vendredi 18 février 2022

Trần Duy Hiển - Vì sao không thấy báo chí nói về chiến tranh biên giới 1979?


Toàn bài báo viết về chiến tranh biên giới nhưng từ năm 2019. Điều này thì cũng dễ hiểu thôi!

Thứ nhất là vì năm đó là năm chẵn tròn 40 năm. Nhà nước không thể làm ngơ trước dư luận nhân dân được.

Thứ hai là vì năm đó Đôn Na Chăm đang là Tổng thống của Hoa Kỳ và có những chính sách rất cứng rắn với Trung Quốc. Khiến chúng ta tự tin hơn ! Có thể lựa chọn Mỹ là một đối tác đồng minh, dù điều này sẽ làm phật lòng Trung Quốc.

Nguyễn Ngọc Tư - Gió bụi lưng đèo

 

Bởi vì chiều đã chan ngập thung lũng dưới kia và vẫn đang không ngừng dâng lên cho tới chừng nào núi với bóng tối là một, nên có chút ảo giác đám bụi mà những chiếc xe tải bỏ lại là sương. Chỉ khác, chúng dày và thô bạo hơn, như có thể làm xước da một đứa trẻ.

Ngó bụi lợp lên tấm bạt che quán, và bôi mờ những đường nét cỗi cằn tựa nếp đá trên gương mặt của đôi người đàn bà ngồi neo quán bên đường, tôi nổi quạu đã lên cổng trời rồi mà vẫn bụi.

Về miền biên lần thứ ba trong bảy năm, đã lường trước dời đổi, nhưng cũng bị nhiều cơn chóng mặt. Ở chỗ tưởng như chỉ bước nữa là đến trời, cao ngàn thước so với mặt nước biển, thị trấn biên vẫn mịt khói thịt nướng, nhạc sàn. Mấy anh trai bản lên xuống dốc mở loa ngoài điện thoại oang oang hồn lỡ sa vào đôi mắt em, tay trắng cùng nhau dệt mộng vàng, chúng ta không thuộc về nhau. Mấy chị bán đặc sản miền biên đã biết xéo xắt với hàng xóm, “mật ong chỗ mình là thật, bên kia toàn nước đường thôi”.

Hà Huy Sơn - Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Nhân ngày 17/02, 43 năm ngày xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Tôi cho rằng cách để tưởng nhớ và ghi ơn những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến này một cách tốt nhất là thay đổi tư duy về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

1- Đặt lợi ích của người dân lên trên lợi ích mọi cá nhân, tổ chức.

2- Xác định Trung Quốc không là bạn cũng không là thù, mà là đối tác.

Đặng Bích Phượng - Đi thắp hương cho liệt sĩ chống Tàu vẫn bị ngăn cản

 

Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sĩ Nhổn, để thắp hương cho các liệt sĩ.

Đầu óc dạo này ngu ngơ quá, thế nào mà lại quên điện thoại ở nhà. Trong khi mọi người còn đứng chờ một vài người bạn nữa, nhà em nhìn thấy hai tay dân phòng đi tới.

Dân phòng làm gì ở nghĩa trang liệt sĩ thế nhỉ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.02.2022


 

jeudi 17 février 2022

Hoàng Hải Vân - Phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ quốc !


1- Chiến thắng một đội quân xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc với 60 vạn tên đồng loạt tràn sang tấn công đánh úp nước ta vào ngày 17-2-1979, trong khi cả dân tộc ta đang nghèo đói sau mấy chục năm chiến tranh, là chiến thắng vang dội nhất.

Tội ác của quân Trung Quốc xâm lược gây ra cho đồng bào ta dọc các tỉnh biên giới cũng là tội ác man rợ nhất.

Dân ta vẫn coi dân Trung Quốc là bạn bè, vẫn giao thương làm ăn thuận mua vừa bán, nhưng chừng nào nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn ấp ủ mưu đồ thôn tính biển đảo của ta, lũng đoạn kinh tế nước ta, thì mối thù kia vẫn là mối thù truyền kiếp.

Hoàng Tư Giang - Ta và họ và 17/2


Những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa còn Việt Nam vẫn đang loay hoay xử lý những vấn đề hậu thống nhất, thu nhập bình quân đầu người của hai nước đều thấp bậc nhất thế giới.

Thậm chí đến năm 87, GDP đầu người của Việt Nam được ghi nhận cao hơn của Trung Quốc (575 USD vs 251 USD), theo WB.

Sau Đổi mới 86, kinh tế Việt Nam bắt đầu bứt tốc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ ràng. Dù vậy, chúng ta đã hụt hơi và ngày càng hụt hơi trong cuộc đua thịnh vượng với họ (nói cho sang mồm thôi chứ chúng ta làm gì có cuộc đua thịnh vượng với họ).

Huy Đức - Biên giới tháng Hai & Phương Bắc


Khác với thông lệ, Đại hội Đảng diễn ra đã hơn một năm, chưa thấy các tân lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Trong khi, cả Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đều đã đã đi gần khắp Á, Âu. Tháng Ba tới đây, Thủ tướng cũng có lịch sang thăm Mỹ.

Chuyến thăm Trung Quốc gần nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra cũng đã từ tháng 1-2017. Kể từ tháng 4-2019, Tổng bí thư rất ít khi ra khỏi Thủ đô. Trong nhiệm kỳ này, ai - trong số "tam nhân" - mở đầu chuyến thăm Trung Quốc sẽ được giới quan sát coi là một chỉ dấu chính trị mở ra rất nhiều suy đoán.

Trong khi đó, ngày 8-12-2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dâng hương Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên. Và, trước Tết, ngày 26-1-2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu tưởng niệm các liệt sĩ Pò Hèn. Nhân vật đầu tiên trong Bộ Tứ thắp hương trên mộ các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc là Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang. Ông lên Biên giới vào ngày 17-2-2016, gần một tháng sau Đại hội (XII).

Nguyễn Văn Phước - Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên


Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17 tuổi.

Cuộc chiến tranh tấn công khốc liệt của Trung Quốc rạng sáng ngày 17-2-1979 giết chết hơn 60.000 người Việt Nam làm tôi cùng nhiều người bạn cấp 3 đã đăng ký nhập ngũ. Cả Việt Nam trào dâng nỗi xúc động khi Tổ quốc bị kẻ thù phương Bắc bất ngờ xâm lược, bắn giết - khi cuộc chiến Biên giới Tây Nam đang diễn ra.

Những chuyến bay suốt đêm đến sáng chở những người lính phía Nam tay ghì chặt khẩu súng AK-47 không thể ngủ, mong có mặt kịp tại trận chiến biên giới phía Bắc cứu đồng bào nhân dân mình.

Nguyễn Xuân Diện - Văn tế đồng bào và chiến sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Trung Quốc xâm lược (1979-1989)


Hỡi ôi!

Thấm thoắt đã bốn ba năm

Mới đấy đã thành thiên cổ!

Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường

Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác

mercredi 16 février 2022

Nga rút quân, dân Ukraina mừng « Ngày Thống nhất Quốc gia »


Đăng ngày:

Đặc phái viên Anastasia Becchio gởi về bài phóng sự :

Trên một quảng trường ở Kiev, Anton và Vika bình thản đưa em bé 10 tháng tuổi của họ đi dạo sau một ngày làm việc. Loan báo của Matxcơva rút đi một số đơn vị quân đội đang áp sát biên giới Ukraina khiến họ ngờ vực.

Một nhà văn nữ Trung Quốc biến mất khỏi internet sau khi đả kích Tập Cận Bình


Đăng ngày:

Nhà văn nữ nổi tiếng với nhiều tiểu thuyết và kịch bản phim, hiện sống ở Berlin, quy trách nhiệm cho chính quyền Trung Quốc trong nhiều vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em.

Gần đây, vụ một phụ nữ bị bắt về làm vợ và xiềng xích như nô lệ trong cảnh giá rét đã làm chấn động dư luận Hoa lục ngay trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh. Chính quyền ban đầu chối bỏ, tuy nhiên sau đó đã nhìn nhận sự kiện.

Nga: Nhà đối lập Navalny lại ra tòa, có thể lãnh thêm 10 năm tù


Đăng ngày:

Alexei Navalny, bị giam cầm từ hơn một năm qua, xuất hiện trong đồng phục tù nhân tại nhà tù Pokrov cách Matxcơva 100 kilomet. Trong phiên tòa mới này, Navalny bị cáo buộc biển thủ trên 4,7 triệu đô la tiền quyên góp cho các tổ chức của ông, một tội danh có khung hình phạt 10 năm tù. Ngoài ra nhà đấu tranh còn có thể bị phạt thêm sáu tháng tù giam vì xúc phạm tòa án trong một phiên tòa năm ngoái. Các luật sư đã yêu cầu để Navalny mặc thường phục và dời phiên xử sang Matxcơva nhưng bị bác.

Canada: Bất chấp tình trạng khẩn cấp, đường phố Ottawa vẫn bị phong tỏa


Đăng ngày:

Dù thủ tướng Justin Trudeau đã dùng đến việc ban bố tình trạng khẩn cấp, những người phản đối các biện pháp chống dịch vẫn bám trụ trên đường phố. Đặc phái viên RFI tại Ottawa mô tả, tại một tiệm cắt tóc cách chiếc xe tải đầu tiên 100 mét, khách hàng không thể vào tiệm và nhiều người không muốn ra đường trong lúc này. Chủ tiệm, ông Walid với vẻ đầy nghi ngại nói rằng không ai biết chuyện gì diễn ra, chẳng biết làm gì và không ai có trách nhiệm, kể cả cảnh sát.

Hòa hay chiến ở Ukraina ? Putin làm cả châu Âu điêu đứng


Đăng ngày:

Bên cạnh những vấn đề như sự lạm dụng tiếng Anh, sức mua, đại dịch Covid, thất bại của chiến dịch Barkhane, phiên tòa xử vụ khủng bố sát hại linh mục Hamel…chủ đề Ukraina vẫn bao trùm lên các báo Pháp. Le Monde tóm tắt : Nguy cơ chiến tranh ở châu Âu tùy thuộc vào một con người duy nhất là Vladimir Putin. Phương Tây phải vận dụng mọi phương cách từ răn đe, dọa trừng phạt cho đến đối thoại khi nào còn có thể. Cơ chế ra quyết định xoay quanh một nhúm người ở Kremlin vẫn là bí ẩn, trong khi đó khoảng 30 nước kêu gọi công dân di tản khiến người Ukraina có cảm giác bị bỏ rơi.

Tấn công Ukraina hay không, chỉ Putin có quyền quyết định

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.02.2022

Chương trình phát thanh RFI ngày 15.02.2022

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.02.2022

lundi 14 février 2022

Nguyễn Quang Dy - Những thách thức năm Nhâm Dần

 

Tết Canh Tý 2020, trời đột nhiên có sấm chớp mưa rào và mưa đá ngay trước giao thừa như báo hiệu điềm dữ: dịch sắp đến. Tết Nhâm Dần 2022, thời tiết thuận hòa như báo hiệu điềm lành: dịch sắp hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất thường (La Nina), tuy người ta hy vọng vào điềm lành (thiên thời), nhưng vẫn cảnh giác với điềm dữ, như nguy cơ tại Biển Đông (địa không lợi) và các vụ bê bối làm lòng người bất an (nhân không hòa).

Thế giới vẫn bất ổn

Có thể nói trong thế kỷ 20, hầu hết loài người “sống trong sợ hãi” (Living in Fear) hoặc “sống trong những năm tháng nguy hiểm” (the Year of Living Dangerously), như đầu đề một bộ phim do Mel Gibson thủ vai chính. Nhưng trong hai năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế giới vẫn bất ổn. “Kỷ nguyên Bất ổn” (the Age of Uncertainty) như đang lặp lại. Nói cách khác, “trật tự thế giới đang bị đảo lộn” (the world order in disorder).

Bông Lau - FGM-148 Javelin


Ngày hôm nay ký giả Sandra Smith của đài truyền hình Fox News hỏi Chủ tịch Báo Chí Ngũ Giác Đài John Kirby (cựu Chuẩn Đô Đốc, Rear Admiral) về tin tình báo là Liên Bang Nga sẽ tấn công Ukraine vào thứ Tư 16/02 này.

John Kirby cho biết Ngũ Giác Đài sẽ không xác nhận tin tình báo là khi nào Nga sẽ tấn công. Tuy nhiên ông cho biết chính quyền Hoa Kỳ đã rất "minh bạch" và có chia sẻ tin tức tình báo Nga có thể tấn công cho lãnh đạo Ukraine.

John Kirby nhắc lại, tất cả công dân Mỹ phải lập tức rời Ukraine vì quân đội Hoa Kỳ sẽ không vào nước này để giúp người Mỹ di tản.