Câu lạc bộ bóng đá No U (Ảnh: Reuters/Nguyễn Lân Thắng) |
(Global Times
25/12/2012 lúc 09 giờ 05) Có bài viết nói rằng những người Việt Nam chống Trung Quốc, mà những
cuộc biểu tình đã nhiều lần bị công an giải tán, đã tìm ra một cách thức mới để
bày tỏ sự phẫn nộ. Một câu lạc bộ bóng đá mang tên « No U FC » với
khoảng 100 thành viên, đã tạo cho họ cơ hội gặp gỡ nhau thường xuyên và hô lên
những khẩu hiệu như « Đả đảo Trung Quốc xâm lược ».
Cư dân mạng Trung Quốc thấy thú vị trước dạng tự do ngôn
luận mới này. Một người nói vui : « Ít
nhất là họ đã tìm ra được chính xác điểm yếu của Trung Quốc : bóng
đá ».
Nhiều nhà quan sát nhấn mạnh rằng những người
biểu tình chống Trung Quốc thực ra muốn nhân đó tuôn ra những bất đồng với Nhà
nước, và những lời lên án của họ còn đi xa hơn « chính sách đối ngoại nhu
nhược » của chính quyền, nhắm vào một loạt những vấn đề nhạy cảm trong
nước. Tuy vậy cần nhận
thấy rằng cách thức xử lý các tranh chấp lãnh thổ của Hà Nội đã khiến cho tâm
lý cực đoan bắt rễ nơi một số người Việt.
Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có quy mô lớn của
người Việt Nam vào mùa hè năm ngoái, các nhà phân tích chỉ rõ là Hà Nội phải
giải thích cho công chúng rằng, ngoại giao không phải là một chuyện hắc bạch
phân minh, và cần phải cân bằng giữa nhu cầu ngoại giao và sự phản kháng của dư
luận trong nước. Thế nhưng Hà Nội đã đi quá xa trong vấn đề Nam Hải, và bị rơi
vào một cái vòng lẩn quẩn khi duy trì tâm lý dân tộc chủ nghĩa.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 09/12/2012. |
Trong vòng hai năm qua, Việt Nam liên tục khiêu khích trên
hồ sơ Nam Hải, kể cả việc cho máy bay tuần tiễu bay qua không phận quần đảo Nam
Sa của Trung Quốc, và tìm cách biến ASEAN thành một diễn đàn nhằm quốc tế hóa
một vấn đề mang tính chất song phương. Thái độ không nhân nhượng của Hà Nội,
cộng với sự xúi giục của các phương tiện truyền thông, đã đánh lạc hướng công
chúng khiến họ nghĩ rằng Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc, và bù đắp lại
các lợi ích của nước khổng lồ này bằng sức mạnh của chính mình.
Hà Nội đã ở trong cái thế khó xử là vừa phải xoa dịu tâm lý
của dân chúng, vừa không làm phương hại đến quan hệ với Trung Quốc. Vào đầu năm
2011, Việt Nam đã gởi đặc phái viên đến Bắc Kinh để cải thiện quan hệ và bày tỏ
sự lạc quan trong việc giải quyết song phương các hồ sơ, trong đó có vấn đề tranh
chấp ở Nam Hải. Những nỗ lực này đã bị một số người Việt đả kích dữ dội như là
« những bước lùi », và được sử dụng bởi một số nhóm chống chính phủ
trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.
Đã có những lo ngại là tâm lý dân tộc chủ nghĩa có thể thúc
đẩy chính quyền có thái độ cứng rắn hơn, trong các hoạt động trên biển và trong
thương lượng. Hà Nội cần xử lý đúng đắn xu hướng dân tộc chủ nghĩa ngay trong
nội bộ mình. Nếu không, chính quyền Việt Nam có thể nhận ra rằng áp lực khổng
lồ trong nước sẽ trở thành một nguy cơ nhãn tiền, còn nguy hiểm hơn là xung đột
với Trung Quốc.
Bài viết liên quan:
bọn tầu dã và đang xâm lược VN. tại sao người việt không căm thù,nhà đài hãy cẩn trọng thông tin.tôi nghe nhà đài nói đúng giọng tầu chắc nói thuê cho tầu.người VN không bị lừa đâu.
RépondreSupprimer1/ Mời bạn đọc lại bài trước để biết lý do. Vì dịch lại Global Times, tờ báo vốn hiếu chiến của TQ nên phải trung thành với giọng điệu bài báo, bạn ạ (và đoạn in chữ màu xanh nhằm chụp mũ người biểu tình). 2/Đây là blog cá nhân của TM chứ không phải là tiếng nói chính thức của đài RFI, bạn đừng lẫn lộn nhé. Nhân tiện xin gởi lời chúc mừng năm mới đến bạn, thân ái.
SupprimerTrước khi bình thì nên đọc cho kỹ hơn 1 chút, bỏ bớt cái tánh hấp tấp đi.
RépondreSupprimerChuc TM nam moi AN KHANG HANH PHUC
RépondreSupprimerCám ơn bạn nhiều lắm! Thân ái chúc bạn và gia đình nhiều may mắn trong năm mới.
Supprimer