Hai điều thú vị có thể quan sát thấy trong đợt chống
dịch Covid-19 lần này đó là: (1) sự công khai minh bạch thông tin; (2) tính
chịu trách nhiệm giải trình của chính quyền.
Trong lần chống dịch này, thông tin từ phía chính
quyền đưa ra có thể nói là kịp thời và công khai minh bạch (ở mức người dân cảm
thấy có thể tin được, nhất là sau sự kiện bệnh nhân số 17).
Cùng với sự công khai là việc chịu trách nhiệm giải
trình kịp thời mọi biến cố, khúc mắc xảy ra. Cho đến nay, trong mọi biến cố,
người ta luôn có thể tìm thấy ngay những cái tên, những con người đứng ra phát
ngôn, chịu trách nhiệm và đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời.
Gã không thuộc nhóm bạn thường xuyên quây quần bên
Trịnh Công Sơn. Nhưng thỉnh thoảng gặp
thì xoắn chuyện.
Một lần duy nhất
Sơn rủ gã đến nhà ở Duy Tân. Trước mặt Sơn là cái ca tút đạn đại bác bằng đồng.
Sơn hút thuốc và gạt tàn vào đó. Thấy gã ngạc nhiên, Sơn lấy ngón út hất gọng
kính lên như để lên... giọng rồi hát:
"Đại
bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe. "
Theo tác giả Jayadeva Ranade, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược Trung Quốc trên tờ The Tribune*,
ông Tập Cận Bình đang bị những người chỉ trích đòi hỏi từ chức, do đã
xử lý một cách tệ hại đại dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán.
Những
biểu hiện bất mãn, vốn hiếm thấy ở Trung Quốc vì nguy cơ bị trừng phạt,
đang ngày càng tăng lên, gây áp lực lớn đối với chủ tịch Tập Cận Bình
và đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Bùi Chí Vinh : Giờ này mà nỡ tuyên bố trên VTV ngày 29-3 rằng "phát huy tinh thần giải phóng miền Nam
trong việc chống dịch Covid-19". Tội nghiệp đồng bào miền Nam quá, vết
thương cốt nhục "huynh đệ tương tàn" sau 45 năm chưa kịp lành đã có kẻ
tự lạnh lùng xé toạc ra...
Đất nước không có một ngày vui
45 năm thống nhất ngậm ngùi
Miền Nam lúc trước quen hào phóng
Bây giờ co rúm sống cầm hơi
Người bán dạo lao đao khi có lệnh ngưng bán vé số trong thời kỳ dịch bệnh. Ảnh báo Lao Động.
Chúng ta đang
sống trong những giờ phút kỳ lạ của lịch sử nhân loại.
Con virus nhỏ đến
vô hình xuất phát từ Vũ Hán đã làm tê liệt và đóng băng toàn thế giới. Tổn
thương nhất lại là các quốc gia văn minh giàu mạnh nhất. Ban đầu là hai nước
giàu mạnh hàng đầu Châu Á: Hàn và Nhật. Tiếp theo đó là Châu Âu, rồi hiện nay
đang bùng phát mãnh liệt tại siêu cường số một thế giới, điều mà cách đây vài
chục ngày không ai có thể tưởng tượng ra nổi.
Con virus Tàu
quái ác đó đã cưỡng bức loài người bước vào thời gian đại cách ly chưa biết đến
khi nào mới chấm dứt. Người cách ly với người, gia đình này cách ly với gia
đình khác, địa phương này cách ly với địa phương khác, quốc gia này đóng chặt
cửa với quốc gia khác.
Các bạn trẻ tại
Việt Nam nghe ba chữ “lính đánh thuê” từ khi mới tập đọc nhưng chắc không hiểu
rõ định nghĩa quốc tế của ba chữ này.
Theo Nghị định
thư (Protocol) 1977 được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 8 tháng 6 năm 1977 để đính
kèm theo Công Ước Geneva quy định các nguyên tắc hành xử trong một xung đột võ
trang ra đời năm 1949, những điểm căn bản định nghĩa lính đánh thuê (mercenary)
gồm:
(1) không thuộc
quân đội chính thức của chính phủ, (2) được tuyển dụng tại địa phương hay nước
ngoài để tham gia một cuộc xung đột võ trang chỉ vì ước muốn riêng tư và được
hứa đền bù cao hơn một người lính cùng cấp trong lực lượng võ trang của chính
phủ mướn người đó, (3) không phải thành viên hay đang cư ngụ trên lãnh thổ được
kiểm soát bởi chính phủ.
1.
Lẽ ra chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lên truyền hình đọc trực tiếp Lời kêu gọi quan
trọng chống dịch virus Vũ Hán như chống giặc xâm lược Non sông này.
Người Dân sẽ cảm
nhận được thần thái và khí Nước qua sắc mặt, cử chỉ, giọng đọc của ông để giục
giã đồng nhất tâm can, hay ơ hờ với lời kêu gọi Toàn Dân như vậy.
Thật đáng tiếc
những lời kêu gọi Quốc gia như thế này lại không vang lên từ chính nguyên thủ
quốc gia ở thời khắc sống còn.
1. Vừa nghe tin Thủ tướng quyết định cách ly cả nước 15
ngày bắt đầu từ 0 giờ ngày 01/4/2020, thì lại nhận được tin Bộ Lao động và
Thương binh Xã hội xin phép mở cửa biên giới cho 8.459 lao động người nước
ngoài nhập cảnh mà bàng hoàng sửng sốt.
Sao lại xin mở
cửa biên giới vào lúc cả nước phải tự cách ly?
“Theo báo cáo của
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 15-3, tổng nhu cầu của các
địa phương và cơ quan đại diện ngoại giao các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản... đề nghị ưu tiên cho lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là 8.459
lao động (chủ yếu là người Trung Quốc và Hàn Quốc).
Cho dù mới theo dõi trên 5 ca, nhưng các nghiên cứu của Pháp được công
bố trên The Lancet hôm 27/03/2020 và được Le Figaro đưa lại mang ý nghĩa
quan trọng, vì lần đầu tiên ghi chép rất cụ thể những diễn biến sau khi
bị nhiễm virus corona.
Các tác giả ghi nhận ba loại triệu chứng lâm sàng và sinh học khác
nhau ở 5 bệnh nhân bị nhiễm virus Covid-19. Có hai kịch bản diễn tiến
tích cực, có hoặc không có biểu hiện nặng, và kịch bản xấu nhất dẫn đến
tử vong.
Cả ba kịch bản trên chỉ liên quan đến những người có
triệu chứng bệnh, để sang một bên phần nổi của tảng băng là những ai bị
nhiễm nhưng không phát ra triệu chứng. Theo ước lượng của Trung Quốc
đăng hôm 16/3 trên tạp chí Science, cứ mỗi ca xác định dương
tính lại có từ 5 đến 10 ca khác là người lành mang mầm bệnh (không triệu
chứng), chiếm 86% số trường hợp lây nhiễm.
Cuối giờ chiều Chủ nhật 29/03/2020, chiếc phi cơ vận tải của Air
France chở theo 100 tấn thiết bị y tế, trong đó có 5,5 triệu khẩu trang
từ Thượng Hải đã hạ cánh xuống phi trường Roissy, ngoại ô Paris. Trước
đó một hôm, chính phủ Pháp loan báo lập cầu không vận với Trung Quốc để
đưa gấp mặt hàng mà các nhân viên y tế đang rất cần để có thể tự vệ
trước đại dịch virus corona.
Theo bộ trưởng y tế Olivier Véran, Pháp đã đặt mua « hơn 1 tỉ khẩu trang » trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu từ Trung Quốc. Trước đó hai ngày, tờ Le Monde
đưa ra con số khẩu trang mua của Trung Quốc là 600 triệu. Đối mặt với
làn sóng bệnh nhân Covid-19 hiện nay, ngành y tế Pháp cần 40 triệu khẩu
trang/tuần, nhưng Pháp chỉ có thể sản xuất 8 triệu chiếc/tuần.
Đại dịch toàn cầu do con virus từ Vũ Hán gây ra là đề tài bao trùm
trang nhất đồng thời là hồ sơ của tất cả các tuần báo Pháp kỳ này. Trang
bìa của L’Express là hình vẽ một bác sĩ đang ôm đầu, bao quanh là những bệnh nhân đang hôn mê được cho thở máy, với hàng tít « Trên tuyến đầu ». L’Obs giới thiệu những « Suy nghĩ về tình trạng phong tỏa » với bức ảnh một cặp vợ chồng sau khung cửa sổ sáng đèn, trong bóng đêm đen.
Le Point nhìn về « Một thế giới sau này », đăng ảnh một chàng trai và một thiếu nữ châu Á đeo khẩu trang, nắm tay nhau đi dưới bóng một rừng hoa đào. Courrier International chạy tựa « Suy nghĩ lại về thế giới »,
đặt vấn đề phải chăng cuộc khủng hoảng virus corona là cơ hội cho một
sự khởi đầu mới, qua ý kiến của một số triết gia, nhà thơ, nhà báo các
nước.
Những người ủng
hộ thị trường tự do (trong đó có tôi) không tán thành việc duy trì hạn ngạch
xuất khẩu gạo, không tán thành việc quy hoạch cố định diện tích đất trồng lúa.
Đối với họ, an ninh lương thực sẽ tự bảo đảm khi thị trường vận hành thông suốt
và khi người nông dân tự quyết định làm cái gì trên mảnh đất của mình là có lợi
nhất. Tóm lại là trong kinh tế thị trường, có tiền là có an ninh lương thực,
càng có nhiều tiền thì càng không có lý do gì để sợ đói.
Nhưng khi đại
dịch toàn cầu đang diễn ra, họ phải nghĩ khác, không phải họ từ bỏ niềm tin vào
thị trường, mà họ không thể không tính đến một tình huống chưa có tiền lệ đang
hiện hữu.
Tuần trước, tôi
có cuộc nói chuyện với một viên chức chính trị thuộc tòa Tổng Lãnh sự quán Hoa
Kỳ. Cuộc nói chuyện có đề cập đến tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống
dịch tại Việt Nam.
Anh ấy cho tôi
biết, hàng ngày các chuyên gia y tế Việt Nam và nhân viên của Trung tâm Kiểm
soát Dịch bệnh và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều có các cuộc làm việc,
trao đổi cùng nhau.
Phía Hoa Kỳ đánh giá cao khả năng và nỗ lực của Nhà
nước Việt Nam trong việc đối phó với dịch cúm Corona. Và rằng phía Việt Nam
luôn thông báo đầy đủ, kịp thời các diễn biến (ca nhiễm, việc cách ly…) với
phía Hoa Kỳ. Viên chức chính trị này nói rằng chỉ mong sao phía Việt Nam duy
trì được tinh thần làm việc như thế.
Hôm nay, anh
chàng quê Sóc Trăng, tên Vũ, không biết đi theo tiếng gọi của cái gì, đã chuồn
khỏi khu cách ly ở Tây Ninh khi chưa tiến hành xét nghiệm virus Corona khiến
dân tình được một phen kinh hồn bạt vía.
Theo lời khai
(chưa kiểm soát độ trung thực), thì anh chàng Vũ này bắt một chiếc xe 7 chỗ từ
Tây Ninh để lên Tân Phú, trên xe chỉ có một tài xế.
Các cơ quan chức
năng đã gọi điện thuyết phục, Vũ quay lại khu cách ly bằng xe chuyên dụng.
Trước đó, Vũ từ Campuchia về Việt Nam bằng đường bộ và được chuyển vào khu cách
ly.
Chị nhân viên nhà
ăn bệnh viện (BV) Bạch Mai tên là HTN, là bản sao của bệnh nhân (BN) 17, nhưng
ở mức độ còn cao hơn, đang khiến nhiều người dân Đại Từ, Thái Nguyên, vô cùng
hoang mang.
Chị này quê ở xã
PT, huyện Đại Từ, làm cho nhà ăn BV Bạch Mai với công việc đưa cơm tới các
khoa, phòng của BV. Theo chị này thì ngày 25/3, chị ta được xét nghiệm và cho
kết quả âm tính.
Lúc 13h chiều
qua, 27/3, chị ta từ BV Bạch Mai về Đại Từ trên xe cùng 14 người nữa, đến thị
trấn Đại Từ lúc 15h. Sau đó, thấy ốm sốt, chị này
thuê xe ôm vào BV huyện Đại Từ khoảng hơn 15h.
Người Hồ Bắc đến nhà ga mua vé khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ.
Đây là bài viết
của nhà văn kiêm dịch giả tiếng Trung, Hà Phạm Phú. Tư liệu ông viết từ nguồn
tiếng Trung trên các trang thông tin uy tín của Trung Quốc. Bài viết cho ta có
cách nhìn bên trong nội bộ Trung Quốc để có niềm tin rằng sự xấu xa độc ác, độc
tài trước sau cũng đến hồi kết.
"Hôm qua tại
giao giới hai tỉnh Giang Tây và Hồ Bắc đã xẩy ra một cuộc xung đột dữ dội giữa
dân cảnh (dân chúng cùng cảnh sát) hai địa phương đông đến cả vạn người, mạng
xã hội tiếng Hoa gọi là "Giang-Hồ" xung
đột.
Lý do, tỉnh Hồ Bắc dỡ phong tỏa, dân tràn sang Giang
Tây kiếm việc làm. Nhưng cảnh sát Giang Tây chặn lại. Cảnh sát Hồ Bắc quá bộ
can thiệp. Căng thẳng bị đẩy lên cao, lôi kéo dân chung tham gia. Ẩu đả, đập
phá xe cộ kéo dài. Đó là sự kỳ thị người Hồ Bắc, đó là sự thiếu tin tưởng giữa
chính quyền hai tỉnh. Hai za, một phát pháo bất ngờ nã vào họ Tập.
Mỗi ngày từ 7 giờ sáng, hàng dài người kiên nhẫn đợi trước IHU (bệnh
viện & đại học) Méditerranée Infection ở Marseille chuyên về bệnh
nhiễm, để được ê-kíp của giáo sư Didier Raoult xét nghiệm virus corona
chủng mới. Đa số mang khẩu trang, mới vào giữa buổi sáng AFP đã đếm
được khoảng 300 người.
Xét nghiệm hàng loạt « phù hợp với lời thề Hippocrate »
Bất
chấp quan điểm của chính phủ Pháp là chỉ xét nghiệm cho nhân viên y tế
và những người dễ bị tổn thương, từ nhiều tuần qua, giáo sư Raoult, giám
đốc IHU Méditerranée Infection khẳng định cần phải xét nghiệm đại trà
mới có thể ngăn được con virus đến từ Vũ Hán, và cách ly những người
dưong tính. Chủ nhật 22/02/2020, ông lại lên tiếng cùng với năm giáo sư
và bác sĩ khác trong một thông cáo : « Phù hợp với lời thề
Hippocrate đã tuyên thệ, chúng tôi quyết định cho xét nghiệm virus
Covid-19 cho tất cả những bệnh nhân nào bị sốt đến khám ».
Người đang quyết
tâm làm đổ sụp Trung Cộng là tiến sĩ John Lenczowski, nhà sáng lập Học viện
Chính trị Thế giới.
Hãy nghe ông vạch
ra tất cả sự thật mà Trung Cộng đã và đang tiến hành chống nước Mỹ để giành
ngôi thống trị thế giới:
"Trung Cộng đã tiến hành Chiến tranh Lạnh chống
lại Hoa Kỳ trong nhiều năm, hoặc có thể nói nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chúng ta
có rất nhiều trở ngại cho khả năng nhận thức thực tế này".
Vì sao lại có sự
thờ ơ của các chính khách Mỹ về sự thật này?
Trong lúc chống
dịch virus Vũ Hán đang ở vào cao trào thì thấy việc bổ nhiệm nhân sự cũng liên
tục xuất hiện trên truyền thông. Trước khi Bộ Chính trị (BCT) họp về dịch sáng
ngày 20/2020 thì Tổng bí thư cũng đã chủ trì Tiểu ban Nhân sự Đại hội 13 họp
ngày 19/3/2020. Để thấy được việc làm nhân sự cho Đại hội 13 đang được tiến
hành gấp rút.
Một vấn đề được
bàn luận công khai bởi các cán bộ lãnh đạo cao nhất của Đảng, là việc chạy nhân
sự trung ương. Đây là vấn đề của Đảng, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến
Nhân Dân. Còn chạy nhân sự trong Đảng thì hàng ngũ cán bộ mãi còn yếu kém, nạn
hối lộ, tham nhũng còn gia tăng, quốc khố bị rút ruột, kinh tế bị tàn phá, xã
hội bị băng hoại.
Làm thế nào để
chấm dứt tình trạng chạy nhân sự ở cấp tỉnh thành và trung ương?
Tôi có ông anh họ
bên ngoại (sinh 1947) được học bổng Hoa Kỳ, đậu master toán thống kê và xác
suất, về nước làm ở bộ Kinh tế.
Anh kể, năm 1974,
tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo - Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa đặc trách phát triển
kinh tế, kiêm Bộ trưởng Bộ Canh nông và Kỹ nghệ, gọi anh lên xem “Đồ án xây dựng Hệ thống kho tồn trữ lúa
gạo” (rice preservation system) theo Chương trình tài trợ kế hoạch hậu
chiến của Hoa Kỳ.
Nhưng ngặt là
Chương trình tài trợ đòi Việt Nam phải đưa ra được danh sách kỹ sư ngành tồn
trữ lương thực (food storage engineer), TS Hảo sai anh rà soát có kỹ sư tồn trữ nào đang làm trái nghề ở các bộ, ngành
không?