mardi 27 octobre 2020

Huy Nguyễn - Cập nhật một số thông số của bão số 9


(1H30, Ngày 28/10)

(Vui lòng giúp tôi cập nhật hình ảnh bão tại địa phương nếu có thể. Xin cám ơn).

Bão đang có khí áp 952hPa, tăng 2hPa so với cách đây 1 giờ đồng hồ (950hPa). Vận tốc gió tối đa cách đây 1 giờ là 205km/h. Vào thời điểm này vận tốc gió tối đa đang là 195 km/h.

Như vậy nó đã qua đỉnh mạnh nhất của bão.

Hiện tại tâm bão cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 180-250km về phía chính Đông. Bão đi rất nhanh! Một vài viền mây lớn rìa bão có dấu hiệu tách rời tâm bão. Đây là dấu hiệu vỡ cấu trúc viền mây rìa bão do nó đi quá nhanh.

Huy Nguyễn - S.O.S. Chúng ta không còn nhiều thời gian vàng để sơ tán


Giai đoạn này bà con nên ưu tiên việc SƠ TÁN, TÌM ĐẾN ĐỊA ĐIỂM AN TOÀN ĐỂ TRÁNH BÃO.

Hãy nhớ mang theo những giấy tờ quan trọng, vật dụng thiết yếu và nhỏ, nhẹ. Hãy tìm đến nhà kiên cố NGAY BÂY GIỜ để chúng ta hoàn thành mọi sự chuẩn bị trước 21 giờ đêm nay.

Tôi nhắc lại:

- Không ở lại trong nhà cấp 4, nhà gạch xây tường đơn, nhà lợp ngói và tôn.

Lê Nguyễn Hương Trà - Miền Trung chạy đua với bão số 9


Lần đầu tiên trong lịch sử khí tượng Việt Nam, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát đi tin khẩn cấp cho cơn bão số 9 (Molave) khi chưa vượt qua kinh tuyến 120.


Mọi thông số dự báo về cơn cuồng phong Molave vượt trên mức cường độ đưa ra trước đó; với sức gió có thể đạt trên cấp 16, giật cấp 18 -19.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.10.2020


 

Hoàng Nguyên Vũ - Khẩu nghiệp với đồng bào đang tang thương


Đến mức này thì không thể tưởng tượng nổi nữa !

Giữa lúc bão lũ như nhấn chìm miền Trung, người chết, của cải mất, nhà cửa trôi, rất nhiều tấm lòng nhân ái của đồng bào hướng về miền Trung để chia sẻ và giúp đỡ. Thì có một bộ phận lên mạng thể hiện mình hiểu biết kiếp nghiệp hơn người, cho rằng miền Trung bị như thế là « quả báo từ kiếp trước ».

Huy Nguyễn - HÃY SƠ TÁN! SƠ TÁN TRIỆT ĐỂ!


SƠ TÁN ĐẾN CÁC NHÀ BÊ-TÔNG KIÊN CỐ!

Tôi sẽ có buổi lên sóng trực tiếp trên VTC14 vào 02 giờ chiều nay (27/10) nói về việc ứng phó với bão số 9. (Có phát live trên trang Facebook và YouTube của Kênh VTC14).

Vào khung giờ đó chắc mọi người ở vùng ảnh hưởng của bão sẽ không có thời gian xem, vì phải ưu tiên chuẩn bị ứng phó với bão. Nhưng ít nhất những người đang còn nghi ngờ về sức mạnh của cơn bão phải ra quyết định sơ tán.

Lưu Trọng Văn - Đóng góp mô hình quản lý mới cho đảng Cộng Sản Việt Nam của tiến sĩ Vũ Trọng Khải

Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) cần lập một Ban tiếp nhận nghiên cứu các góp ý trên Cộng đồng mạng.

Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp, con trai của luật sư Vũ Đình Hòe, bộ trưởng bộ Giáo dục và bộ Tư pháp thời chính phủ Hồ Chí Minh. Luật sư Vũ Đình Hòe là một trong các tác giả Hiến pháp 1946 - Hiến pháp tiến bộ và dân chủ nhất của VNDCCH và CHXHCNVN.

Ông Khải vừa gửi bản góp ý Văn kiện Đại hội Đảng 13. Gã rất chú ý đến mô hình quản lý quốc gia trong thực tiễn đảng CSVN vẫn độc tôn cầm quyền. Đây là mô hình tiệm cận Dân chủ, nhưng đảng CSVN vẫn không sợ mất vai trò lãnh đạo của mình.

Để chuyển qua hoàn toàn Dân chủ tất yếu, theo ông Khải cần đi từng nấc, thay đổi mô hình thể chế theo tinh thần của ông Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề cho Ban chấp hành trung ương Đảng thảo luận:

Huy Nguyễn - Cảnh báo khẩn cấp : Bão số 9 tăng cấp, hãy sơ tán !


(Tin đưa lúc 01h00am, 27/10)

Nếu lũ lụt vào nhà, bạn sẽ có nhiều thời gian để ngồi trên mái nhà chờ cứu hộ.

Nếu cuồng phong số 9 đến chỉ trong vòng 1 tiếng, bạn sẽ không có cơ hội gọi ai cứu mình khi đang trong ngôi nhà yếu.

VẬY HÃY SƠ TÁN!

- Bão tại thời điểm này (01:00AM, 27/10) đã mạnh lên CAT 2 tương đương cấp gió 165 km/h (cấp 14, giật cấp 15).

lundi 26 octobre 2020

Nguyễn Hoàng Dũng - Bầu cho Donald Trump hay Joe Biden ?


Trả lời cho câu hỏi trên quả thật không dễ chút nào, trong bối cảnh các mâu thuẫn và tranh cãi giữa các cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước đã lên tới đỉnh điểm, khi ngày bầu cử chính thức sắp đến gần (3/11).

Tuy nhiên, cũng không thể né tránh câu hỏi trên, bởi lẽ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ ảnh hưởng đến toàn thế giới, nhất là cho Việt Nam, xét trong tình hình Trung Cộng đang ngày càng bộc lộ dã tâm và tham vọng muốn độc chiếm Biển Đông cùng các đảo tiền tiêu còn lại trong Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam.

Như vậy, người Việt ở Hoa Kỳ lựa chọn ai trong hai ứng cử viên trên, cần xem xét thấu đáo tới yếu tố Trung Cộng.

Đỗ T.Công - Biết mình biết người thì mới hy vọng thắng


Nếu bạn ủng hộ đảng Cộng Hòa, bạn mong cho Cộng Hòa thắng và ngược lại bên Dân Chủ cũng vậy. Điều này bình thường theo tâm lý con người. Không theo phe nào như tôi, thì cũng phải phân tích theo dõi để biết tình hình tranh cử; vì nó ảnh hưởng đến vận mệnh nước Mỹ và cả Việt Nam.

Nếu làm con đà điểu, thích nghe tin phe ta thắng, phe nó thua thì chỉ làm mình hụt hẫng. Biết mình biết người để lượng định tình hình, mà muốn vậy thì phải chấp nhận thông tin hai chiều. Nghe tin không vui thì mắng chửi người viết tin không phải là thái độ cầu tiến.

Những người như vậy, sống ngoài nước Mỹ cũng như tại Mỹ. Họ không nên đọc tin trung thực, tin “chùa” làm gì. Vì vậy tôi sẽ lấy họ ra khỏi danh sách “bạn” để họ đọc tin ngoài luồng, tin vui, tin ta thắng địch thua thôi. Người Mỹ có câu “don’t shoot the messager”. Đừng có nóng giận, chửi thề với người đưa tin; cho dù đó là tin không vui.

Họa vô đơn chí : Miền Trung sau lũ lại đón bão « cực kỳ lớn »


Bão số 9 tức bão Molave đã đổ bộ vào Biển Đông sáng nay 26/10/2020 với tốc độ rất nhanh và mãnh liệt, có thể là cơn bão lớn nhất kể từ đầu năm 2020.

Theo báo chí trong nước, bảy tỉnh miền Trung sẵn sàng sơ tán 1,2 triệu người và sáng nay, Việt Nam đã có công hàm gửi các nước Philippines và Trung Quốc đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân được vào tránh trú bão để đảm bảo an toàn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nếu cần thiết có thể sử dụng xe tăng, máy bay trực thăng để cứu hộ.

Trước đó từ Nhật Bản tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai đã cảnh báo :

TIN BÃO KHẨN CẤP CƠN BÃO CUỒNG PHONG SỐ 9

(Bản tin lúc 13h20, ngày 26/10/2020 - RẤT KHẨN CẤP – CHÚNG TA KHÔNG CÒN NHIỀU THỜI GIAN)

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.10.2020


 

Jimmy Nguyen Nguyen - Em hiền như ma sœur


Lâu lâu tám về âm nhạc chút để xả trét nghe. Chớ bàn chiện chính trị hoài nó "đâu cái điền". Mà cuộc đua gần đến đích, không ai có thể ngồi yên, phải đứng và la hét mới phải đạo, hừ hừ...

Hôm nay, trời Úc mưa lâm râm, tui xem TV, thấy một hình ảnh cảm động quá, tự nhiên ký ức hiện về, để kể nghe.

Có bạn nào giống tui không. Tui nhớ năm đó đâu 11 tuổi gì đó, đã biết.... mê gái rồi. Nhưng là "gái chị". Số là tuổi nhỏ, tham gia mọi sinh hoạt ở nhà thờ, có đoàn "Thiếu Nhi Thánh Thể".

Bùi Chí Vinh - Ký ức về tổng thống Ngô Đình Diệm


Ngày 26-10 là ngày Quốc Khánh của Đệ Nhất Cộng Hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cứ đến ngày này tôi lại nhớ mấy câu thơ học thuộc lòng trong sách Quốc Văn ngày xưa:

Ngày hai mươi sáu tháng Mười

Là ngày Quốc Khánh dưới trời tự do

Say sưa tiếng hát câu hò

Reo vang hạnh phúc ấm no hòa bình...

Thời ấy chúng tôi đi học trong túi chỉ có 5 cắc mà xài hoài không hết, là bởi vì vô trường đã được cho ăn bánh mì phô mai, uống sữa nóng miễn phí nên tiền lúc nào cũng dư. Càng nghĩ về ngày Quốc Khánh càng tiếc thương Tổng thống Ngô Đình Diệm biết bao. Nay tôi trích lại một chút kỷ niệm về ông trong hồi ký Giai Thoại Của Thi Sĩ, để hiểu cách ông đối xử với kẻ thù chính trị và con cái họ như thế nào...

Dương Phong - Xin đừng quên những người hùng


Bà con ạ, xin đừng quên họ. Họ là những ngư dân ở xã biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc, Lệ Thủy đã huy động gần 140 thuyền bơ nan từ biển vào cứu dân vùng lũ. Họ cứu hàng ngàn người thoát chết trong đêm lũ căng thẳng.

Đó là ngư dân cha, ngư dân con đã làm hết mình. Rồi ngư dân mẹ, ngư dân chị, ngư dân em ở nhà huy động tiền góp gạo, mua nước mắm, cá khô nấu hàng chục ngàn suất ăn gửi về đồng bào vùng lũ.

Họ là ngư dân lão làng nói ngư dân cha, ngư dân con, như dân mẹ phải mua kẹo bánh, áo quần gửi bà con vùng lũ. Xong việc, họ kéo thuyền về lại làng biển. Có người cảm kích, tặng họ tiền, dầu họ nói đi cứu người không nhận. Nếu nhận là đi làm thuê rồi. Mất ý nghĩa.

Lê Xuân Thọ - Đôi dép rọ và 12 nạn nhân thủy điện Rào Trăng 3

1. Việc ông bộ trưởng xuất hiện ở vùng lũ để thăm trường, thầy cô, học trò bị thiệt hại đó là việc phải làm, không có gì phải ca ngợi cả.

Và nếu sòng phẳng, thì phải trách một chút vì ông ấy có phần chậm trễ.

Còn đây là câu cắc cớ: Nếu không đi cùng Thủ tướng, liệu ông ấy có đến thăm thầy cô, trường lớp, học sinh vùng lũ hay không?

dimanche 25 octobre 2020

Bông Lau - Y M C A


Tối qua theo dõi các chương trình vận động tranh cử rất hào hứng trên TV, với các cuộc diễn thuyết của các ứng cử viên tổng thống đang chạy marathon ở giai đoạn cuối.

Mình theo dõi rất sát cuộc vận động của hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa. Cả hai ứng cử viên đôi khi phóng đại và cường điệu để câu phiếu. Nhưng cho đến giờ phút này thì hầu hết mọi người đã quá rành về chính sách của mỗi phe nên ứng cử viên khó mà bịp được cử tri.

Phần còn lại hổng kém quan trọng, đó là thái độ của các ứng cử viên. Tôi thích cách trình bày của ông Trump hơn, vì thái độ lạc quan và trào phúng. Ông Biden bi quan yếm thế quá, cứ như là ngày tận thế sắp kề cận rồi vậy, cứ rên rỉ mãi con số người chết.

Hoàng Hải Vân – Lời cầu khẩn của rừng


“Hồn Tổ Quốc ngự giữa rừng sâu thẳm

Rừng điêu tàn là Tổ Quốc điêu linh”

Hai câu thơ trên nhà lâm sinh Hoàng Đình Bá đọc tôi nghe từ hơn 30 năm trước. Nó chính là hai câu cuối của bài thơ “Lời cầu khẩn của rừng” rất phổ biến trong giới khoa học và sinh viên lâm sinh ngoài Bắc cũng như trong Nam :

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.10.2020


 

TS Lê Trung Tĩnh - Nền dân chủ Mỹ có đang chết?

Tôi đọc How Democracies Die với một sự quan tâm đặc biệt vì như tiêu đề, quyển sách đặt vấn đề về sự sống còn của nền dân chủ Mỹ. Một đề tài càng nóng hơn những ngày này với cuộc bầu cử tổng thống (TT) Mỹ, mà trọng tâm chú ý không ai khác là đương kim TT Donald Trump, một người phá vỡ hệ thống, và có thể phá vỡ cả nền dân chủ Mỹ (?).

Quyển sách rất công phu, đầy dữ liệu, thông tin về các vấn đề về cách thức tổ chức bầu cử ở Mỹ, về quá trình đi đến thể chế độc đoán ở nhiều nước. Trân trọng cảm ơn các tác giả Steven Levitsky, Daniel Ziblatt, là hai nhà nghiên cứu chính trị tại Harvard.

Sau đây là một số bình luận về quyển sách.