Bài đăng : Thứ năm 27 Tháng Mười Hai 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 27 Tháng Mười Hai 2012
Ngân
hàng lớn nhất nước Nhật là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) đã mua
lại 20% ngân hàng nhà nước Vietinbank của Việt Nam. Tin này được cả hai
đối tác cùng loan báo hôm nay 27/12/2012. Theo AFP, đây là giao dịch
quan trọng nhất trong lãnh vực ngân hàng đang gặp khủng hoảng của Việt
Nam.
Số tiền chuyển nhượng 743 triệu đô la chủ yếu nhằm « hỗ trợ cho
các công ty Nhật làm ăn ở Việt Nam », trong bối cảnh đầu tư của Nhật
Bản trong những năm gần đây đã tăng lên, và khai thác thị trường Đông
Nam Á – theo như tuyên bố của ông Nobuyuki Hirano, chủ tịch ngân hàng
khổng lồ của Nhật.
Về phía Vietinbank, tức Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, trong đó Ngân hàng Nhà nước vẫn là cổ đông chính, đã đánh giá, đây là « hoạt động mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng Việt Nam (…) củng cố tiềm lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn dài hạn, nâng cao hình ảnh với sự hỗ trợ từ kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu của BTMU ».
Chuyên gia Lê Thẩm Dương, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận định : « Đây là đầu tư quan trọng nhất của một đối tác nước ngoài trong lãnh vực ngân hàng tại Việt Nam ».
Trước đó vào tháng 9/2011, một ngân hàng khác của Nhật là Mizuho Financial Group Inc. đã mua lại 15% cổ phần của Vietcombank, ngân hàng lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán tính theo giá trị cổ phiếu, với giá gần 570 triệu đô la.
Vietinbank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện là ngân hàng lớn thứ hai tại Việt Nam tính theo tổng tài sản và mạng lưới chi nhánh. Còn BTMU là ngân hàng có thị phần lớn nhất ở Nhật Bản với hơn 40 triệu tài khoản khách hàng cá nhân, và là ngân hàng chính của tập đoàn Nhật MUFG, một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có mặt ở 40 quốc gia.
Sau khi tự do hóa khu vực ngân hàng một cách vội vã và vô tổ chức trong một thập kỷ, hiện nay Việt Nam có 42 ngân hàng công và tư, trong đó có nhiều ngân hàng đang phải gánh những món nợ xấu.
Năm ngoái, chính phủ đã tiến hành cơ cấu lại lãnh vực này, chủ yếu là cho sáp nhập các ngân hàng. Các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết đưa thêm vào các đối tác ngoại quốc. Nhưng việc cải cách hệ thống ngân hàng - gần đây bị tác động bởi một xì-căng-đan liên quan đến các cáo buộc gian lận đối với các nhà tài phiệt ngân hàng hàng đầu - chưa bao giờ thực sự được tiến hành.
Hồi tháng 9, cơ quan thẩm định tài chính Moody’s đã nhấn mạnh sự yếu kém của lãnh vực ngân hàng Việt Nam, và nêu ra nguy cơ là chính phủ phải tái cấp vốn cho các ngân hàng.
Về phía Vietinbank, tức Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, trong đó Ngân hàng Nhà nước vẫn là cổ đông chính, đã đánh giá, đây là « hoạt động mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng Việt Nam (…) củng cố tiềm lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn dài hạn, nâng cao hình ảnh với sự hỗ trợ từ kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu của BTMU ».
Chuyên gia Lê Thẩm Dương, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận định : « Đây là đầu tư quan trọng nhất của một đối tác nước ngoài trong lãnh vực ngân hàng tại Việt Nam ».
Trước đó vào tháng 9/2011, một ngân hàng khác của Nhật là Mizuho Financial Group Inc. đã mua lại 15% cổ phần của Vietcombank, ngân hàng lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán tính theo giá trị cổ phiếu, với giá gần 570 triệu đô la.
Vietinbank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện là ngân hàng lớn thứ hai tại Việt Nam tính theo tổng tài sản và mạng lưới chi nhánh. Còn BTMU là ngân hàng có thị phần lớn nhất ở Nhật Bản với hơn 40 triệu tài khoản khách hàng cá nhân, và là ngân hàng chính của tập đoàn Nhật MUFG, một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có mặt ở 40 quốc gia.
Sau khi tự do hóa khu vực ngân hàng một cách vội vã và vô tổ chức trong một thập kỷ, hiện nay Việt Nam có 42 ngân hàng công và tư, trong đó có nhiều ngân hàng đang phải gánh những món nợ xấu.
Năm ngoái, chính phủ đã tiến hành cơ cấu lại lãnh vực này, chủ yếu là cho sáp nhập các ngân hàng. Các chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết đưa thêm vào các đối tác ngoại quốc. Nhưng việc cải cách hệ thống ngân hàng - gần đây bị tác động bởi một xì-căng-đan liên quan đến các cáo buộc gian lận đối với các nhà tài phiệt ngân hàng hàng đầu - chưa bao giờ thực sự được tiến hành.
Hồi tháng 9, cơ quan thẩm định tài chính Moody’s đã nhấn mạnh sự yếu kém của lãnh vực ngân hàng Việt Nam, và nêu ra nguy cơ là chính phủ phải tái cấp vốn cho các ngân hàng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.