vendredi 8 octobre 2021

Tiểu Vũ - Ai ra xứ Huế thì ra…


Nghe chuyện ở Huế, người hàng xóm, cách quê tôi một con đèo Hải Vân, tự nhiên nhớ đến câu hát: "Ai ra xứ Huế thì ra, ai về là về núi Ngự, ai về là về sông Hương?". 

Đối với người Huế, câu hỏi này, trong thời điểm này dường như không có câu trả lời vì chẳng ai về đó được khi mọi cánh cửa đều bị đóng lại...

Một quyết định từ Huế tuyên bố rằng ai về "tự phát sẽ bị xử phạt" làm tôi ngỡ ngàng. Tôi chưa hề nghĩ trở về quê hương về chính ngôi nhà của mình mà bị...phạt. Điều đáng sợ không phải là bệnh dịch, không phải là sự nghèo khổ túng thiếu, đáng sợ nhất là sự khước từ không thừa nhận của quê hương khi con người muốn quay về.

Mạc Văn Trang - Chứng nào vẫn tật ấy !

 

Từ lúc tôi 18 tuổi cho đến nay 84 tuổi sống trong thể chế này, tôi chỉ thấy có một lần Đảng và Nhà nước này nhận sai lầm do mình gây ra và xin sửa sai (1956). Đó là cuộc Cải cách ruộng đất. Còn lại tất cả những sai lầm, tội lỗi, họ đều đổ cho một cái gì đó rất mơ hồ. Nói một vài việc cụ thể.

1. Khi phong trào Hợp tác xã thất bại, cứ cải tiến mãi, càng cải tiến càng lụn bại, họ luôn đổ tại người nông dân nặng đầu óc tư hữu, bảo thủ, quen làm ăn manh mún không có tinh thần làm chủ tập thể và sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa…

Các tệ nạn xã hội lúc đó thì đổ cho tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến… nên đập phá hầu hết đình, chùa, đền miếu ở các xóm làng, đốt sách báo cũ, xoá bỏ phong tục, lễ nghĩa truyền thống …

Cao Huy Thọ - « Lúc đỉnh dịch thấy vàng cũng không ham, nói gì phở »

Ba ngày tặng phở cho các y bác sĩ và bệnh nhân F0 thuộc hệ thống bệnh viện Lê Văn Thịnh đã hoàn tất.

Ban đầu kế hoạch là 5.000 tô, nhưng thấy bệnh nhân và y bác sĩ chưa đã, nên nhiều tiệm phở đã tự động nấu tặng thêm, nên tổng kết cuối cùng là đến 5.800 tô. Mà trong đó, chỉ riêng sáng 30.9 đã hơn 3.000 tô trao tại Bệnh viện đã chiến số 3.

Lần đầu tiên đi vào khu vực các bệnh viện dã chiến, tôi cứ rờn rợn khi chỉ thấy toàn màu trắng của các bộ đồ bảo hộ y bác sĩ và màu áo xanh của lính!

Lê Học Lãnh Vân - Trước trận túc cầu Việt Nam – Trung Quốc


Khuya đêm nay rạng sáng ngày mai, đội tuyển Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau. Các trận đội Việt Nam gặp đội Trung Quốc luôn dấy lên những nỗi niềm.

Là người chịu ảnh hưởng văn hoá cổ Trung Quốc và xem người dân Trung Quốc như những người bạn gần gũi, nhưng mỗi lần được tin đội tuyển túc cầu Việt Nam sắp vào trận đấu với đội tuyển Trung Quốc, lòng tôi bỗng chùng xuống.

Từ năm 1974 tới nay, cả nước Việt Nam cũng đang vào trận đấu lâu dài và khó khăn với quốc gia Trung Quốc, hiện là Trung Cộng, đối thủ mà kinh nghiệm lịch sử cho biết luôn muốn nô dịch Việt Nam. Đối thủ đang hùng mạnh, đã thắng Việt Nam vài hiệp và đang tấn tới. Đây cũng là trận đấu của màu cờ sắc áo. Những dòng này muốn nói tới trận đấu kéo dài đã hơn 40 năm trên Biển Đông.

Bông Lau - Đâm sau lưng chiến sĩ


Ngày 19 tháng 9, những tấm hình các nhân viên Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ, gọi tắt là Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ (U.S. Customs and Border Protection agents), cỡi ngựa rượt đuổi những người nhập cư lậu da đen Haitian được tung ra báo chí.

Phe cánh tả và nhứt là các nhà lập pháp Mỹ gốc Phi Châu đồng loạt nhảy tưng tưng, điên tiết tố cáo Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ dùng roi quất người Haitian. Bà Dân Biểu da đen Maxine Waters ở California căm hờn phát biểu: “Cảnh Sát Biên Phòng đang cố gắng đưa chúng ta trở lại thời nô lệ. Họ đối xử người di cư Haitian tệ hơn chế độ nô lệ”.

Phó tổng thống Kamala Harris hung hăng phát biểu hình ảnh Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ cỡi ngựa rượt người Haitian làm bà phẫn nộ, và những hình ảnh này làm gợi nhớ lại thời kỳ nô lệ của Hoa Kỳ.

Trung Quốc: Tập Cận Bình lại đả hổ, hai cọp dữ vào chuồng


Đăng ngày:

 

Tháng 7/2020, Trần Nhất Tân (Chen Yixin), tổng thư ký Ủy ban Chính Pháp của đảng cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo « phải nạo nọc độc đến tận xương tủy ». Vài tháng trước đó, một loạt thanh trừng đã nhắm vào công an, tòa án và bộ phận an ninh – trung tâm của quyền lực. Những con người mà Tập Cận Bình đòi hỏi « trung thành tuyệt đối, trong sạch tuyệt đối, đáng tin cậy tuyệt đối », theo công thức của bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi).

Hai « cọp » từng đàn áp Pháp Luân Công và luật sư nhân quyền nay vào tù

jeudi 7 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Tượng đài hay tại đường?

 

Chiếc xe này đèo cả gia đình người công nhân từ Bình Dương về đến đỉnh đèo Hải Vân.

Do hỏng không thể khắc phục được để đi tiếp lộ trình về quê. Gia đình người công nhân đã được các nhà thiện nguyện Đà Nẵng mua lại chiếc xe với giá 0 đồng.

Và họ đã bán lại cho gia đình anh chiếc xe mới keng chưa có biển số, cũng với giá 0 đồng.

Lưu Nhi Dũ - Trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” bao nhiêu dân?

Nửa triệu (500.000) dân hay hơn? Tôi nghĩ hơn, có thể lên đến 600.000 dân, hay cả triệu dân? Trong số họ những ai sẽ trở lại, là câu hỏi thiệt khó. Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam “mất” chừng ấy dân, thì sẽ như thế nào?

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 có hai đợt biến động dân cư cực lớn. Đợt 1 (đầu dịch), người dân bỏ về quê, chủ yếu là dân các tỉnh Tây Nguyên, Nam - Bắc Trung bộ, một số tỉnh phía Bắc, có cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ước tỉnh mỗi tỉnh đón hơn 20.000 dân, tính tổng cộng có khoảng 300.000 dân về quê.

Đợt biến động dân cư lần thứ 2 khiến chính quyền nhiều địa phương bất ngờ nhất, vì đa số các tỉnh thành phố như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam đã bắt đầu, hoặc đang chuẩn bị các điều kiện để hoạt động trở lại. Đợt di-biến-động dân cư lần này chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền Trung và đặc biệt các tỉnh phía Bắc.

Đỗ Duy Ngọc - Trở về với máu, nước mắt và buồn tủi


Cho đến hôm nay, từ khi cơn đại dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, người ta ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê.

Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau. Nghĩa là từ muôn phương tụ lại và rồi quay đầu về cố hương trong cơn đại dịch. Họ đến với đôi tay trắng, mong có một cuộc sống khá hơn nhưng rồi trở về cũng trắng đôi bàn tay.

Có người đã đến hơn chục năm, lấy vợ, sinh con đẻ cái ở đất này. Nhưng cũng có người vừa đến chưa đầy đôi ba tháng. Họ có nhiều hoàn cảnh nhưng cùng giống nhau ở một điểm là trải qua cơn dịch, họ không còn phương tiện sống, không còn công việc để kiếm cơm, không còn lối thoát và chọn giải pháp cuối cùng là trở về.

Đặng Đình Mạnh - Vượt đèo Hải Vân


Những ngày cuối của năm 1996, vợ chồng tôi có chuyến về Huế thăm ông bà nhạc. Một buổi sau bữa cơm trưa, người bạn của nhà tôi từ trong Đà Nẵng gọi phone rủ vào chơi. Thoạt nghe, chúng tôi cao hứng muốn đi ngay xe gắn máy vào đấy, vì khoảng cách giữa Huế và Đà Nẵng chỉ tròm trèm trăm cây số.

Ông anh đồng hao (cột chèo) nghe thất kinh, vội chạy theo thêm một xe gắn máy nữa để hộ tống.

Khoảng 4 giờ chiều thì ba anh em chúng tôi chạy đến Lăng Cô. Đến đoạn chuẩn bị lên đèo Hải Vân, ngang chỗ có tấm bia xây bằng bê tông sơn khẩu hiệu gì đấy, thì ông anh đồng hao của tôi ra hiệu tấp xe vào đấy nghỉ chốc lát.

Lưu Trọng Văn - Khi sự thật phơi bày…

 

Đại dịch sẽ là cơ hội để những đầu óc lớn của quốc gia nhìn lại con đường đã đi qua và sắp tới sẽ cần phải đi.

Tiếc rằng nhiều đầu óc lớn của quốc gia ở Việt Nam lại chưa có điều kiện tụ hội chốn cung đình.

Chính vì vậy Con đường quốc gia đã đi qua gặp không ít rủi ro, giông tố mà hướng và đích lại chập chờn hư ảo…

Đoàn Bảo Châu - Vẫn không làm gì sao?


Cái sai nghiêm trọng đầu tiên là bắt buộc F0, F1 vào những khu cách ly tồi tàn, gọi là “cách ly” nhưng tạo điều kiện để vi-rút lây nhiễm chéo.

Tiếp theo là xét nghiệm diện rộng tràn lan, người lao động chen lấn để lấy giấy xét nghiệm, xếp hàng dài dằng dặc để xét nghiệm, cũng tạo ra lây nhiễm chéo.

Ngăn sống cấm chợ, rào chắn khắp nơi, khiến người lao động rơi vào sự cùng quẫn, sức cùng lực kiệt, không có cái ăn, tiền thuê nhà không thể trả, bắt buộc họ phải về quê.

Mai Bá Kiếm - Cách chức giám đốc HCDC Nguyễn Trí Dũng vì đòi « sống chung với lũ » ?

 

Bộ Chính trị đã ban hành kết luận “Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung”. Có lẽ Bộ Chính trị Bộ Chính trị đã biết cán bộ dám nghĩ dám làm thường bị “lãnh đạo chỉ nghĩ, chỉ làm vì lợi ích nhóm” trù dập lên bờ xuống ruộng.

Nói cách khác, “cán bộ dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung” là đối tượng dễ bị tổn thương, nhóm nguy cơ cần được bảo vệ như người trên 65 và người mắc bệnh nền!

Từ đợt 4 dịch cúm Vũ Hán đến giờ tôi thấy đa số lãnh đạo địa phương chỉ nghĩ, chỉ làm vì lợi ích cục bộ, như Thừa Thiên-Huế từ chối đón tiếp đồng bào của mình trở về.

Thượng viện Pháp: Chống Trung Quốc thao túng đại học phải là "ưu tiên chính trị"


Đăng ngày:

Theo báo cáo, Bắc Kinh ngày càng tiến hành « chiến lược thao túng toàn cầu có hệ thống ». Các nhà nghiên cứu Pháp phải chịu áp lực và phải tự kiểm duyệt, các viện nghiên cứu lệ thuộc vào tài chính của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho tính độc lập của họ. Báo cáo viên, thượng nghị sĩ André Gattolin kêu gọi lập ra một quy tắc ứng xử và tăng tính minh bạch, « chấm dứt sự ngây thơ ».

Văn bản 240 trang nêu ra sự « thô bạo hóa» quan hệ quốc tế, các « mưu toan lũng đoạn không còn giới hạn ở tình báo kinh tế mà trải rộng sang lĩnh vực các quyền tự do trong giáo dục đại học và hội nhập khoa học ». Không chỉ gây ảnh hưởng về văn hóa như ngôn ngữ, văn minh, người Trung Quốc còn làm áp lực đối với những phát biểu, ngăn trở mở hội thảo về tình hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, về Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông.

Joe Biden và Tập Cận Bình sẽ họp qua video trước cuối năm


Đăng ngày:

Loan báo trên đây được đưa ra sau khi cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan và người đứng đầu về ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, họp kín tại Zurich (Thụy Sĩ), lần đầu tiên lãnh đạo ngoại giao hai bên đối thoại sau hội nghị đầy sóng gió hồi tháng Ba ở Alaska.

Joe Biden và Tập Cận Bình đã điện đàm hôm 09/09 sau bảy tháng không liên lạc, đôi bên hứa tạo điều kiện cho đối thoại, trong bối cảnh đối đầu chiến lược và bất đồng trên nhiều vấn đề.

Đài Loan tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế sau các vụ xâm nhập của Trung Quốc


Đăng ngày:

Chuyến thăm của phái đoàn bốn thượng nghị sĩ Pháp và cựu thủ tướng Úc Tony Abbott diễn ra sau khi Đài Loan đã phải chịu đựng suốt bốn ngày liên tiếp, kể từ thứ Sáu tuần trước, chiến đấu cơ Trung Quốc ồ ạt xâm nhập vùng nhận diện phòng không với số lượng lên đến 148 chiếc, gây lo ngại cho Washington và các đồng minh.

Bà Thái Anh Văn ngỏ lời cảm ơn Pháp đã tỏ ra lo lắng trước tình hình eo biển Đài Loan, và ủng hộ Đài Bắc tham gia vào cộng đồng quốc tế. Thượng nghị sĩ Alain Richard, cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp dẫn đầu phái đoàn, nêu ra « đóng góp quan trọng của Đài Loan trong lãnh vực quan trọng cho tiến bộ nhân loại », nhưng không nhắc đến căng thẳng quân sự với Bắc Kinh.

Tin vắn 07.10.2021

 


(Tổng hợp) –
Việt Nam nhận thêm vaccin, dự kiến mở cửa du lịch vào giữa năm 2022

Việt Nam dự kiến mở cửa lại hoàn toàn với khách quốc tế, và ngành du lịch đang chuẩn bị tái khởi động với phương châm « An toàn đến đâu mở cửa đến đó ».

Kể từ tháng 11/2021, sẽ đón khách nội địa tại các địa phương đã kiểm soát được dịch, cộng với quy trình chống dịch (vaccin, xét nghiệm…). Phú Quốc sẽ là nơi thí điểm đón khách quốc tế từ các thị trường trọng điểm đã tiêm chủng cho đa số công dân, từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022. Về vaccin, Việt Nam đã nhận được 300.000 liều AstraZeneca từ Úc và chuẩn bị nhận 400.000 liều từ Hungary.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.10.2021


 

mercredi 6 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin và xét nghiệm: 10 câu hỏi và trả lời

 

Báo Tuổi Trẻ chạy cái tít "Tiêm đủ 2 mũi vaccin vẫn phải xét nghiệm, cách ly làm khó doanh nghiệp" [1]. Đúng là khó hiểu. Nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccin thì có lý do gì để xét nghiệm người ta?

Cái note này chia sẻ lại một số câu hỏi và trả lời chung quanh vấn đề xét nghiệm và vaccin. Tôi diễn giải lại từ một bài viết trên mạng [2] và thêm vài câu hỏi mang tính thời sự để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Câu hỏi 1: Thông tin về xét nghiệm quá lẫn lộn. Hãy giải thích các phương pháp xét nghiệm và mục tiêu là gì?

Đỗ Duy Ngọc - Ăn mà không chơi sau cơn đại dịch (1)


Cách đây gần 18 tháng, khi đó Sài Gòn lần đầu tiên giãn cách xã hội mấy chục ngày, trên mạng có câu hỏi như là một trò chơi KHI NÀO HẾT DỊCH, BẠN SẼ LÀM GÌ? Lúc đó tui có một bài viết về mấy quán ăn và món ăn ở thành phố này mà tui dự trù sẽ ghé đến khi hết dịch.

Con mắt lớn hơn cái bụng, thèm mà ăn chẳng được bao nhiêu. Có nhiều bạn lại bảo mấy quán đó giá hơi cao. Ừ thì cao một tí mà ngon là được, ráng chút đi cưng! Nhiều bạn xin địa chỉ khi nào có dịp sẽ ghé thử.

Rồi đến cơn đại dịch cuốn qua thành phố, 4 tháng cách ly, 120 ngày giãn cách rồi phong tỏa. Lại thêm lắm thứ để thèm. Nằm nhà, đi ra đi vào, đi lên đi xuống. Người bệnh nhiều quá, người chết cũng nhiều quá. Sài Gòn bi thương, Sài Gòn xác xơ. 120 ngày tù hãm với những thứ thèm.