jeudi 12 septembre 2024

Hà Phan – Đau thương này vì đâu ?


Xót xa nhìn những quan tài xếp hàng dài ở Làng Nủ sau vụ lũ quét kinh hoàng cướp đi mấy chục mạng người. Thảng thốt thấy ánh mắt đau đớn của những người đàn ông, phụ nữ, con thơ bỗng chốc mất cả gia đình, không còn bố mẹ. Đau lòng biết con số đồng bào bị nước cuốn đi, bão vùi mất đã vươt quá con số 300...

Có ai thấy lỗi của mình trong đó?

Có lẽ phần lớn sẽ đổ tại thiên nhiên, ở đâu đó người ta phá rừng chặt cây, làm thủy điện vô tội vạ hay quản lý điều hành kém! Không phủ nhận những thứ ấy góp phần lớn cho thảm họa đang diễn ra và tương lai không ai đảm bảo chẳng còn khủng khiếp hơn.

Hoàng Linh - Năm năm đọa đày


- « Năm năm rồi không gặp từ khi em lấy chồng, Anh dặm trường mê mãi đời chia hai nhánh sông » (Bài hát Chuyện tình buồn).

- Năm năm qua, người Việt chưa bao giờ khốn khó đến như vậy: 2020- 2021 đại dịch, 2023-2024 đại hạn hán, 2024 thiên tử băng hà, đại hồng thủy...

Và đại tham nhũng mới đáng sợ. Chúng xuất hiện khắp nơi, cắt chỗ này nó mọc chỗ nọ như cái đầu Phạm Nhan, Trùm Cuối vẫn sống khỏe như thách thức tất cả.

Dương Quốc Chính - Một số vấn đề về cứu trợ, cứu hộ

Theo quan sát của mình cả trên Facebook và thực tế trải nghiệm, thì có vẻ như ở các nơi đều không có một cơ quan nào làm tổng chỉ huy việc cứu trợ, cứu hộ (hai việc khác nhau).

Dường như bây giờ hầu hết là tự phát, dân tự cứu dân là phổ biến. Lực lượng vũ trang chắc cũng đã cố gắng, nhưng bên nào thì biết bên ấy thôi chứ không có sự chỉ đạo thống nhất.

Vì thế dẫn đến thông tin rất nhiễu loạn, chủ yếu lấy từ nguồn Facebook, không thể kiểm chứng. Thông tin có thể cũng không sai, nhưng sai về thời điểm thì cũng vứt đi. Vì lũ lụt này nước lên xuống từng giờ. Hàng cứu trợ sau 5 phút có khi cũng đã khác.

Lưu Trọng Văn - Sẽ là tội ác nếu bỏ qua các cảnh báo

Có 25 tỉnh, thành đã được lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá ở tỉ lệ 1:50.000.

Đó là : Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.

Báo Thanh Niên đưa thông tin mới nhất:

Mai Bá Kiếm - Người Việt chưa được dạy kỹ năng sinh tồn

Tính đến 22 giờ tối qua, đã có 181 người chết và 145 người mất tích do bão, lụt, lở đất!

Không biết trong lòng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có hối tiếc hay không? Vì ngày 05/09, ông chỉ đạo: Phòng chống bão với tinh thần không có hối tiếc". Riêng, tôi "vô cùng thương tiếc và đáng tiếc cho người dân đã không được dạy kỹ năng sinh tồn!

Clip quay trước chùa Quế Lâm, Phú Thọ, người đàn ông chèo ghe đưa con cún sang chùa. Con chó không lên ghe nơi xuất phát, giữa dòng mới trèo lên làm lật ghe, người đàn ông không biết lội chết chìm, chó lội vô chùa tỉnh queo. Không biết lội, không mặc áo phao hy sinh cho cún yêu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.09.2024

 


mercredi 11 septembre 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 11/09/2024

 

Thú thật với quý vị, tình hình bão lũ thiệt hại về người và của nhiều quá, cũng chẳng còn tâm trạng nào để reiview chiến sự.

Thế nhưng có hai tin: Mỹ (có thể sẽ) cho phép Ukraine sử dụng ATACMS bắn vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, và Nga tổ chức phản công ở Kursk. Cả hai đều quan trọng quá, không viết không được.

1. Về tin đầu

Từ trước đến nay tôi vẫn cho rằng đây là bước cuối cùng mà Nhà Trắng sẽ cho phép Ukraine thực hiện. Và đây cũng là điều cuối cùng có tính “yêu sách” mà Zelenskyy yêu cầu ở người Mỹ. Với chính sách của chính quyền Biden, tôi kiên trì nhận xét rằng đây sẽ là một quyết định rất khó.

Nguyễn Đình Bổn - Thiên tai ở miền Bắc


Bão Yagi và ngay tiếp sau là lũ lụt đã giáng một cú đánh cực mạnh vào miền Bắc Việt Nam, lộ rõ những yếu kém về phòng tránh và cứu hộ thiên tai tại khu vực này.

Vấn đề địa lý cũng góp phần làm sự thiệt hại tăng cao. Nếu cường độ đó Yagi vào miền Trung (từ đèo Hải Vân vào), thậm chí vào miền Nam thì tác hại cũng nhỏ hơn.

Miền Trung hệ thống sông ngắn, không liên quan đến Trung Quốc, núi cao và độ dốc lớn, lũ sẽ không lan rộng ở diện tích lớn và sẽ mau chóng rút ra biển.

Bùi Chí Vinh - Kiếp nạn của Chúa và người


Nước sp ngp nhà th

Chúa cũng đi t nn

Tri vn mưa và mưa

Người nhìn người ngao ngán

Ai đáng b tri giáng

Trong cơn hng thy này

Khi lòng dân nhiu lon

Vì dp dn thiên tai

Nguyễn Đức Hạnh – Cây xanh thời xã hội chủ nghĩa và thực dân đế quốc

Một vòng qua những phố xưa

Xem "tàn dư Pháp" bây giờ ra sao?

Chiều qua tranh thủ trời ngớt mưa, tôi quyết định đi một vòng qua những con phố chính mà thời Pháp thuộc họ đã trồng cây, để xem hậu quả của cơn bão Yagi nó thế nào. Qua quan sát thực tế tận nơi, thì xin báo cáo với bà con thế này:

1- Vòng quanh hồ Hoàn Kiếm & tượng đài Lý Thái Tổ:

Thái Hạo - Cứu nạn cần chuyên nghiệp


Trong lúc nguy cấp càng phải bình tĩnh. Quan sát và theo dõi thông tin lũ lụt kinh hoàng những ngày qua từ nhiều kênh, tôi có thêm mấy suy nghĩ sau.

1. Đi cứu trợ cứu nạn trong thiên tai lũ lụt, không phải cứ biết bơi hoặc mặc áo phao là an toàn. Bơi giỏi và có áo phao trên người nhưng bị lũ lớn cuốn đi vẫn thiệt mạng như thường.

Chỉ cần một cú va đầu vào đá hoặc bị kẹt chân kẹt tay trong dòng lũ là nguy hiểm đến tính mạng. Nước lớn cuồn cuộn, liên tục ập vào mặt vào mũi thì áo phao không nghĩa lý gì.

Bông Lau - Cọp không nhớ rừng

 

Liên Bang Nga tấn công Ukraine vào tháng Hai năm 2022. Sáu tháng sau, tháng Chín năm 2022 xạ thủ có mặt ở đó khoảng hai tuần.

Tấm hình này chụp đúng hai năm, và đã có hàng trăm ngàn người đã nằm xuống trong thời gian qua.

CNN vừa đăng tít lớn nói “Quân đội Ukraine đang bị Nga áp đảo về khí giới và quân số. Ukraine đang vật lộn với tình trạng xuống tinh thần và nạn đào ngũ”. Cũng dễ hiểu thôi vì sức người có hạng và ai cũng mỏi mệt sau hai năm rưỡi đắm chìm trong chiến trận. Cũng một phần vì Hoa Kỳ và đồng minh rụt rè chập chờn trong vấn đề quân viện.

Lê Nguyễn - Sư Minh Đạo, hay bi kịch của người cô thế


Tin về chuyện giải thể nơi từng nhiều năm nuôi dưỡng những trẻ em bất hạnh ở Tu viện Minh Đạo, như gáo nước lạnh dội vào trái tim nhiệt huyết của mọi người. Nó ghi thêm một điều trái khoáy nữa trong cái xã hội vốn đầy rẫy những nghịch lý này.

Ai từng nghe qua lời tâm sự ngắn ngủi, nhưng thật buồn của thầy Minh Đạo khi loan tin đóng cửa tu viện và từ giã những đứa con mà ông thương yêu và đùm bọc trong nhiều năm trời sẽ khó mà kềm được cảm xúc.

Nhất là khi ông chân thành nói rằng ông tìm thấy hình ảnh của chính mình khi xưa trong từng phận đời bất hạnh mà ông nuôi dưỡng! Sẽ có bao nhiêu người không cầm được nước mắt vì những lời chân tình đó?

Ngọc Vinh - Diễn như thần


Mới xem tấm ảnh thật xúc động vì tưởng thiệt, nhưng khi xem hết clip của hai vợ chồng này mới thấy họ diễn còn hay hơn diễn viên xịn.

Có cameramen theo sau quay cận cảnh toàn cảnh luôn.

Nước ngập không sâu, anh chồng chỉ việc bế con lội về nhà rồi vợ theo sau chớ cần gì phải ôm con leo vô thau rồi nhăn nhó khóc lóc, cố nặn ra cái mặt mày rất chi là đau khổ.

Thái Hạo - Bão lũ và sạt lở

Lũ lụt là một thảm họa, nhưng sạt lở đất có khi còn kinh hoàng hơn. Nguyên nhân thì sách vở báo chí nói nhiều rồi, tôi chỉ muốn chia sẻ quan sát của cá nhân.

Theo tôi, sạt lở (nặng hơn nữa là lũ bùn, đất chảy), nguyên nhân chính là do núi đồi bị mất chân. Đối với loại núi đất, đồi đất, thì chân của chúng là tối quan trọng. Trải qua hàng triệu năm, những núi đồi ấy đã ổn định hình dáng và cấu trúc, mưa lũ cũng không làm chúng bị lở/ vỡ ra được. Mất chân, mất đi thế đứng vững chãi, những khối đất bên trên trở thành cheo leo, có thể bị sụt và đổ ập xuống bất cứ lúc nào.

Việc làm đường, xây dựng nhà cửa hay các công trình khác trên các vùng địa hình rừng núi, thường sẽ chặt đứt chân núi đồi, khiến chúng từ chỗ đang thoải dáng trở thành dựng đứng. Một quả bom treo lơ lửng trên đầu.

Văn Công Hùng - Ám ảnh nỗi đau làng Nủ


Buồn quá, chả thiết viết lách gì, đến mức Ủy ban Kiểm tra Trung ương lên tiếng mà cũng chả thèm đọc (mấy anh được gọi tên ngày này may phết, ít người quan tâm).

Đến giờ bộ đội đã vào làng Nủ, nhưng lại phải tạm dừng vì có hiện tượng lở núi tiếp. Xe không tới nơi được, bộ đội... chạy bộ.

Nhìn anh em chạy cho kịp vào hiện trường mà trào nước mắt. Đi dép rọ, có người chạy chân không.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 11.09.2024


1. "Lực lượng cứu hộ vẫn chưa tiếp cận được thôn Làng Nủ"- và, "Trên đường vào hiện trường lũ quét vùi lấp hoàn toàn thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, phóng viên Thanh Niên ghi nhận thêm một vụ sạt lở đất tại xã Yên Sơn, khiến 1 người chết, 2 người mất tích".

Trong khi đó, "Rốn lũ Hà Nội lại chìm trong biển nước". Nước sông Hồng đã vượt báo động 2. Và đây: "Hải Dương phát lệnh báo động III trên sông Thái Bình". Tối qua thì: "Hơn 500 người xuyên đêm cứu đê sông Lô, chưa vá được đoạn vỡ"- Tin lúc 7h51 sáng nay ạ. "Chiều dài đoạn đê vỡ khoảng trên 10m. Hiện tại, mực nước trong và ngoài đê đã cân bằng nhau, ước tính diện tích bị nhấn chìm trong nước khoảng hơn 20 ha, hiện không có thiệt hại về người".

Vẫn bão lũ ạ: "Mất điện, hàng chục bác sĩ đứng soi đèn cho ca mổ đẻ trong mưa lũ". Là đèn từ điện thoại và đèn soi tai mũi họng ạ. Ở Bệnh viện Đa khoa Phương Bắc (tỉnh Tuyên Quang).

Lưu Trọng Văn - Làng Nủ, cái chết và bài học đắt giá

Liệu có cách gì dân làng Nủ, Lào Cai có thể tránh được mất mát tang thương: 18 người chết,17 người bị thương, 70 người mất tích ?

Báo Lào Cai điện tử đưa tin: Từ đêm mùng 07.09 đến suốt ngày đêm 09.09 vùng Lào Cai trong đó có huyện Bảo Yên mưa to và rất to.

Có nghĩa là với những cơn mưa như thế này, dù là hoàn lưu bão số 3 khủng khiếp hay không thì bất cứ người dân vùng núi bên suối, sông đều biết lũ sẽ về và lũ quét, lũ ống xuất hiện là tất yếu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.09.2024


 

mardi 10 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Sự lựa chọn

Từ tối qua tới giờ, Facebook liên tục chia sẻ những lời kêu cứu của nhiều người dân tại Thái Nguyên. Dân ở đây đang chịu thảm cảnh nước lụt dâng cao, gần như phải leo lên mái nhà, dồn người lên tầng trên, và khẩn thiết kêu gọi cứu hộ bằng xuồng, ca nô...

Đọc tin tức các báo, lực lượng cứu hộ chủ yếu hiện nay từ công an và quân đội, nhưng không sao thực hiện xuể, buộc phải áp dụng sự lựa chọn.

Đó là ưu tiên ứng cứu những vùng bị ngập sâu, có người già, trẻ em...Và điều đó có nghĩa là sẽ có không ít dân chúng phải cố tự lực cầm cự đến mức tối đa có thể.