lundi 9 septembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Cả nước đồng ca đòi độc lập

Ông Vladimir Putin đã tấn công Ukraine, lấy cớ nước này đang muốn gia nhập Minh ước NATO. Giờ lại nghe nói ông đang nhòm ngó ba quốc gia bên bờ biển Baltic, nằm ở phía Tây nước Nga!

Một bài trên báo The Daily Beast của Anna Nemtsova ngày 30 tháng Tám, 2024, cho biết một số “blogger,” có cả các sĩ quan quân đội Nga và các ngôi sao truyền hình ở Nga, đã đề nghị đánh chiếm hòn đảo Gotland (thuộc Thụy Điển), dùng đó làm căn cứ đánh ba nước để thử coi khối NATO dám ngăn cản ông hay không! Ông Putin hành động không thể đoán trước được, vì không ai biết lòng tham của ông mạnh đến mức nào!

Ba quốc gia Estonia, Latvia và Lithuania đã tuyên bố độc lập khi đế quốc cộng sản Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Từ năm 2004 họ đã theo gương Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối NATO và Liên hiệp Âu châu, EU, từ năm 2011 bắt đầu dùng đồng euro làm tiền tệ.

Lê Xuân Nghĩa - Tại sao đội tuyển Quốc gia Nga lại vội vã trở về nước?


Tôi cho rằng lúc này, đội tuyển Quốc gia Nga đang rảnh rỗi nhất quả đất, vì đâu có phải bận bịu gì cho các giải đấu hay thi đấu quốc tế, khu vực đâu.

Họ đang cần đến mức khao khát để được đá và tìm kiếm mọi cơ hội cũng chỉ để được đá, mà có được đâu. Tức có nghĩa, họ không có áp lực về thời gian

Việc Việt Nam tổ chức các trận đấu giao hữu với đội tuyển Nga không đơn thuần là tạo điều kiện cọ sát, nâng cao kỹ thuật cho đội nhà. Mà tôi nghĩ nó nằm ở cấp cao hơn nữa mang ý nghĩa chính trị, nhằm giữ bộ mặt bóng đá của Nga trong tình trạng bị thế giới cô lập. 

Cù Mai Công - Dựng lại cây, cũng cần gọi tên người trồng lẫn kẻ phá


Mưa to gió lớn, bão bùng thì hậu quả đầu tiên là cây đổ. Đâu cũng vậy, kể cả những nước giàu có, trồng đúng kỹ thuật. Bão Yagi lại là bão lớn.

Thế nhưng ở ta, bên cạnh bão và vỉa hè đô thị chật hẹp, bị bó vỉa như siết cổ cây thì không thể phủ nhận chuyện ngay từ ban đầu việc trồng ẩu tả, dối trá, không “sâu rễ bền gốc” đã “góp sức” không nhỏ trong việc làm đổ mấy vạn cây. Riêng ở Hà Nội thống kê tới giờ (09-09-2024) là 25.000 cây.

Ai cũng xót xa, nhất là người Hà Nội. Dư luận bức xúc trước vô số hình ảnh cây bật gốc, lòi ra bầu đất còn nguyên bọc nhựa. Ai mua cây non về trồng đều biết: cây non được bó trong bầu nhựa cho chắc đất, chắc cây. Mua xong, các nhà vườn đều dặn tháo bầu nhựa trước khi trồng thì rễ mới ăn ra đất được.

Nguyễn Văn Ất - Bi kịch cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu qua sông Hồng (đoạn này gọi là sông Thao) nối huyện Tam Nông và thành phố Việt Trì, Phú Thọ bị sập lúc 10 giờ sáng nay, 09/09/2024.

Cầu Phong Châu, cầu Việt Trì, cầu Trung Hà bắc qua sông Hồng, sông Đà là các cây cầu lớn do Tổng Công ty Xây dựng cầu Thăng Long xây dựng, sau khi hoàn thành cây cầu lớn Thăng Long.

Từ kỹ thuật đến vật tư cho các cây cầu này được thừa hưởng rất nhiều các thành quả từ công trình cầu Thăng Long.

Nghiêm Sỹ Cường - Thiên tai một, nhân tai mười


Xem clip kinh hoàng khi dòng nước sông Hồng kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính số 6, 7 của cầu Phong Châu vào sáng nay (ngày 09/09), làm mình nhớ lại câu chuyện cách đây khoảng 6 tháng.

Dịp đó, đang vào mùa nước cạn. Khi di chuyển bằng phà, qua con sông Hồng, đoạn từ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội sang huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Trong lúc qua sông, mình bắt chuyện với bác lái phà vui tính, cởi mở, có tuổi nghề gần 40 năm, và được bác ấy chia sẻ nhiều thông tin đáng suy nghĩ.

Thái Hạo - Vì sao cầu Phong Châu sập ?


Cầu Phong Châu xây xong và đưa vào sử dụng năm 1995 với tải trọng 18 tấn. Từ đó đến nay cầu đã trải qua 3 lần sửa chữa.

Và kết quả kiểm định cầu qua các lần sửa chữa 2013, 2019 và 2023 đều là “không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu”. (Dẫn theo Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh)

Như vậy, thông tin đang lan truyền trên mạng, rằng do 2 chiếc xe tải có trọng tải 50 tấn cùng đi qua cầu trong khi cầu chỉ có tải trọng 18 tấn nên mới dẫn đến sập cầu, là không chính xác.

Nguyễn Viện - Hồ Hữu Thủ, người đi tìm chân tướng sự vật

NV : Một bạn già vừa ra đi, họa sĩ Hồ Hữu Thủ. Trước đây tôi đã từng viết về Hồ Hữu Thủ trên Saigon City Life. Bài viết này được ông Thủ đưa vào vựng tập trong sự nghiệp của mình.

Gần đây, tôi có thêm một bài viết nữa về ông đăng trên Việt Báo (Mỹ) và Văn Việt trong tháng 6/2024. Khi tôi gặp lại ông hồi tháng Sáu đó, đã thấy ông hom hem lắm. Và rồi điều phải đến đã đến. Tôi đăng lại bài viết này như một nén nhang cho ông. Mong ông an nghỉ.

HỒ HỮU THỦ, NGƯỜI ĐI TÌM CHÂN TƯỚNG SỰ VẬT

Trong một lần trò chuyện mới đây, sau nhiều năm không gặp, Hồ Hữu Thủ nói đại ý: “Tôi đã đọc được nơi một ông thày chùa rằng, từ ý tưởng này đến ý tưởng kia luôn có một khoảng hở. Tôi muốn kéo giãn cái khoảng hở ấy rộng ra, càng rộng càng tốt, vì đấy sẽ là nơi tôi an trú. Đấy cũng là nơi mà sự sáng tạo của tôi được định hình sự sống.”

Tuấn Khanh - Những lễ cầu nguyện đầu tiên cho các nạn nhân sau cơn bão Yagi


Thánh lễ Công giáo đầu tiên kêu gọi cùng hiệp thông cầu nguyện cho những nạn nhân chết và mất tích - không phân biệt là ai -  trong cơn bão số 3 (Yagi) do Linh mục Anton Maria Vũ Quốc Thịnh, Dòng Chúa Cứu Thế, vừa lên tiếng.

Cha viết trên trang Facebook : "Sáng mai (10-09) con dâng lễ cầu cho 54 người chết và mất tích trong cơn bão số 3. Xin mọi người hiệp ý nguyện với con."

Con số 54, Cha viết từ vài giờ trước lúc chưa có cập nhật. Đã có những tín hữu nhắn tin cho Cha biết về con số nạn nhân được liên tục thông báo.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 09.09.2024


1. Rất nhiều tin đau xót sau bão. "Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 5 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích"- Có tới mấy clip về cầu này lúc sập từ ô tô phía sau hoặc camera nhà dân. Nhà cháu xem mà hãi hùng.

"Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ: Cầu Phong Châu đã sửa 3 lần, gần nhất năm 2023". "Cử tri từng kiến nghị thay thế cầu Phong Châu từ 2022".

Nhưng chưa hết: "Lào Cai: Sạt lở vùi lấp 5 người trong một ngôi nhà, lũ sông Hồng tràn vào đường phố". Vẫn chưa hết: "Một xe khách bị vùi lấp cùng 20 người tại tỉnh Cao Bằng", vẫn chưa hết: "Sạt lở vùi lấp 2 xe ô tô ở Cao Bằng, 2 người tử vong"...

Lê Xuân Nghĩa - Vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Một sự thật hiển nhiên mà không cần phải tranh cãi là cây cầu này đã sập bởi lũ trên sông Hồng. Vấn đề đặt ra ở đây là nó bị sập vì nguyên nhân gì?

Trong báo cáo nhanh từ Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7) vào lúc 10 giờ sáng nay 09.09.

Tức là, theo đánh giá ban đầu thì cây cầu bị sập là do “lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu”. Không hề có nhận định sự cố liên quan đến tải trọng phương tiện qua cầu.

Trần Thanh Cảnh - Hậu Yagi

 

Tôi đã nói ngay lúc bão Yagi chuẩn bị đổ bộ vào đất liền miền Bắc: Hậu bão ở miền núi phía Bắc mới là vấn đề!

Bởi bản thân đã có nhiều năm sống ở vùng này, đã trải qua những mùa mưa rừng lũ núi khủng khiếp.

Tâm bão Yagi vào Quảng Ninh, Hải Phòng rồi lướt qua Hải Dương, Bắc Ninh tới Hà Nội, tan ở đó. Mây bay lên cao dồn hết lên núi Bắc, tây Bắc. Và trút mưa xuống. Thế là thảm họa...

Nguyễn Thông - Ai, ai, ai?

Chính phủ tử tế phải điều tra tận gốc làm rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ.

Phải nói thẳng là sập cầu chứ đừng giảm khinh giảm nhẹ như báo chí viết "sập hai nhịp cầu". Sập một nhịp cũng là sập cầu, đâu phải cứ sập cả thì mới bỏ chữ nhịp.

Đừng lôi bão số 3 vào vụ này, oan nó. Nó tội lỗi chất chồng rồi, trong đó có vụ làm đổ cây hoàng lan nhà tôi ở quê Phòng, do thày tôi trồng, gợi nhớ "dưới bóng hoàng lan" tôi còn chưa thèm bắt đền, đừng gán vụ sập cầu Phong Châu cho nó nữa.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.09.2024


 

Nguyễn Thông -Cơn bão đi qua (2)

 

Bão số 3 tan rồi nhưng nó để lại, đọng lại những điều khủng khiếp, trên đời thực và trong lòng người.

Rồi sau này những đứa trẻ bây giờ sẽ kể lại cho con cháu chúng nghe về trận bão năm Giáp Thìn 2024 từ ký ức khó phai nhạt. Những điều vui có thể dễ quên, chứ những bất hạnh, ghê gớm thì sâu đậm lắm.

Ông anh rể tôi, một nạn nhân cải cách ruộng đất, cứ mỗi lần anh em có dịp ngồi với nhau, anh ấy kể cha mình bị đấu tố và bắn thế nào, tôi có cảm giác từng giọt máu rơi lộp độp xuống bàn.

Bông Lau - Hạnh phúc

 

Những dòng hồi ký viết mấy tháng qua là nét chấm phá của một bức tranh muôn màu phức tạp, của một người đang góp phần chống khủng bố, kẻ thù của xã hội văn minh.

Từ những lăng kiếng ảm đạm miêu tả con chuột bị bịnh mà tác giả phải tự tay lau chùi làm vệ sinh, đến con chó hoang lang thang trong doanh trại, rồi những đêm không ngủ cô đơn buồn bực nhớ nhung đời sống thành phố và những người thân yêu nơi ấy.

Lăng kiếng màu hồng “vinh quang” và “hào hùng” của người viễn chinh là những chuyến bay đêm vào vùng được coi là nguy hiểm nhứt của Trung Đông.

Trương Thanh Liêm - Năm Thìn bão lụt

 

Bão lớn ở miền Bắc năm nay là đúng năm Giáp Thìn.

Hồi tôi còn nhỏ chút xíu học lớp một lớp hai trường làng ở Cần Giuộc, Long An. Cứ tối tối sau khi cả nhà thắp hết đèn dầu thì tôi với thằng em họ hay lên bộ ván ngựa ở giữa nhà ngói ba gian nghe ông nội đọc sách chữ Nho và kể chuyện đời xưa.

Lúc ấy có một thành ngữ "Năm Thìn bão lụt" hay được nhắc đi nhắc lại với sự cẩn trọng. Nhiều chuyện xoay quanh trận bão lụt đó.

Nguyễn Đình Bổn - Cũng khó hiểu!

 

Tôi vốn duy lý hơn duy tâm nên những cách đặt tên năm của âm lịch như Tý, Sửu, Dần, Mẹo... tôi chỉ coi là một cách đặt tên ngẫu hứng nào đó của các vị tạo ra loại lịch này.

Câu nói dân gian "năm Thìn bão lụt" là do Thìn tượng trưng cho rồng. Mà rồng theo văn hóa Trung Quốc (mà Việt Nam bị ảnh hưởng) là linh vật làm mưa tôi cũng không tin lắm.

Hoặc trong âm lịch, chu kỳ 60 năm được gọi là một hoa giáp, các chuyển động về thời tiết, mùa màng... lặp lại cũng khó chứng minh là đúng.

dimanche 8 septembre 2024

Phương Ngô - Hơn 200 bài báo để tấn công một doanh nghiệp

 

Báo Giao Thông thời tổng biên tập Nguyễn Bá Kiên đã “cố tình” tấn công hãng xe Thành Bưởi của ông Lê Đức Thành với hơn 200 bài viết. Đó là con số khủng khiếp cho một tờ báo như thể được lập nên chỉ để có sứ mệnh duy nhất là “triệt” Thành Bưởi bằng mọi giá.

Ngược lại, đối với hãng xe Phương Trang thì báo Giao Thông lại là đơn vị truyền thông PR cho hãng này rất tận tâm và mãnh liệt.

Và dĩ nhiên, ông Nguyễn Bá Kiên cũng đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trước khi rời ghế tổng biên tập Báo Giao Thông để về làm tổng biên tập cho tạp chí điện tử Viettimes. Sự việc đấy cũng là lý do khiến ông Lê Đức Thành ngã bệnh đến hôm nay thì qua đời.

Tuấn Khanh - Tiếng bấc, tiếng chì

 

Tôi là khách hàng nhiều năm của hãng xe Thành Bưởi.

Dù không đánh giá là phương tiện bậc nhất, nhưng thương hiệu này gắn liền chuyện người đàn ông đi bộ đội về, tập tành gian nan từ tài xế, thử vận với kinh doanh vận chuyển rồi thành đạt, đã chứng minh một sự khéo léo và hợp thời của tri thức logistics tự có của ông, khiến tôi cũng kinh ngạc. Điều mà cỡ các bậc chuyên gia sách vở cũng khó chu toàn ở một môi trường kinh doanh đầy biến động như Việt Nam.

Đời làm ăn của ông đầy may rủi, bởi có những đối thủ thần thế hơn, nên ông khó khăn hơn và chịu đựng hơn, mà lịch sử Việt Nam đương đại đã từng ghi lại những ví dụ, như Vua Lốp ở miền Bắc.

Điếu văn của con gái ông chủ hãng xe Thành Bưởi

 

Nguyễn Thông : Tôi chưa gặp ông chủ xe Thành Bưởi bao giờ, con gái ông (người viết bài dưới đây) lại càng không. Nhưng suốt mấy chục năm kể từ khi có xe Thành Bưởi, mỗi lần đi Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đà Lạt tôi đều đi xe Thành Bưởi. Luôn hài lòng.

Đọc bài người con gái viết về bố (ông Thành chủ hãng xe Thành Bưởi) vừa mất, tôi chợt hiểu rằng dù mình có viết trăm bài nghìn bài cũng không xúc động bằng lời của người con này. Xin chia sẻ về đây cho những người tốt, tử tế cùng đọc.

Con này mới thực con ngoan. Cô ấy sẽ nối tiếp được sự nghiệp của bố, của mẹ. Tin chắc cô ấy sẽ thành công, bởi trời không phụ lòng người như vậy.