lundi 16 octobre 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 16/10/2023

1. Ngày thứ 600 của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã bắt đầu

Avdiivka vẫn chịu áp lực tấn công mạnh của Nga. Chúng đã phát động một trong những cuộc tấn công lớn nhất trong nhiều tháng qua vào thị trấn Avdiivka phía tây thành phố Donetsk. Dù cường độ và cả tần suất của các đợt tấn công từ phía Nga chưa có dấu hiệu suy giảm, một chỉ huy hàng đầu của Ukraine báo cáo rằng cuộc tấn công của chúng dường như đang chững lại.

Tuy vậy, cuộc tấn công ở chiến trường miền Nam của Ukraine, dù đã có những nỗ lực nhằm đạt được tiến bộ ở khu vực này, vẫn đang gặp phải sự kháng cự khiến tiến trình vẫn đứng trước nhiều thách thức. Do vậy trong một số ngày vừa qua quân Ukraine ở miền nam tiến chậm, thậm chí có những ngày không tiến lên.

Đặng Sơn Duân - Trung Đông đang trong thời khắc định mệnh

Chỉ trong vòng 72 giờ, Ngoại trưởng Antony Blinken tiến hành một sứ mệnh ngoại giao gió lốc ở Trung Đông. Ông đến Israel, Bờ Tây, Jordan, Ả Rập Xê Út, UAE, quay lại Ả Rập Xê Út, sang Ai Cập, quay lại Jordan rồi hôm nay quay lại Israel.

Hoạt động ngoại giao con thoi chưa từng thấy này nhấn mạnh tầm quan trọng của thời điểm hiện tại. Cho thấy “miền đất hứa” và khu vực Trung Đông rộng lớn hơn đang ở ngã ba đường, trải qua những thời khắc định mệnh có thể thay đổi mãi mãi khu vực và nền hòa bình tương đối trong vài thập niên qua.

Chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken chỉ là một khía cạnh trong cách tiếp cận nhiều mặt của Hoa Kỳ, nhằm đối phó cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Hoa Kỳ gần như đã triển khai mọi con bài ngoại giao và quân sự mà họ có trong tay để ngăn chặn sự leo thang và mở rộng của cuộc xung đột.

Nguyễn Gia Việt - Xin hỏi đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có tinh thần dân tộc không?

 

Là trong sự nghiệp của mình do anh hời hợt, dốt sử hay do anh "mộ Tàu". Hay bị "nhà tài trợ" ép mà phim nào của anh cũng dính yếu tố Trung Hoa đậm đà như vậy?

Không phải Đất Rừng Phương Nam với việc nâng Ông Tiều, Út Lục Lâm lấn át bé An lên ; cùng với Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn cùng bộ nút áo Tàu đâu nghen!

Phim này đếm sơ sơ có bốn nam diễn viên gốc Hoa, cũng thể hiện "đồng tiền" đã chi phối lịch sử Miền Nam. Mà nói vầy chắc sẽ bị nói là phân biệt. Nhưng cái gì cũng vừa phải thôi chứ.

Hoàng Nguyên Vũ - Bênh phim Trấn Thành bằng việc tấn công người có ý kiến trái chiều: Hành động của kẻ không có văn hóa


Khen chê một bộ phim là việc hết sức bình thường. Người này thích, người kia không thích, cũng là bình thường. Góc nhìn cá nhân của bất cứ ai với bộ phim ấy cũng nên được tôn trọng.

Nhưng nếu bạn khen một cách có ý đồ và vì tiền, hoặc vì một món lợi nào đó thì lại là khác. Bạn hãy hiểu rằng bạn đọc không hề dốt, không khó để họ nhận ra từng con chữ của bạn nó có vị mặn hay nhạt của quyền lợi phía sau.

Sáng ra đọc hai "trí thức" nhớn. Một người xưa nay mình rất nể phục vì tính khá điềm đạm và kiến thức điện ảnh rất sâu, nhưng lần này anh ấy laị chọn cách tấn công trực diện hai người với ngôn ngữ đầy miệt thị, thậm chí khá bẩn thỉu, tôi sốc thật sự.

Dương Quốc Chính - Miền Nam kháng Pháp ra sao ?

Mình đoán là anh em thiện lành hay bò đỏ cũng không mấy người biết cụ thể về việc các phe nhóm chống Pháp giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám ở miền Nam thế nào đâu. Chính là giai đoạn lịch sử trong truyện Đất rừng phương Nam.

Đây là một trang sử bị bôi xóa rất nhiều, sách giáo khoa không hề viết đầy đủ. Giai đoạn 45-48 các phe nhóm miền Nam kháng Pháp rất phức tạp. Không chỉ có Việt Minh/cộng sản chống Pháp đâu, mà phe Quốc gia (không cộng sản) cũng chống Pháp. Ngay cả tướng Nguyễn Bình, một nhân vật chủ chốt lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh cũng không phải đảng viên cộng sản.

Đến năm 49, thành lập quốc gia Việt Nam thì phe quốc gia ly khai, quay ra hợp tác với Bảo Đại và Pháp để chống Việt Minh.

Huy Đức - Tâm thức nô lệ

 

Không phải tuyên giáo mà "trí thức" đã chỉ điểm những "sai lệch lịch sử" trong phim Đất Rừng Phương Nam. Đấy mới là bi kịch lớn nhất của nước ta.

Tất nhiên, các đạo diễn phim giải trí cũng cần phải tránh những sai sót, nhưng Đất Rừng Phương Nam đâu phải là một bộ phim tư liệu về "Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Bộ".

Không phải điện ảnh Việt Nam thiếu 350 nghìn tỉ mà điện ảnh Việt Nam thiếu một không gian tự do sáng tạo. Để trong đó, các nghệ sĩ  thỏa sức nhìn lịch sử, kể cả các nhân vật lịch sử theo cách của mình.

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.10.2023


 

dimanche 15 octobre 2023

Tuấn Khanh - Một ví dụ về tính chuẩn mực của người làm phim

 

Bộ phim Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh (All Quiet on the Western Front - có trên Netflix) ra mắt năm 2022, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1929 của nhà văn Đức  Erich Maria Remarque.

Nội dung phim mượn hình ảnh cuộc chiến tranh thứ nhất do vua Đức - Kaiser Wilhelm II phát động. Kể về thân phận của anh lính trẻ Paul Bäumer và những người cùng thời: Háo hức chiến đấu và tiêu diệt kẻ thù theo lời kêu gọi của người cầm quyền, rồi giáp mặt với thực tế, chợt nhận ra những số phận như mình bị thao túng ra sao.

Bộ phim dựa trung thành và chi tiết theo văn bản của Erich Maria Remarque, dù chỉ là tác phẩm văn học chứ không phải là văn bản lịch sử chính thống. Nhưng các nhà phê bình ghi nhận, những tình tiết của thời đại chiến tranh thế giới thứ nhất được diễn tả lại trong phim cẩn trọng đến mức thú vị.

Hà Thanh Vân - Đề nghị đổi tên phim "Đất rừng phương Nam" thành phim "Thiên Địa Hội ở Nam kỳ"

 

“Đất rừng phương Nam” là một bộ phim có khá nhiều điều để "phím nghiệp". Nhưng tôi chỉ muốn viết về một điều mà dư luận trên mạng xã hội đang nóng, đó là những lấn cấn, hay nói thẳng ra là có những điều chưa đúng về mặt lịch sử trong một bộ phim truyện đang đình đám.

Theo quan điểm của tôi là có sự nhập nhằng (vô tình hay cố ý) về lịch sử. Còn những điều khác “lấn cấn” khác về văn hóa, phục trang, diễn xuất, tình tiết phim, lời thoại, những sự thô thiển không thể đỡ nổi trong phim... thì nếu rảnh và có cảm hứng, tôi sẽ viết sau.

Tôi đi xem suất 10 giờ sáng nay tại CGV ở Lanmark 81, và rạp đông khoảng một phần tư. Phản ứng của khán giả là không thích thú lắm.

Huỳnh Duy Lộc - Khăn rằn không phải là biểu trưng của người dân phương Nam!

 

Krama (tiếng Khmer: ក្រមា - khăn rằn) là chiếc khăn truyền thống của người Khmer.

Khăn này có nhiều công dụng: Làm khăn đội đầu, khăn quàng cổ, khăn che mặt (vì trời rất nóng), để trang trí, hoặc thậm chí làm một chiếc võng nhỏ cho trẻ nhỏ.

Krama còn được các chiến binh Chân Lạp ở Bokator dùng làm vũ khí (để siết cổ đối phương), được họ quấn quanh ngực, đầu hay nắm tay. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều dùng krama và nó thật sự được coi là một biểu tượng quốc gia của Cambodia.

Tâm Chánh - Đất Rừng Phương Nam tức

 

Coi phim gần đến cuối thì…tức.

Có lẽ nhân vật Tư Mắm đã phá hỏng hết mọi ý đồ minh họa cho những thứ tốt đẹp thuộc về con người và vùng đất phương nam.

Kịch bản điện ảnh đã chế ra một nhân vật ác nữ làm nhân tố đẩy kịch tính tới cao trào, nhưng lại làm cho người xem bật ngửa khi muốn hiểu tại sao cô ấy rắp tâm thù hận một đứa bé lưu lạc đáng thương đến thế.

Lê Xuân Nghĩa - Coi vậy mà không phải vậy

 

Người Hồi giáo trên khắp thế giới kêu gọi nhau biểu tình ủng hộ người Palestine ở Gaza (thực tế là Hamas).

Cùng lúc đó, các quốc gia thân hoặc ủng hộ người Palestine ở Gaza đang kêu gọi Israel nên nhân đạo, và thế giới cứu giúp người dân ở Gaza.

Nhưng thực tế thì không có bất cứ một quốc gia đạo Hồi nào có chung biên giới, hoặc gần với Palestine mở cửa biên giới để tiếp nhận người ở Gaza đến lánh nạn. Họ còn tăng cường quân đội đến biên giới để ngăn chặn nguy cơ người dân Gaza lọt vào.

Chương trình phát thanh RFI ngày 15.10.2023


 

samedi 14 octobre 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 598, 14-10-2023

 

1. Rất nhiều chuyên gia quân sự thế giới « tròn mắt » trước những gì quân đội Nga đang thể hiện ở Avdiivka. Sáng 10-10-2023, quân Nga tổng lực tấn công vào thành phố từ hai hướng, với ý định bao vây hoàn toàn, tiếp tục sử dụng chiến thuật « gọng kìm » - dù chưa một lần nào thành công trong suốt hơn một năm rưỡi qua:

Ngô Nhân Dụng - Netanyahu phải làm gì?

 

Mohammed Diab Ibrahim muốn thế giới nhớ lại, nhắc nhở bằng những hành động tàn ác, phi nhân đạo, mong Netanyahu sẽ ra tay trả đũa cho tương xứng. Ông Netanyahu không thể bị đánh bẫy.

Mục đích chính của nhóm Hamas là gì, khi đột kích tàn sát hàng ngàn thường dân Israel? Để bắt con tin? Để trả thù? Để gây sợ hãi, khủng bố? Hay chỉ giết, để thỏa lòng khát máu? Hoặc tất cả những động cơ kể trên?

Cuộc tấn công hầu như không nhắm mục tiêu quân sự nào. Không tìm cách phá hủy các trại lính, các phi trường, các giàn hỏa tiễn hoặc đại pháo. Không chiếm đất. Không tìm cách giết hết những người cầm súng bên địch.

Phan Châu Thành - Đôi điều về Israel-Palestine

Mình biết rằng cuộc trả thù của người Israel vào dải Gaza sắp tới sẽ rất tàn khốc, cũng rất thương những người vô tội. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào đó để mà thấy được rằng: đồng lõa, im lặng trước cái ác không có nghĩa là sẽ vô can.

Sẽ không thể vô can, "không phải việc của tôi", mà đáng tiếc, tất cả sẽ phải cùng gánh chịu hậu quả.

Mình chỉ đăng lại một số điểm chính, để mọi người phân biệt giữa Hamas - Palestine - Israel để mà hiểu rõ thêm vấn đề. "Ủng hộ" bên nào là quyền của mỗi người, nhưng nên biết thông tin mà suy nghĩ:

Thái Vũ - Loạn !

 

Đọc tin cướp bóc ở quận Cam California thấy loạn quá (có cả video nha).

Chưa đầy 10 ngày mà đã có 3 tiệm ăn Việt bị cướp ở quận Cam là quán Vỹ Dạ, nhà hàng Văn bánh xèo, quán Hai Lúa.

Trước đó là tiệm vàng trong Phước Lộc Thọ, cướp ban ngày ban mặt, hình như nhà chủ tiệm có người làm cảnh sát nữa chứ.

Trần Quốc Quân – Tổ chức ăn hại !

 

VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đưa ra con số Việt Nam có 10 triệu doanh nhân.

Họ gộp cả chủ hộ kinh doanh cá thể vào thể nhân lãnh đạo doanh nghiệp mà không căn cứ vào quy mô, loại hình và tính chất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu theo định nghĩa hay quan niệm trên của VCCI thì theo tôi, doanh nhân Việt Nam phải tính tất cả những người lao động cá thể. Như nông dân tự do, thợ tự do, người bán dạo, người kinh doanh vỉa hè, chè trai, đồng nát, người giết mổ trâu bò lợn gà... Và như thế, doanh nhân Việt Nam không chỉ 10 triệu mà lên đến 20-25 triệu.

Mạc Văn Trang - Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ thế nào ?

 

Bà xã Kim Chi nhà tôi sau khi tốt nghiệp lớp Diễn viên điện ảnh đầu tiên, xung phong đi vào Nam năm 1964, ở chiến trường 10 năm. Năm 1974 thì ra Bắc rồi đi Bulgaria học đạo diễn.

Bả kể cho tôi nghe những nỗi khổ, đi xuyên Trường Sơn 4 tháng và ở chiến trường 10 năm ra sao, rồi hỏi: Thời đó ở miền Bắc khổ như thế nào?

Tôi bảo, nghe chuyện đi bộ 4 tháng vượt Trường Sơn và những trận càn với trực thăng trên đầu, xe lội nước và lính bộ vây ráp thì khủng khiếp quá. Miền Bắc lại có những nỗi khổ khác, có khi khổ âm ỉ, dai dẳng cũng kinh lắm.

1. Khổ vì đói

Đặng Chương Ngạn - Các nhà văn thơ có tác phẩm vào sách giáo khoa nên đòi nhuận bút

 

Thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân là:

"Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông"

Vào sách giáo khoa, ban biên soạn biến thành: