Thành phố Bangalore, Ấn Độ phong tỏa lại một tuần kể từ hôm nay 15/07/2020.
Đăng ngày:
Từ New Delhi, thông tín viên Sébastien Farcis tường trình :
« Nếu
tin vào số liệu chính thức, kể từ đầu đại dịch đến nay, bang Bihar có
chưa đến 20.000 ca Covid-19 và 150 trường hợp tử vong, một tỉ lệ rất nhỏ
so với dân số 100 triệu người. Tuy nhiên, con số này không phản ánh
đúng thực tế, vì số lượng xét nghiệm rất ít, dù có tăng khoảng 6% một
ngày.
(Reuters) – Trung
Quốc trừng phạt Lockheed Martin vì bán vũ khí cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 14/07/2020
thông báo việc trừng phạt tập đoàn Mỹ Lookheed Martin vì đã tham gia vào hợp
đồng bán vũ khí mới nhất giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, trị giá 620 triệu đô la. Tập
đoàn này là nhân tố chính trong chương trình hiện đại hóa các hỏa tiễn
địa-không Patriot của Đài Loan.
"Thế giới sẽ
không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Mỹ sát cánh
cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong bảo vệ chủ quyền của họ với các
tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế.
Chúng tôi nói rõ:
Hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh với các tài nguyên ngoài khơi tại Biển Đông
là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt của họ để kiểm soát các tài nguyên đó".
Trang nhất các báo Paris hôm nay 13/07/2020 tập trung cho thời sự nước Pháp. Libération chú ý đến việc tân thủ tướng Jean Castex đi thăm lãnh thổ hải ngoại Guyane, nơi virus corona đang hoành hành. Le Monde đề cập đến Đảng Xanh trước thử thách quyền lực tại các thành phố lớn, La Croix dành hồ sơ cho vấn nạn một số thanh niên thích biểu diễn « bốc đầu xe » mô tô gây nguy hiểm. Les Echos nhấn mạnh « Chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp : Các hướng để tái thúc đẩy kinh tế ». Riêng Le Figaro nhìn sang nước Mỹ, chạy tựa « Đang yếu đi, ông Trump tìm kiếm một sức bật thứ hai ».
Nghị viện Hồng Kông sắp thành bù nhìn như Quốc hội Trung Quốc
Về châu Á, Libération quan tâm đến « Cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng cuối cùng ở Hồng Kông trước khi phải quy phục ».
Trên 600.000 người Hồng Kông vào cuối tuần qua đã tham gia bầu cử sơ bộ
của đối lập, số lượng người đi bầu cho thấy tinh thần phản kháng trước
Bắc Kinh vẫn rất cao.
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải thăm ông Nguyễn Thanh Chấn. Ảnh Lê Thế Thắng
Bà Loan tới thăm
ông Chấn, là lần thứ ba trong 7 năm qua, tính từ thời điểm ông Chấn được ra tù
- sau 11 năm bị giam cầm oan sai vì tội giết người.
Ông Chấn chỉ bị
lãnh án chung thân, là nhờ cha ông đã bỏ mạng cho đất nước. Là con liệt sĩ, ông
mới may mắn giữ được mạng sống để còn được trở về. Bởi nếu không, ông đã phải
dựa cột để lãnh vào người những viên đạn ác nghiệt, y như cách cha ông đã từng
chết cho Tổ quốc.
Vợ ông Chấn kể
lại, bà đã rất dằn vặt mình. Vì nếu bà không sai ông đi lấy nước, thì chẳng có
lý do gì để người ta ép ông ấy vào tội giết người thay cho kẻ khác.
Việt Nam đề xuất
thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng tại cuộc hội đàm trực tuyến với Phó tổng
thư ký Liên Hợp Quốc Atul Khare, sáng 10.7 đã đưa ra đề xuất trên cùng kiến
nghị:
"Chúng tôi mong muốn Liên Hợp Quốc cùng Việt Nam
xây dựng Trung tâm này với hình thức phù hợp".
Cuộc bầu cử nhằm cố gắng gia tăng cơ hội giúp các ứng viên dân chủ
đạt đa số trên 35/70 ghế tại Nghị viện Hồng Kông vào ngày 06/09 tới, để
có thể ngăn chận các đề nghị của chính quyền. AFP ghi nhận, tuy 12 giờ
trưa các phòng phiếu mới mở cửa, nhưng trước đó nhiều người dân Hồng
Kông đã xếp hàng dài chờ.
Dù chỉ liên quan đến phe đối lập, nhưng
nhiều nhà quan sát nhận định số người tham gia sẽ cho thấy ý kiến của
người dân đối với luật an ninh của Trung Quốc. Lãnh tụ sinh viên Hoàng
Chi Phong tuyên bố, cuộc bầu cử sơ bộ là cơ hội đầu tiên để chứng tỏ
người dân Hồng Kông không bao giờ cúi đầu trước Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Stef Blok tuyên bố, thông qua động thái này, chính phủ
Hà Lan muốn ủng hộ vụ kiện của thân nhân các nạn nhân tại Tòa án Nhân
quyền Châu Âu đặt tại Strasbourg. Ông khẳng định : « Mang lại công lý cho 298 nạn nhân thuộc 17 quốc tịch khác nhau trong vụ MH-17 là ưu tiên cao nhất của chính phủ ». Hà Lan sẽ chia sẻ với CEDH tất cả thông tin có được, và báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về quyết định trên.
Thủ
tướng Hà Lan Mark Rutte trong cuộc họp báo cho biết ngoại trưởng Nga
Serguei Lavrov đã được thông báo, nhưng hiện Matxcơva chưa có phản ứng.
(Tổng hợp) – Việt
Nam: Một số quan chức cao cấp bị khởi tố
Cựu bộ trưởng
Công Thương Vũ Huy Hoàng hôm
nay 11/07/2020 bị khởi tố vì gây thất thoát tài sản Nhà nước theo điều 219 Luật
hình sự, và vi phạm quy định quản lý đất đai, liên quan đến « khu đất
vàng » 2-4-6 Hai Bà Trưng quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Hai cựu lãnh đạo
bộ này là Hồ Thị Kim Thoa (nguyên thứ trưởng) và Phan Chí Dũng (nguyên vụ
trưởng) cũng bị khởi tố và bắt giam, ông Vũ Huy Hoàng được tại ngoại.
Cùng ngày tại Thành phố Hồ Chí Minh, phó chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến
bị khởi tố cũng theo điều 219 và bị khám nhà, do các sai phạm liên quan đến
Tổng công ty Nông nghiệp Saigon (Sagri). Báo chí trong nước cho biết cho đến
sáng nay ông Tuyến vẫn tham gia cuộc họp Hội đồng Nhân dân. Trước đó một năm,
ngày 06/07/2019, ông Lê Tấn Hùng, nguyên tổng giám đốc Sagri (em trai nguyên bí
thư thành ủy Lê Thanh Hải) cũng đã bị tạm giam.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết:
Từ
một tháng qua, số lượng xét nghiệm hàng ngày tại Hoa Kỳ đã tăng 33%, và
số ca phát hiện dương tính tăng 167%. Rõ ràng là dịch bệnh đang lây
nhanh, hơn nữa số tử vong đã đạt kỷ lục tại Florida, nơi tổng thống đến
thăm hôm qua.
Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo)
64 tuổi bị đưa vào danh sách đen cùng với ba quan chức cao cấp
khác. Trần Toàn Quốc và Chu Hải Luân (Zhu Hailun), phó bí thư Tân
Cương ; Vương Minh Sơn (Wang Mingshan), giám đốc kiêm bí thư đảng ủy
Công an Tân Cương, cùng với người thân từ nay không còn được đặt chân
lên đất Mỹ. Hoắc Lưu Quân (Huo Liujun), cựu bí thư đảng ủy Công an Tân
Cương cũng nằm trong danh sách nhưng không bị hạn chế nhập cảnh.
Lệnh
trừng phạt được đưa ra theo luật Magnitsky, cho phép chính phủ Mỹ phong
tỏa tài sản, cấm nhập cảnh những đối tượng vi phạm nhân quyền, cấm công
dân Mỹ làm ăn với những người này. Một viên chức bộ Ngoại giao Mỹ nói
với Reuters, danh sách đen không phải là trò đùa, không chỉ mang tính
biểu tượng mà còn ảnh hưởng đến tên tuổi, hạn chế khả năng di chuyển và
kinh doanh.
Theo Tòa Bảo hiến, chỉ có thể cấm người và xe cộ qua lại, cũng như
cấm dùng phương tiện công cộng tại những nơi mà virus đang lan tràn ;
nhưng không cấm người dân ra khỏi nhà và các khu vực lân cận.
Dự
luật này được Quốc hội Pháp thông qua hôm 02/07. Khi thảo luận, Thượng viện cố giảm thiểu tối đa những hạn chế, nhưng sau đó Hạ viện đã đưa
thêm vào văn bản khả năng cấm di chuyển hoặc đóng cửa tạm thời những cơ
sở tại một số vùng lãnh thổ mà virus vẫn còn hoành hành.
Tuy nhiên cơ quan tư pháp cao nhất nước Mỹ vẫn tạm thời ngăn không
cho Hạ viện tiếp cận các tài liệu về tài chính của ông chủ Nhà Trắng.
Yêu
cầu của công tố viên Cyrus Vance được đưa ra trong khuôn khổ cuộc điều
tra về vụ một nữ diễn viên phim khiêu dâm nhận tiền để giữ im lặng về
quan hệ với ông Trump trước đó.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :
Hôm 2 tháng 9,
2019, một bạn Facebook đặt câu hỏi trong phần lời bình của bài Cơn Ác Mộng Của Tập Cận Bình: Hong Kong Trở
Thành Một Đài Loan: “Với nhãn quan và tầm nhìn của mình, chú cho rằng Tập
và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có những bước đi nào tiếp theo với nước Mỹ, thưa
chú?”
Nguyên văn câu
trả lời của tôi:
“Năm 2019 sắp
qua, trong năm 2020, mỗi bên, Trump và Tập đều có những ưu tiên cần phải hoàn
thành. Ưu tiên của Tổng thống (TT) Trump là tái đắc cử nhiệm kỳ hai, và ưu tiên
của Tập là phục hồi hay ít nhất giữ nền kinh tế không bị tụt nhanh hơn.
"Mỹ tập trận
ở Biển Đông không phải để ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền".
Liên quan đến sự
kiện Trung Quốc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), Mỹ cũng
điều hai tàu sân bay, máy bay và các trang thiết bị hiện đại để tập trận gần
khu vực này, PV Dân Việt có trao đổi với Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng.
1. Trung Quốc đã
đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974. Hải quân Trung Quốc đang tập
trận ở Hoàng Sa là tập trận trên đất của Việt Nam và trên biển của Việt Nam.
Chỉ kẻ nào không xem Hoàng Sa là của Việt Nam thì mới phủ nhận điều đó.
2. Trong khi Hải
quân Trung Quốc đang tập trận ở Hoàng Sa của Việt Nam, thì tàu hải cảnh Trung
Quốc 5402 mấy ngày qua đã mò đến cách giàn khoan Việt Nam tại lô 06.1 mỏ Lan
Tây chỉ khoảng 1,3 hải lý. Đây là nơi giàn khoan Việt Nam đã hoạt động ổn định
trong nhiều năm qua.
Tàu hải cảnh
Trung Quốc 5402 ngày 06/7/2020 cũng đã mò đến giếng dầu mỏ Phong Lan Dại ở
khoảng cách 2,5 hải lý. Đây là giếng dầu mà Rossneff Việt Nam khoan thăm dò mùa
hè năm ngoái dưới áp lực quấy phá của tàu Hải dương Địa chất 8 và trực thăng
của Trung Quốc.
Vụ án bưu điện
Cầu Voi, ngay trong ngày 14/1/2008, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh
Long An Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã có báo cáo nhanh gửi Viện Kiểm sát Nhân dân
Tối cao (Báo cáo số 16/VKS.P1A).
Hiện trường vụ án
được xác định xảy ra khoảng 21 giờ.
Và giờ chế của cả
hai nạn nhân được xác định là sau ăn. Cụ thể: "Cả hai tử thi đều chết sau ăn khoảng 24 giờ, thời gian chết
khoảng 10 giờ".
Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07
lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15
hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là
giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.
Đến
ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách
khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào
năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải
cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên,
lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây
áp lực nên chưa thể tiến hành.
Việc khai trương rầm rộ nhằm chứng tỏ quyền kiểm soát của Bắc Kinh
ngày càng lớn rộng tại Hồng Kông. Địa điểm của văn phòng cũng rất ý
nghĩa : đặt tại một khách sạn nhìn ra công viên Victoria, nơi tập hợp
truyền thống từ nhiều năm qua để tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn.
Lá
cờ Trung Quốc được treo bên ngoài, tấm bảng tên cơ quan an ninh được
gắn lên với sự chứng kiến của chính quyền Hồng Kông và cảnh sát. Trưởng
đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố đây là « thời điểm lịch sử ». Theo bà, cơ quan tình báo Trung Quốc sẽ là « đối tác quan trọng » để duy trì an ninh.
Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ coi các hành động ngăn cản là sự vi
phạm nhân quyền ở Tây Tạng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ
quyền tự trị đúng mực của người Tây Tạng, và tôn trọng các quyền căn bản
của họ.
Thông cáo viết, Hoa Kỳ tìm kiếm sự đối xử công bằng, minh
bạch, nhưng Bắc Kinh cản trở một cách có hệ thống việc đi đến khu tự
trị Tây Tạng. Việc tiếp cận này là quan trọng đối với sự ổn định khu
vực, do Trung Quốc vi phạm các quyền của dân địa phương, để mặc môi
trường là đầu nguồn các con sông châu Á bị suy thoái. Washington cũng khẳng
định cần phải bảo tồn bản sắc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ của người Tây
Tạng.