1. Tin chiến sự: Tui không muốn quá sa đà, như đã từng viết “Nga chiếm được vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” đặc biệt là những con số thiệt mạng cả hai bên, khốc liệt thì đã khốc liệt rồi.
Vẫn trận chiến Kreminna, đại tá Nga Sergey Yuryevich Polyakov đã bị thành kiện hàng 200 vào đêm 03 tháng Hai năm 2023. Lâu lắm không có tin sĩ quan cao cấp Nga bị 200, ngoài tuần trước có tin đại tá nào thiệt mạng ở đâu Melitopol.
Financial Times đưa tin Nga sẽ phát động cuộc tấn công toàn diện mới trong vòng 10 ngày tới – người Ukraine đã nhận được “dữ liệu tình báo rất đáng tin cậy” rằng Mátxcơva đang tăng cường đáng kể lực lượng cho một cuộc tấn công mới. Các chuyên gia đoán phần phía tây của khu vực Lugansk là nơi có khả năng xảy ra một cuộc tấn công mới. Ngoài ra, quân đội Nga đang tập trung lực lượng ở phía nam nước “cộng hòa nhân dân Donetsk.”
Bình loạn : Nếu Nga đánh thật như Financial Times đưa tin, thì tui sai bét. Tui ngờ rằng họ chẳng thể kịp và nếu cố đánh thì bom tấn thành pháo tép xịt. Tên khủng bố Igor Girkin “Strelkov” cũng hô hào kêu gọi là phải tổng động viên thêm một đợt nữa cỡ 500.000 quân may ra mới ăn thua.
Nhưng nếu mà như thế thì sụp đổ là cái chắc. Hôm qua tui vừa viết về giá đô-la Mỹ đổi chợ đen ở Nga là 240, có mấy ông Pro-Putox kiêm dư luận viên bình luận là giá chỉ 80 thôi. Thật ra, giá bao nhiêu không mấy ý nghĩa khi một nền kinh tế bị đóng cửa gần như mọi giao dịch quốc tế xuất nhập khẩu ngừng trệ.
Thằng cha “Strelkov” này cũng quên béng mất là nước Nga còn phải chuẩn bị cho 500k quân đó ăn, mặc, súng đạn, giấy chùi đít nữa, suýt thì quên.
2. Liều mạng hú hoạ đoán mò
Sau vụ hú họa về xe tăng mà trúng, tui liều làm phát nữa về máy bay và bây giờ... trúng tiếp. Tất nhiên bài báo viết là “phương Tây sẽ đồng ý” nhưng Ukraine thì chẳng nói dối đâu. Sẽ có máy bay thôi.
Vậy tại sao ở đây chúng ta lại có câu chuyện Ukraine không nói dối – nó như tiếp theo của câu chuyện hôm qua là họ sẽ trung thực với số lính Nga tử trận, không phóng đại nếu như không muốn nói là giảm đi.
Câu trả lời đơn giản: Giai đoạn đầu họ tự lực và đã thắng Nga, sau đó là quá trình cạn kiệt vũ khí cũ và kêu gọi hỗ trợ từ bên ngoài. Vậy họ phải đánh cược cái gì? Đánh cược uy tín của chính quốc gia mình. Chuyện này trước đây tui đã viết một lần cách đây phải nửa năm ấy. Bọn Pro-Putox có luận điệu là vũ khí viện trợ cho Ukraine bị bán ở chợ đen cho bọn “củng bố”. Tui kể lại chuyện Lend-Lease của Mỹ cho Liên Xô hồi Chiến tranh Vệ quốc: mỗi đơn vị sử dụng vũ khí Lend-Lease có đại diện Chính phủ và quân đội Mỹ, đại diện công ty sản xuất ra thứ đó – việc bảo hành thực hiện ngay chiến trường nhanh kinh khủng, linh kiện chở sang thay thế bằng máy bay qua đường Viễn Đông hoặc Iran.
Có vụ, xe tăng M4 “Sherman” Hồng quân sử dụng lăn quay ra không chạy được do các miếng đệm cao su ở xích xe tăng bị chảy ra dính xuống đường. Tiểu đoàn báo lên trung đoàn, trung đoàn báo lên sư đoàn, sư đoàn báo lên Tập đoàn quân và Tập đoàn quân chưa kịp báo lên Phương diện quân thì ở tiểu đoàn đại diện công ty Mỹ đã thay xong loại cao su khác được gửi từ Hoa Kỳ sang rồi. Người Nga chóang váng vì cách làm ăn hiệu quả của người Mỹ.
Sau chiến tranh, những khí tài được thuê mượn người Mỹ sẽ lấy lại hoặc nếu Liên Xô muốn giữ, giá mua như cho không. Lúc đó người Nga còn chóang nữa vì họ kiểm đếm không thiếu một viên đạn – chẳng hạn xe tăng Mỹ là bắn đạn Mỹ, người Nga cứ tưởng suốt mấy năm chiến tranh người ta không thể nắm được hết chuyển sang cho Liên Xô bao nhiêu xe tăng và bao nhiêu cơ số đạn, đánh nhau hàng ngày đến người còn chẳng nắm được nữa là đạn bắn vô tội vạ. Không ngờ Liên Xô có thể không quản lý được hết con người nhưng người Mỹ thì không quên viên đạn nào.
Với xe tải, gần 200.000 chiếc Studebaker 6x6 được chuyển cho Liên Xô. Đi kèm mỗi xe là 2 cái áo da blu-dông, mà các sĩ quan cao cấp của Hồng quân đặc biệt là phi công rất thích (trong ảnh anh phi công đang mặc một cái như thế). Ai dè khi kiểm kê xe để trả lại, ngoài hộp phụ tùng bị lính xe tăng đánh cắp, người Nga còn không thể trả được theo đúng tiêu chuẩn mỗi xe 2 áo. Thế mới nói chuyện dễ đâu mà chôm đồ của người ta đem bán cho khủng bố. Pro-Pu tức các cháu dư luận viên Tây Phi chỉ thích nói nhảm.
Vì vậy người Ukraine nói dối chỉ tổ làm cho phương Tây người ta chẳng hỗ trợ nữa, đời nào họ làm thế. Dông dài thế đủ rồi. Bây giờ thì đã không phải lo nghĩ gì về máy bay cho Ukraine nữa nhé. Lại đai đi đai lại, vừa hôm nọ phê bình bác nào chưa chi đã than vẫn với bi quan khi cụ Biden trả lời KHÔNG với F-16. Cứ bình tĩnh, 30 đã phải là Tết đâu.
Sau khi hú họa trúng cú thứ hai, tui hôm nay quyết định liều làm hẳn hai cú nữa. Cú thứ nhất, MQ-9 “Reaper” – liệu có không? Với tình hình như thế này thì thể nào cũng có ngày thứ đó có mặt trên chiến trường. Trước đây khi dự luật Lend-Lease của Hoa Kỳ được thông qua, tui nghĩ nhiều thứ vũ khí, trong đó có máy bay không người lái tấn công của Mỹ sẽ được gửi cho Ukraine gần như là chắc chắn, chỉ là vấn đề thời điểm mà thôi.
Vậy hôm nay là 06/02/2023, chúng ta cùng chờ xem bao giờ thì chuyện này thành sự thật các bác nhé.
Hôm trước tui có hóng được ở đâu đó, là nếu có cái thứ này thì Nga không có cách nào chống được. Vậy nó như thế nào, tui lại phải mò mẫm tiếp. Hóa ra còn có một yếu tố khác, đó là hỗ trợ kỹ thuật quân sự từ Anh. London tuyên bố sẽ cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine tên lửa Brimstone, loại vũ khí chính xác hạng nhất.
Brimstone có hai phiên bản với tầm bay lần lượt là 20 và 60 ki-lô-mét và có thể bắn trúng mục tiêu cỡ xe tăng với xác suất trúng đích 98%. Từ những khoảng cách trên đây, Brimstone nhất là phiên bản 60 ki-lô-mét có khả năng chế áp bất kỳ hệ thống phòng không tầm trung nào mà không cần xâm nhập vào khu vực khống chế của nó.
Trước đây chúng ta đã thấy TB-2 “Bayraktar” hiệu quả như thế nào và bây giờ thì dường như nó đã bị Nga “bắt bài” – sẽ đến lượt MQ-9 nướng chả xe tăng Nga thôi.
Đó là cú hú họa đoán mò thứ nhất. Cú tiếp theo xin để tí nữa.
3. Cuộc chiến tranh xe tải:
Ngày 05/02, báo cáo số xe tải bị diệt là 5.091 chiếc (thêm 10 cái so với hôm trước), trước đó 1 tháng ngày 05/01 là 4759, như vậy trong 1 tháng diệt 332 chiếc, chia cho 31 ngày thì trung bình non 10 chiếc 1 ngày. 347 ngày chiến tranh trung bình 1 ngày diệt hơn 14 xe.
Thực tế là cỡ tháng Chín năm ngoái, những chiếc xe vận tải quân sự KrAZ-255 cũ rỉ sản xuất từ cuối thập niên 1960 của thế kỷ trước đã bị lôi ra khỏi kho của quân đội Nga ở Chelyabinsk, chất lên tàu hỏa và chở đến gần mặt trận, không biết có sơn phết lại hay không để phục vụ tiền tuyến.
Nhìn lại những con số trên đây, chúng ta sẽ tự hỏi tại sao gần đây số xe tải người Ukraine diệt được của người Nga trung bình theo ngày ít đi? Thực ra như thế là nhiều lên chứ không phải ít đi.
- Thứ nhất, do Nga phân tán kho đạn ở xa chiến trường và chúng được chuyển thẳng đến đơn vị, nên xe tải không chạy thành đoàn nghễu nghện như trước mà đi lẻ nhiều hơn.
- Thứ hai. Nhiều đơn vị Nga phải kết hợp với nhau dùng xe bọc thép để đi lấy đồ tiếp tế hậu cần, gạo và đạn.
- Thứ ba. Lượng xe tải của Nga giảm đi theo thời gian.
Với 3 yếu tố trên, người Ukraine vẫn giữ được mức trung bình 10 xe một ngày là nhiều. Tất nhiên chiến trường thu hẹp cũng là yếu tố làm tăng mật độ xe tải, cũng giảm nhẹ phần nào khó khăn của người Ukraine trong... tìm và diệt xe tải.
Trong ảnh là những chiếc KrAZ trên tàu hỏa ở ga Cheliabinsk. Có rất nhiều thùng phao cho cầu phao, cũng cũ rỉ nhưng quá tốt cho chiến tranh – điều đó đủ thấy là mấy chục năm hòa bình Nga đến cầu phao cũng chẳng sản xuất – mà thực chất mấy ai đi sản xuất cầu phao làm gì. Chỗ cầu phao này ắt hẳn đã bị đánh tan hoang từ hồi cứu trợ Kherson hồi tháng Mười năm ngoái.
Lại nói chuyện cầu phao – trông thế thôi mà sản xuất không đơn giản lắm, cũng cần phải có khuôn để cán hoặc dập ra miếng thép rồi từ đó mới hàn vào nhau. Nếu thời gian qua khuôn bị vứt đi rồi (bán đồng nát) thì vui nhở.
• Cầu đường sắt ở Yakymivka, tỉnh Zaporizhzhia vừa bị du kích Ukraine đánh mìn nổ tung (05/02), hỏng đến mức sửa phải mất hàng tháng vì mặt cầu bằng bê-tông gãy tan, phần đường sắt quằn hết cả lên. Tuyến đường sắt này là tuyến chính từ Crimea lên Melitopol, chạy song song với tuyến đường ô tô E-105 từ Dzankoi (Crimea) lên Melitopol. Như vậy hậu cần của Nga sẽ lại gián đoạn vài ngày đến cả tuần, thậm chí lâu hơn.
Bình loạn : Tui rất khóai vụ quại vào đường sắt này – ví dụ các điểm bẻ ghi. Hiện nay người Ukraine chưa làm gì chứ nếu mà chỉ cần có chiến dịch quân sự lớn – ví dụ một trong hai bên tấn công, kể cả Nga tấn công mà họ (người Ukraine) đánh phá đồng loạt các điểm bẻ ghi đó thì quân Nga chết đói, không có đạn và sau đó là bỏ chạy.
4. Liên minh xe tăng cho Ukraine
Từ cách đây một tháng, Tổ hợp quốc phòng Séc “Excalibur” đã bắt tay vào chương trình hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B cho Ukraine, tin từ 11/01/2023.
Theo chương trình này, Ukraine sẽ nhận được 90 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B được hiện đại hóa và xe cứu kéo – phục hồi TREVA-30 từ Cộng hòa Séc. Bộ Quốc phòng Séc và Tổ hợp quốc phòng “Excalibur” đã phát triển một phiên bản hiện đại hóa mới của T-72B do Liên Xô sản xuất. Các chiến xa này được trang bị thiết bị camera ảnh nhiệt, hệ thống nhìn đêm và vỏ giáp mới.
Các xe tăng chiến đấu chủ lực được nâng cấp theo chương trình này là một phần của Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI) với Hoa Kỳ và Hà Lan chia sẻ chi phí 90 triệu USD để tân trang chúng. Cùng với Mỹ, Hà Lan sẽ cung cấp thêm 45 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Séc và hợp tác với ngành công nghiệp Séc.
Vào thứ Hai ngày 9 tháng 1, Thủ tướng Séc Petr Fiala đã đến thăm cơ sở sản xuất của Tổ hợp quốc phòng Séc “Excalibur”, nơi sản xuất thiết bị cho Lực lượng Lục quân Ukraine và đang tham gia hiện đại hóa các mẫu cũ hơn, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, pháo tự hành DANA, cũng như như hệ thống tên lửa phóng loạt RM-70 “Vampire”.
Ngày 28 tháng Một năm 2023 Ba Lan thành lập một “liên minh các nhà tài trợ xe tăng Leopard 2A4” cho Ukraine – Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Mariusz Blaszczak đã thông báo như vậy. Đây là một chương trình theo sáng kiến của Thủ tướng Ba Lan, từ đó các cuộc đàm phán đã được tổ chức giữa các quốc gia sở hữu xe tăng Leopard 2A4.
Hiện nay theo tổng thống V. Zelensky đã có 12 quốc gia tham gia “Liên minh xe tăng” – Thổ Nhĩ Kỳ theo tin của phía Ukraine thì nước này đã tham gia rồi, chỉ là chưa tuyên bố chính thức thôi.
5. Vì sao Nga chắc chắn sụp đổ nêu không chấm dứt chiến tranh sớm?
Ngày 03/02/2023 tên khủng bố Igor Girkin “Strelkov” đăng video nói: “Chúng ta sẽ không thể đánh bại Ukraine.”
Đặc vụ Girkins rên rỉ rằng bây giờ chúng ta không chỉ cần huy động dân chúng vào lính mà còn cả toàn bộ hậu phương cho cuộc chiến. Hắn ta nói thêm rằng nếu không huy động thì tốt hơn. “Tốt hơn cả là không nên thực hiện” một nỗ lực mới cho một cuộc tấn công lớn. Bởi vì nó “có thể trở nên tồi tệ hơn” so với lần đầu tiên.
Bình loạn : Ukraine về dân số bằng hơn 1/4 so với Nga, về diện tích nhỏ hơn nhiều lần, về tài nguyên ít hơn rất nhiều lần, vì vậy chiến tranh với họ là cả đất nước vào trận. Ấy thế mà với Nga cũng lại phải huy động cả đất nước vào tình trạng thời chiến, nếu không thì không đánh nhau được, và đến nay tất cả đang cho thấy người Nga không làm được việc đó.
Đây cũng là lý do mà ngay từ đầu chiến tranh tui đã đoán là Nga sẽ thua từng giai đoạn cục bộ và từ đó chắc chắn thua cả cuộc chiến. Tại sao lại như vậy? Căn cứ vào tính chất tổ chức quân đội của họ, lý luận – học thuyết quân sự dẫn đến cách thi hành chiến tranh và chiến thuật tác chiến, tui ngờ rằng:
- Cải cách quân đội năm 2008 chỉ là nửa vời, sau khi thi hành chiến tranh một thời gian nó thất bại và Nga sẽ phải quay lại cuộc chiến kiểu cũ.
- Khi thi hành cuộc chiến kiểu cũ, nghĩa là của Chiến tranh thế giới lần thứ Hai (thực tế còn có cả những nét của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất) Nga sẽ phải huy động những quân số cực lớn, lượng khí tài rất lớn và từ đó, buộc phải tiến hành chiến tranh tổng lực.
Do phải thi hành chiến tranh tổng lực, đồng nghĩa với việc đưa cả đất nước vào tình trạng thời chiến. Đây là một việc đầu tiên phải nói là nguy hiểm.
• Thứ nhất, nó sẽ lôi trước mắt hàng chục vạn thanh niên đang độ tuổi lao động ra chiến trường. Đây là lực lượng lao động làm ra của cải cho xã hội. Chưa nói đến việc nước Nga đang khủng hoảng dân số ÂM, sau chiến tranh thì còn thiếu nam giới nữa. Để khắc phục tình cảnh này Putox đã cho phép thanh niên Nga lưu trữ nòng nọc miễn phí trong các “ngân hàng nòng nọc.” Các cô gái Nga xinh như mộng sẽ đi xếp hàng lĩnh mỗi cô một lọ peniciline về tự bơm. Nghĩ mà tởm.
• Thứ hai. Việc đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh sẽ làm cắt giảm các phúc lợi xã hội khác, ví dụ như giáo dục và y tế. Hiện nay y tế Nga bị ảnh hưởng đầu tiên: tất cả nguồn lực y tế đã được dùng cho tiền tuyến, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của nhân dân và tuổi thọ trung bình của dân Nga. Với giáo dục, giáo dục Nga lâu nay vốn dĩ đã không còn tên tuổi gì mấy trên bản đồ thế giới (xin Google từ khóa danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới xem trường xịn nhất của Nga, ĐHTH quốc gia Mátxcơva MGU xem nó ở chỗ nào) sẽ lại càng tụt hậu nữa.
• Thứ ba. Việc đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh sẽ làm cắt giảm đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, ví dụ như giao thông và phát triển nông thôn. Nông thôn nước Nga vốn đã xập xệ (xin hỏi cụ Kim Van Chinh về những chuyến viễn du về nông thôn Nga mấy năm trước cụ sẽ cho xem ảnh) nay sẽ như chuồng lợn.
Hiện trạng lúc này ra sao – ý là liệu nước Nga có thúc đẩy được toàn nền kinh tế, đặc biệt là nền sản xuất vào phục vụ chiến tranh hay không? Không biết ý này là hay hay là dở - nhưng nước Nga hậu Xô-viết đã bật đèn xanh cho một quá trình tư nhân hóa nền kinh tế, nhưng lại theo hướng mafia hóa và “oligarch hóa” – tài sản quốc gia nhanh chóng rơi vào tay bọn tài phiệt đầu sỏ nắm các nhóm lợi ích. Sau khi cuộc chiến đi được cỡ gần một năm, Putox được cho là đang “vặt lông” bọn tài phiệt này.
Mặt trái của nền kinh tế kiểu này đã bộc lộ: tài phiệt nào chưa bị xử lý, cũng chẳng muốn đẩy doanh nghiệp của mình vào sản xuất phục vụ chiến tranh. Chúng ta cũng cần nhìn lại là hầu hết các tài phiệt đó tập trung vào kinh tế khai thác, trong khi các ngành sản xuất chính giao cho đầu tư nước ngoài. Khi họ rút khỏi nước Nga ngược chiều với những lệnh cấm vận và trừng phạt ùn ùn kéo đến, có thể còn lại cơ sở sản xuất nhưng lại thiếu hụt phần công nghệ.
Quay lại với chuyện Nga không thể “cục bộ hóa” được cuộc chiến, nôm na là không thể thi hành được một cuộc chiến tranh hạn chế mà càng ngày tự họ càng leo thang theo đà thất bại, và cuối cùng họ lao vào một cuộc chiến tranh tổng lực.
Hôm qua tình cờ tui đọc thấy chuyên gia người ta tính ra con số các nước hỗ trợ cho Ukraine trong 1 năm chiến tranh. Hoa Kỳ là nhiều nhất, khoảng 30 tỉ đô trên 23,320 nghìn tỉ đô-la GDP, chiếm 0,13%, các nước Châu Âu nước nhiều nhất chiếm gần 1% GDP. Trong khi đó giả định Nga tiêu 200 tỉ đô-la cho năm 2022 so với 1,773 nghìn tỉ GDP năm 2021 đã chiếm hơn 11% GDP rồi.
Tất nhiên, năm đầu tiên của chiến tranh Nga chưa phải tiêu tiền – chủ yếu chi phí là vào... tiền tuất cho tử sĩ. Tất cả vũ khí khí tài, đặc biệt là đạn dược phần lớn là “loại biên” đạn dược tồn kho từ thời Xô-viết. Điều này giải thích tại sao thời gian đầu Putox rất vênh váo và nhiều fan của lão ta, đặc biệt ở Tây Phi vênh váo theo: Nga không mất gì khi đánh nhau với Ukraine. Điều này lúc đó tạm đúng với... đạn pháo và xe tăng. Nhưng từ năm 2023 sẽ không như vậy nữa và như dân gian thường nói: họ sẽ trắng mắt ra ngay với nhau.
Năm nay nước Nga sẽ thực sự phải móc hầu bao để chi phí cho chiến tranh, ngoài... tiền tuất cho tử sĩ. Có lúc nào đó tui đã trích dẫn một chuyên gia phương Tây viết: với dự trữ ngoại tệ còn nắm được của Nga là 300 tỉ đô-la, họ sẽ đủ để duy trì cuộc chiến đến năm 2025, nghĩa là khoảng hai năm nữa. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy – nó sẽ là như thế nếu mọi thứ bình thường, nhưng ở đây Nga có hiện trạng khác:
- Nền sản xuất công nghiệp từ lâu bỏ bẵng gần như mọi lĩnh vực (như tui vẫn kể cho một số bạn: đến xưởng sản xuất con búp bê gỗ Nga Matrioska còn rơi vào tay chủ Trung Quốc)
- Nước Nga bị cấm cửa với hầu hết mọi công nghệ quan trọng, từ truyền thống đến hiện đại. Được biết đã có không ít phái đoàn Nga sang Tây Phi để tìm mua... máy móc để phục hồi sản xuất, và mua máy bãi rác của Nhật và Hàn Quốc. Mua được hay không tui không biết.
- Không có chuỗi cung ứng cho bất cứ một lĩnh vực sản xuất nào với nghĩa là sản xuất lớn. Điều này dẫn đến sản xuất cái gì cũng bị đội giá thành.
Cùng với lệnh cấm vận và trừng phạt, sẽ xảy ra tình trạng xuất hiện cái gọi là “gia tốc hao tổn”, nôm na như kiểu “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Theo thời gian, mọi hoạt động kinh tế xã hội sẽ bị giảm hiệu quả, tăng chi phí... và càng ngày tốc độ tiêu tiền càng nhanh hơn (có gia tốc). Gia tốc này sẽ rất lớn khi bị cấm vận về kinh tế, là đặc biệt lớn với tình trạng đất nước vừa cấm vận vừa nuôi chiến tranh. Năm 2023, GDP Nga sẽ giảm đi và chi tiêu sẽ lớn hơn, con số chi tiêu cho chiến tranh sẽ đạt khoảng từ 15 đến 20% GDP và bước sang năm 2024 khả năng vỡ nợ là rất cao.
Tài, Putox thật quá tài! Chú Lee Shimuo chuẩn: Putox tính hết cả rồi các cháu ạ.
6. Có phải phương Tây (Hoa Kỳ) muốn Nga thua từ từ, chảy máu đến chết không?
Khi chứng kiến phương Tây ngần ngừ trong viện trợ vũ khí cho Ukraine, người ta cứ bảo: Tây (Hoa Kỳ) muốn Nga chảy máu đến chết, hoặc giết Nga từ từ. Phải chăng điều này đúng? Chính tui cũng không dưới một lần viết câu: nước Nga của Putox sẽ chảy máu đến chết – nhưng đó là cho những trường hợp Putox không chịu thua và cứ cố, cố, cố leo thang mãi theo đà thất bại trên chiến trường.
Chẳng phải họ muốn “muốn Nga thua từ từ, chảy máu đến chết” đâu, mà nền pháp luật dân chủ của họ nó vậy, họ làm cái gì cũng phải nắn nót, so đo còn chán, dù là đã làm thì làm đến cùng, làm ngay, làm rất nhanh. Tuy nhiên ở đây còn có một số ý nữa:
- Phương Tây luôn luôn tỉnh táo nhìn Ukraine là một quốc gia Liên Xô cũ, lại trong quá khứ, thậm chí ngay gần đây có những giai đoạn có giới cầm quyền thân Nga và chắc chắn sẽ e ngại rằng, Ukraine lúc nào cũng sẵn sàng quay lại con đường đó. Điều này còn liên quan đến chính trường Ukraine, độ vững chắc của Chính phủ Zelensky nữa. Thế nhỡ may ở Ukraine có đảo chính và “thằng” Chính phủ mới nó hàng Nga thì bỏ mẹ.
- Tây họ nghiên cứu Nga rất kỹ, họ biết là Nga có những đặc điểm rất lịch sử, khó khăn thì vùng lên đánh rất kinh nhưng cũng sẵn sàng sụm bánh chè bất cứ lúc nào, ví dụ như vụ Cách mạng tháng Hai 1917 nổ ra sau đó là Cách mạng tháng Mười, họ rút khỏi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, chịu thua luôn. Trong lý thuyết này, họ (phương Tây) muốn bơm vũ khí vừa phải, tới tầm, đến đâu đó đủ cho người Ukraine thắng thì thôi.
- Phương Tây có muốn duy trì một nước Nga PHẢI CÓ PUTIN hay không? Không nhất thiết. Theo quan điểm của một số chuyên gia an ninh toàn cầu phương Tây, kinh nghiệm Liên Xô 1991 đã cho thấy việc một thực thể là nước Nga tiếp quản di sản của Liên Xô trong đó có kho vũ khí hạt nhân, không phải là phương án tốt. Vì thế trong trường hợp nước Nga của thế kỷ XXI tan rã tiếp, khi đó sẽ cần Hoa Kỳ và NATO để giúp quản lý và giải quyết đống vũ khí hạt nhân đó. Hoa Kỳ và NATO cần sẵn sàng cho nhiệm vụ này.
Vì vậy đến đây, cho phép tui làm cú nhảy tàu, à liều mạng đoán mò thêm phát nữa. Tui ngờ rằng sẽ có một sự kiện bất ngờ xảy ra làm chúng ta chóang váng: đùng cái ở Nga có chính biến, đảo chính, cách mạng... cái gì cũng được và đùng cái rút ráo hết cả quân đội về chỉ sau một đêm.
Vì vậy, ngay cả những phương án đàm phán đòi đất đai cứ nói ra nói vào ấy, có khi Ukraine và Tây họ nói cho vui thôi, chứ thật ra họ quá rõ lịch sử Nga. Với Nga có thể chỉ cần đẩy sự kiện tới tầm là có diễn biến long trời lở đất ngay. Khi đó biên giới Ukraine với Nga sẽ là đường biên giới 1991 mà chẳng cần bàn với đàm gì hết.
PHÚC LAI 06.02.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.