Bài đăng : Thứ năm 13 Tháng Mười Hai 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 13 Tháng Mười Hai 2012
Hôm nay
13/12/2012, cựu Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva, đã chính thức
bị truy tố về tội sát nhân, vì trách nhiệm của ông trong cái chết của
một thường dân bị quân đội bắn hạ, trong phong trào biểu tình phản kháng
năm 2010. Hồ sơ này tiêu biểu cho sự chia rẽ về chính trị, luôn có cơ
nổ bùng lên tại vương quốc Thái.
Ông Abhisit Vejjajiva cùng bị truy tố với Phó Thủ tướng Suthep
Thaugsuban, cả hai trưa nay đã đến trình diện tại trụ sở Cục điều tra
đặc biệt (DSI) thuộc bộ Tư pháp Thái Lan. Thavorn Senniem, một nhân vật
thuộc đảng Dân chủ của hai cựu lãnh đạo trên cho biết, hai ông Abhisit
và Suthep đã bị chính thức truy tố, nhưng đều bác bỏ các cáo buộc.
Hai cựu Thủ tướng và Phó Thủ tướng là các lãnh đạo đầu tiên của thời đó bị liên can, trong lúc 24 lãnh tụ biểu tình sắp phải ra tòa ngày mai vì tội « khủng bố ». Người đứng đầu DSI Tarit Pengdith khẳng định, các lãnh tụ phe Áo Đỏ sẽ được trả tự do, cho dù tội danh khủng bố trên lý thuyết có thể lãnh án tử hình.
Vào mùa xuân năm 2010, hàng trăm ngàn người Áo Đỏ trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra hiện đang lưu vong, đã chiếm đóng khu trung tâm thủ đô Bangkok suốt hai tháng để đòi Thủ tướng Abhisit phải từ chức, cuối cùng họ đã bị quân đội giải tán.
Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử Thái Lan hiện đại đã làm cho khoảng 90 người chết và 1.900 người bị thương. Và vương quốc Thái đã bị chia rẽ sâu sắc, giữa phe ủng hộ ông Thaksin – bị đảo chính quân sự năm 2006, và những người coi ông này là mối nguy cho chế độ.
Đằng sau những cuộc biểu tình đông người trong những năm gần đây đã đánh đổ và dựng lên nhiều chính phủ, là sự đối đầu giữa đa số người dân nông thôn và người bình dân ở miền bắc và tây bắc ủng hộ ông Thaksin, với lớp người được ưu đãi ở thủ đô vốn căm ghét ông này.
Cựu Thủ tướng Abhisit khẳng định bản thân ông không có sai phạm gì. Ông nói với AFP : « Tôi nghĩ rằng nhiều người hiểu được những nỗ lực của tôi để tránh những thiệt hại. Vào lúc đó, nhiệm vụ của chính phủ là phải tái lập trật tự ». Ông Abhisit cũng cho biết, ông thà bị kết án còn hơn « thương lượng » với chính phủ - ám chỉ việc chính quyền hiện nay định thông qua luật ân xá để làm lợi cho ông Thaksin. Là anh ruột của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, ông Thaksin đang sống lưu vong tại Dubai để tránh né bản án hai năm tù cũng như bị truy tố vì tội khủng bố.
Theo nhà chính trị học Thitinan Pongsudhirak, hai phe còn đối đầu nhau trong hai vụ án, và đều sẵn sàng bôi xấu bên kia. Chuyên gia này cho rằng khó thể bỏ tù hai cựu lãnh đạo được giới thượng lưu ủng hộ, tuy nhiên, đây là một « tiến bộ ». Ông Thitinan nói : « Trên nguyên tắc, việc chính quyền trấn áp biểu tình thì không bị trừng phạt. Đây là lần đầu tiên mà các lãnh đạo bị quy trách nhiệm khi người biểu tình bị thiệt mạng ».
Các ông Abhisit và Suthep bị truy tố vì liên can đến cái chết của Phan Kamkong, tài xế taxi 43 tuổi, bị trúng đạn « từ vũ khí trang bị cho các quân nhân » vào tháng 5/2010, trong một thủ đô đang chìm vào hỗn loạn. Người ta không biết người lính nào đã bắn phát súng trên, nhưng tuần qua, ông Tarit nhấn mạnh là quân đội phải chấp hành mệnh lệnh của chính phủ nên không bị quy trách nhiệm.
Hai cựu Thủ tướng và Phó Thủ tướng là các lãnh đạo đầu tiên của thời đó bị liên can, trong lúc 24 lãnh tụ biểu tình sắp phải ra tòa ngày mai vì tội « khủng bố ». Người đứng đầu DSI Tarit Pengdith khẳng định, các lãnh tụ phe Áo Đỏ sẽ được trả tự do, cho dù tội danh khủng bố trên lý thuyết có thể lãnh án tử hình.
Vào mùa xuân năm 2010, hàng trăm ngàn người Áo Đỏ trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra hiện đang lưu vong, đã chiếm đóng khu trung tâm thủ đô Bangkok suốt hai tháng để đòi Thủ tướng Abhisit phải từ chức, cuối cùng họ đã bị quân đội giải tán.
Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử Thái Lan hiện đại đã làm cho khoảng 90 người chết và 1.900 người bị thương. Và vương quốc Thái đã bị chia rẽ sâu sắc, giữa phe ủng hộ ông Thaksin – bị đảo chính quân sự năm 2006, và những người coi ông này là mối nguy cho chế độ.
Đằng sau những cuộc biểu tình đông người trong những năm gần đây đã đánh đổ và dựng lên nhiều chính phủ, là sự đối đầu giữa đa số người dân nông thôn và người bình dân ở miền bắc và tây bắc ủng hộ ông Thaksin, với lớp người được ưu đãi ở thủ đô vốn căm ghét ông này.
Cựu Thủ tướng Abhisit khẳng định bản thân ông không có sai phạm gì. Ông nói với AFP : « Tôi nghĩ rằng nhiều người hiểu được những nỗ lực của tôi để tránh những thiệt hại. Vào lúc đó, nhiệm vụ của chính phủ là phải tái lập trật tự ». Ông Abhisit cũng cho biết, ông thà bị kết án còn hơn « thương lượng » với chính phủ - ám chỉ việc chính quyền hiện nay định thông qua luật ân xá để làm lợi cho ông Thaksin. Là anh ruột của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, ông Thaksin đang sống lưu vong tại Dubai để tránh né bản án hai năm tù cũng như bị truy tố vì tội khủng bố.
Theo nhà chính trị học Thitinan Pongsudhirak, hai phe còn đối đầu nhau trong hai vụ án, và đều sẵn sàng bôi xấu bên kia. Chuyên gia này cho rằng khó thể bỏ tù hai cựu lãnh đạo được giới thượng lưu ủng hộ, tuy nhiên, đây là một « tiến bộ ». Ông Thitinan nói : « Trên nguyên tắc, việc chính quyền trấn áp biểu tình thì không bị trừng phạt. Đây là lần đầu tiên mà các lãnh đạo bị quy trách nhiệm khi người biểu tình bị thiệt mạng ».
Các ông Abhisit và Suthep bị truy tố vì liên can đến cái chết của Phan Kamkong, tài xế taxi 43 tuổi, bị trúng đạn « từ vũ khí trang bị cho các quân nhân » vào tháng 5/2010, trong một thủ đô đang chìm vào hỗn loạn. Người ta không biết người lính nào đã bắn phát súng trên, nhưng tuần qua, ông Tarit nhấn mạnh là quân đội phải chấp hành mệnh lệnh của chính phủ nên không bị quy trách nhiệm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.