh đạo Quảng Trị khảo sát thực địa Cửa Việt, 16/05/2018. Ảnh quangtri.gov.vn |
Quốc hội Mỹ đã
từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký
của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông
cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại.
Giữa Trung Quốc
với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng
không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc
gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ
không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi
trên thế giới.
Nước Mỹ còn lo xa
như thế, còn nước ta thì sao ? Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ,
nói trắng ra là Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa của Việt Nam
và đang tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì vậy, nước ta
không những phải lo xa mà còn lo gần, vì nguy cơ mất đất mất biển đang hiện
hữu.
Nỗi lo đó không
phải thể hiện ở việc “vô cùng quan ngại” hay “cực lực lên án”, mà ở chiến lược phòng
thủ và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Đa phương hóa vấn đề Biển Đông, tranh thủ
sự ủng hộ của quốc tế để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc là một chuyện. Nhưng
chuyện quan trọng nhất là khả năng tự vệ, không những đối với thế hệ này mà
phải bảo đảm khả năng tự vệ dài lâu cho con cháu. Đến khi nào thế giới đại đồng
thành một ngôi nhà hòa bình mới không còn nỗi lo đó nữa, nhưng chẳng bao giờ có
một thế giới như vậy đâu.
Tôi không biết
các nhà lãnh đạo đất nước và các nhà lãnh đạo quân sự chiến lược nước ta nghĩ
gì khi nhìn thấy đất đai khu vực dọc bờ biển từ Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ,
cả những vị trí phòng thủ chiến lược trọng yếu, đã và đang đẩy dân đi để giao
cho doanh nghiệp làm dự án kinh tế. Mà không hề có một động thái gì cho thấy
việc triển khai các dự án kia nằm ngoài vành đai phòng thủ chiến lược bờ biển
quốc gia. Những địa điểm phòng thủ quan trọng nhất trên bờ biển Đà Nẵng thực sự
đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm giữ. Còn các nơi khác thì như thế nào ?
Xin dẫn trường
hợp của FLC. Người ta không thể nào hình dung nổi tập đoàn bất động sản mới nổi
này lấy tiền đâu, mà chỉ trong một thời gian cực ngắn đã thâu tóm một diện tích
đất đai khổng lồ dọc bờ biển từ Bắc Trung bộ đến Nam Trung bộ (chưa kể đất đai
ở Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh khác).
Thâu tóm thần
tốc, thi công thần tốc, đó là những gì người ta nhìn thấy, kéo theo đó là những
“công văn hỏa tốc” của chính quyền
địa phương (như trường hợp của Quảng Ngãi) phục vụ cho sự “thần tốc” này. Tôi chưa nói đến những vi phạm pháp luật, chưa nói
đến tình trạng dân oan ca thán khắp nơi xung quanh việc thu hồi đất, bài này
chỉ giả định mọi thứ họ làm là hợp pháp.
Bạn hãy hình dung
: FLC là một công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Dù công ty
này chưa nằm trong số các công ty được mở room 100% cho nhà đầu tư nước ngoài,
nhưng tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Nhật vào năm ngoái, Chủ tịch FLC Trịnh Văn
Quyết tuyên bố, ngoài việc bán cổ phần, “FLC
có thể chuyển nhượng cả dự án cho nhà đầu tư nước ngoài”
(tinnhanhchungkhoan.vn, 7-9-2017).
Nếu như các dự án
của FLC được chuyển nhượng cho các nhà đầu tư Trung Quốc thì điều gì sẽ xảy ra
? Trung Quốc, thông qua các doanh nghiệp của họ, sẽ khống chế toàn bộ bờ biển
Việt Nam. Họ có thể ém quân, đưa vũ khí khí tài, tổ chức các hoạt động thu thập
thông tin tình báo và bí mật huấn luyện quân sự tại những cơ sở của họ dọc theo
bờ biển của ta, nếu như họ có ý đồ.
Và nếu như Trung
Quốc ngang nhiên sử dụng vũ lực để uy hiếp chủ quyền của ta trên Biển Đông,
đương nhiên chúng ta phải dùng vũ lực để đáp trả nhằm bảo vệ chủ quyền, khi ấy
chiến tranh có thể lan rộng. Trung Quốc có thể đem hải quân tấn công vào bờ
biển của ta với sự tiếp ứng của lực lượng tại chỗ trên bờ biển của ta mà họ
chuẩn bị sẵn. Chúng ta sẽ dựa vào đâu để phòng thủ ?
Khi ấy, nước sẽ
mất. Chúng ta sẽ rút lên rừng, mà rừng thì nhiều nơi Trung Quốc cũng chiếm giữ
theo một cách tương tự. Chúng ta sẽ sống trong nô lệ và sẽ âm thầm truy ra
nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất nước, chính là Điều 62 của Luật Đất đai
cho phép chính quyền địa phương thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp, để
doanh nghiệp giao lại cho doanh nghiệp Trung Quốc - khi ấy đã thành giặc. Và
khi ấy, những người xây dựng và duy trì điều luật này, có thể sẽ tiếp tục làm
quan cho Trung Quốc, hoặc đã đủ tiền để chạy ra nước ngoài.
Kịch bản trên có
thể xảy ra không ? Không gì là không thể.
Cách đây mấy
ngày, cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cùng ông
Trịnh Văn Quyết đi khảo sát để chuẩn bị giao cho FLC 1.000 ha khu vực bãi biển
Cửa Việt của tỉnh này. Đây là thông tin mới nhất của quá trình thâu tóm thần
tốc. Tại đây FLC dự kiến ngoài khu resort, sân golf, còn xây dựng một sân bay.
Có khả năng Tập đoàn này sẽ lấp kín các bờ biển mà doanh nghiệp khác chưa chiếm
cứ.
Điều 62 Luật Đất
đai với quy định cho phép chính quyền địa phương lấy đất của dân giao cho các
doanh nghiệp làm dự án, ngoài những tác hại như tôi đã nói ở các bài trước, còn
có thể dẫn đến nguy cơ mất nước. Trước mắt, điều khoản này đang biến một số
chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp huyện, từ công cụ phục vụ lợi ích của
nhân dân, thành công cụ của doanh nghiệp. Và không chỉ có mỗi một FLC.
Điều nguy hiểm
là, đã là luật rồi thì chính quyền địa phương cứ thế thi hành, không ai cản
được. Cho dù Tổng Bí thư hay Thủ tướng có nhìn thấy nguy cơ cũng bó tay, nếu
điều luật này không được sửa.
FB HOÀNG HẢI VÂN 25.05.2018
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.