Bài đăng : Chủ nhật 02 Tháng Mười Hai 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 02 Tháng Mười Hai 2012
Bắc Kinh
hôm nay 02/12/2012 đã bày tỏ mối quan ngại trước việc Bình Nhưỡng loan
báo sẽ phóng hỏa tiễn vào giữa tháng 12. Đây sẽ là lần thứ hai Bắc Triều
Tiên cho phóng tên lửa trong năm, làm tăng thêm căng thẳng trong khu
vực.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết : « Chúng tôi
bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước thông báo của Bắc Triều Tiên là sẽ
phóng vệ tinh, và ghi nhận phản ứng của các nước khác hiện nay. Bắc
Triều Tiên có quyền sử dụng không gian vào mục đích hòa bình, nhưng
quyền này bị giới hạn bởi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc ».
Cũng theo thông cáo trên, thì « Trung Quốc hy vọng mỗi bên nỗ lực thêm một chút, vì lợi ích của hòa bình và ổn định tại bán đảo. Hy vọng các bên xử sự một cách bình tĩnh để tránh leo thang ».
Quyết định lại phóng hỏa tiễn để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo đã được hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan báo hôm qua, sau cuộc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un và một đoàn đại biểu của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bình Nhưỡng. Theo KCNA, một vệ tinh quan sát sẽ được phóng lên vào khoảng ngày 10 đến 22/12, sau vụ phóng tên lửa thất bại vào tháng Tư.
Hàn Quốc đã phản ứng ngay lập tức bằng cách tố cáo Bắc Triều Tiên « khiêu khích », vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an năm 2006 và 2009, cấm Bình Nhưỡng tiến hành mọi hoạt động liên quan đến nguyên tử hay hỏa tiễn đạn đạo.
Tương tự, Washington cho rằng đây là một « sự khiêu khích nghiêm trọng » và nhắc nhở « việc Bắc Triều Tiên sử dụng kỹ thuật hỏa tiễn đạn đạo là trực tiếp vi phạm các nghị quyết Hội đồng Bảo an ».
Về phía Tokyo đã quyết định hoãn lại cuộc họp với Bình Nhưỡng dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12 tại Bắc Kinh. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihido Noda tuyên bố nếu Bình Nhưỡng phóng tên lửa thì « cộng đồng quốc tế trong đó có Nhật Bản phải đáp trả một cách nghiêm khắc ».
Xin nhắc lại, hồi tháng Tư Bắc Triều Tiên đã thất bại trong việc phóng hỏa tiễn Unha-3, mà theo Bình Nhưỡng là để đưa một vệ tinh dân sự vào không gian. Nhưng Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ cho đây là việc thử nghiệm một loại tên lửa tầm xa 6.700 km dựa theo kiểu hỏa tiễn Taepodong-2, với mục tiêu hoàn chỉnh một hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử. Vụ thử nghiệm này đã chấm dứt các nỗ lực ngoại giao, trong đó Hoa Kỳ dự định viện trợ thực phẩm cho người dân Bắc Triều Tiên đang rất thiếu thốn.
Trung Quốc, đồng minh chủ yếu của chế độ Bình Nhưỡng, gần đây đã thỏa thuận đẩy nhanh việc triển khai các khu kinh tế dọc theo biên giới Trung - Triều.
Cũng theo thông cáo trên, thì « Trung Quốc hy vọng mỗi bên nỗ lực thêm một chút, vì lợi ích của hòa bình và ổn định tại bán đảo. Hy vọng các bên xử sự một cách bình tĩnh để tránh leo thang ».
Quyết định lại phóng hỏa tiễn để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo đã được hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan báo hôm qua, sau cuộc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un và một đoàn đại biểu của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bình Nhưỡng. Theo KCNA, một vệ tinh quan sát sẽ được phóng lên vào khoảng ngày 10 đến 22/12, sau vụ phóng tên lửa thất bại vào tháng Tư.
Hàn Quốc đã phản ứng ngay lập tức bằng cách tố cáo Bắc Triều Tiên « khiêu khích », vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an năm 2006 và 2009, cấm Bình Nhưỡng tiến hành mọi hoạt động liên quan đến nguyên tử hay hỏa tiễn đạn đạo.
Tương tự, Washington cho rằng đây là một « sự khiêu khích nghiêm trọng » và nhắc nhở « việc Bắc Triều Tiên sử dụng kỹ thuật hỏa tiễn đạn đạo là trực tiếp vi phạm các nghị quyết Hội đồng Bảo an ».
Về phía Tokyo đã quyết định hoãn lại cuộc họp với Bình Nhưỡng dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12 tại Bắc Kinh. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihido Noda tuyên bố nếu Bình Nhưỡng phóng tên lửa thì « cộng đồng quốc tế trong đó có Nhật Bản phải đáp trả một cách nghiêm khắc ».
Xin nhắc lại, hồi tháng Tư Bắc Triều Tiên đã thất bại trong việc phóng hỏa tiễn Unha-3, mà theo Bình Nhưỡng là để đưa một vệ tinh dân sự vào không gian. Nhưng Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ cho đây là việc thử nghiệm một loại tên lửa tầm xa 6.700 km dựa theo kiểu hỏa tiễn Taepodong-2, với mục tiêu hoàn chỉnh một hỏa tiễn đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử. Vụ thử nghiệm này đã chấm dứt các nỗ lực ngoại giao, trong đó Hoa Kỳ dự định viện trợ thực phẩm cho người dân Bắc Triều Tiên đang rất thiếu thốn.
Trung Quốc, đồng minh chủ yếu của chế độ Bình Nhưỡng, gần đây đã thỏa thuận đẩy nhanh việc triển khai các khu kinh tế dọc theo biên giới Trung - Triều.
- Trung Quốc cái miệng thì nói là quan ngại sâu sắc Triều Tiên phóng tên lửa nhưng sau lưng thì tuồn tiền bạc công nghệ giúp cho Bắc Hàn phóng thành công. Quân mất dạy!!!
RépondreSupprimerp/s: Ân nè Mi