jeudi 5 mars 2020

Huy Đức - Ông Bùi Mạnh Lân đã có công loại bỏ « nhóm quyền lực đen Tiền Giang », đứng đầu là trung tướng Nguyễn Việt Thành



Xin lỗi, minh oan, cho hai ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng là cần thiết [doanh nhân thứ ba không thèm nhận lời xin lỗi]. Nhưng, không truy cứu trách nhiệm hình sự tướng Nguyễn Việt Thành (Tư Bốn) là bỏ lọt tên chủ mưu, cầm đầu. 

Bốn tội phạm đã bị xử lý chỉ là những kẻ thừa hành lệnh của Nguyễn Việt Thành [đại tá Ngô Thanh Phong, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Công an Tiền Giang (3 năm tù giam); trung tá Nguyễn Tuyến Dũng, 5 năm tù giam; trung úy Nguyễn Văn Út, 2 năm tù giam; thượng tá Nguyễn Văn Nên, chịu khởi tố ở hai vụ án, nhưng đã phát điên đang ở trong nhà thương Biên Hòa]. 

Không chỉ vụ Gas Bình Dương, chỉ cần xem xét hồ sơ vụ "Hùng Xì -Tẹc" đủ thấy đám Phong, Dũng, Nên... dưới thời tên Tư Bốn, đã hành xử như xã hội đen mà không có được cái đạo giang hồ mà đám xã hội đen vẫn có.

Mai Quốc Ấn - Phía sau một bản tin



Tôi tóm tắt ngắn gọn bản tin trên Thanh Niên như sau: Bốn người Trung Quốc đi từ Quảng Ninh dự kiến vào Đà Nẵng để trốn dịch. Khi vào Thừa Thiên - Huế, họ xuống Phú Vang tìm quán ăn thì bị bắt giữ. Trong số bốn người, chỉ có một người có hộ chiếu, không có hồ sơ đóng dấu nhập cảnh. 

Các ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang đề nghị Cục Xuất nhập cảnh phương án trục xuất những người này về nước. Theo đó, có 2 phương án : có thể cách ly 14 ngày sau đó trục xuất, hoặc xét nghiệm nếu âm tính với Covid-19 thì sẽ trục xuất ngay.

Nhìn sâu vào bản tin này có thể thấy việc người Tàu “tung tăng” tại Việt Nam bất chấp quy định xuất nhập cảnh. Họ vào đất nước mình trái phép, và hiểu đơn giản là từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên-Huế đã là nửa đường đi dọc quốc gia.

Dương Trí Toàn - Mẹ giàu, mẹ nghèo



Chị Mận, công nhân một khu chế xuất ở Sài Gòn, suốt hai tháng qua vẫn hàng ngày làm một công việc mà chị không bao giờ muốn: Mỗi ngày gửi đứa con nhỏ hai tuổi ở nhà một người quen. "Họ không lấy tiền, nhưng chiều về đón con mình mua chút rau củ để cảm ơn". 

Ban đầu chị Mận gửi con vào một cô giáo mầm non tư thục, nhưng việc này đã bị thông báo cấm. Chị lại tìm một bà cô tốt bụng hay trông trẻ nhỏ, nhưng bà cũng đã được gia đình đưa về Đắc Lắc để phòng bệnh. Dường như ai cũng ánh lên vẻ mặt đề phòng.

Chị không biết khi nào tình trạng này chấm dứt. Khuôn mặt chị hằn vết khẩu trang và tay đã gần rộp lên vì nước diệt khuẩn. Công ty cũng không biết khi nào sẽ giảm biên chế, nhưng lương thì đã chậm nửa tháng, với lý do mà người chủ đưa ra không thể thuyết phục hơn: do dịch bệnh.

mercredi 4 mars 2020

Lưu Trọng Văn - Tàu sân bay và chiếc neo Dân chủ



Trần Song Hải, con trai của một sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) - từng cùng Ngụy Văn Thà chỉ huy hạm Nhật Tảo HQ 10 của VNCH, sau đó Ngụy Văn Thà hy sinh khi tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - điện thoại cho gã:

Em cùng nhóm tàu của em vừa rời Bến tàu Cao tốc Sài Gòn đi Đà Nẵng, theo lời mời của Phái bộ Hải quân Mỹ và Ban Tổ chức đón tiếp Tàu sân bay Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt Mỹ, để đưa rước các thành viên Tàu sân bay vào cảng Tiên Sa lên thăm Đà Nẵng.

Theo nhiều nguồn tin thì ngày 5.3.2020 Tàu sân bay hiện đại nhất hải quân Mỹ cùng các tàu chiến hộ tống sẽ cặp cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. 

Huy Đức - Tìm dấu hiệu tham nhũng ở đâu



Lãnh đạo trẻ một địa phương, chỉ trong một thời gian ngắn trước luân chuyển, đã ký cấp 60 dự án. Những chữ ký này đã đặt người kế nhiệm vào một tình huống khó xử vì địa phương chỉ có thể triển khai một phần trong số dự án được ký rất vô trách nhiệm đó. 

Năm 2008, cũng trong một thời gian cực ngắn trước khi huyện Mê Linh chính thức sáp nhập vào Hà Nội, 47 dự án với quy mô lên tới 2.180 hecta cũng đã được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc lúc ấy gấp rút hoàn thiện các thủ tục chấp thuận đầu tư. Hơn 10 năm qua, đất “47 dự án” đó gần như bỏ hoang, nông dân Mê Linh thì không còn ruộng cày, đô thị thì vẫn nằm trên giấy. 

Không chỉ ký dự án “chạy giờ G”, có lãnh đạo cao cấp của nhiệm kỳ trước, chỉ trong mấy ngày trước khi nhận ghế cao hơn, từng ký gần 70 quyết định điều động bổ nhiệm. Vị này, trước khi rời một vị trí khác cũng đã ký thêm 40 quyết định.

Mai Bá Kiếm - Cắt bớt chương trình học, ra đề thi trong chương trình giới hạn



Tôi ủng hộ đề nghị dưới đây, cắt bớt chương trình học chứ không kéo dài niên khóa. Tất nhiên, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đề thi tuyển vào lớp 10 năm 2020 phải ra trong chương trình giới hạn đó, tức học gì thi nấy.

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có thể sẽ rất cao, vì học sinh chỉ ôn thi trong chương trình giới hạn. Nhưng điều đó chẳng sao, vì các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sau đó sẽ sàng lọc bớt những sinh viên thực sự yếu.

Nhớ lại 52 năm trước, học trò niên khóa 1967 -1968 ở miền Nam "nhờ" trận Tổng tấn công Mậu Thân (đợt 1 từ ngày 30/1 - mùng 1 Tết, đến 28/3/1968) "được" nghỉ học hơn hai tháng.

Video “Ghen Cô Vy” của Việt Nam lên báo Pháp



Nhật báo Le Figaro trong bài tường thuật trực tiếp về virus corona hôm 03/03/2020 đã đăng video “Ghen Cô Vy” với lời giới thiệu: Cơ quan y tế Việt Nam đã tung ra một bài hát phòng chống virus corona, do các nghệ sĩ trong nước trình bày. Kèm theo là bài múa của các ngôi sao TikTok, bài hát đã gây cảm xúc mạnh.

Bán trời không văn tự, đất ngầm thì cho không!



Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)
(NĐT 03/03/2020) Hà Nội và các thành phố Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi những công cụ quản lý tài nguyên không gian đô thị hiện đại thay thế cho những mô hình lạc hậu.

Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)

Hà Nội: Tự sự của các tòa nhà vươn cao, cao mãi…

Công trình xây dựng cao nhất Hà Nội trước 1990 là khách sạn Giảng Võ (11 tầng). Đầu những năm 2000, khi mở cửa đầu tư, nhà cao cả chục tầng khắp nơi, thì bản quy hoạch Hà Nội cũng mới rón rén chấm 9-12 tầng. Các doanh nghiệp tư nhân nắm bắt cơ hội rất nhanh nên xin phép xây nhà 18-20 tầng để kinh doanh. Đối mặt với loại hình mới, cho dù chưa từng biết đến lợi hại của nhà cao tầng, song các nhà quản lý cũng… liều mạng cho ý kiến chỉ đạo, lúc thì “không thể chấp nhận được”, khi thì lại thấy “cần điểm nhấn, nên chấp nhận được”.

Trương Châu Hữu Danh - An ninh lương thực cho ai?



Người dân Chợ Gạo đã vét đến những giọt nước cuối cùng cho đồng ruộng, chỉ để đảm bảo "an ninh lương thực". Mà an ninh lương thực cho ai, khi hàng chục năm nay Việt Nam luôn tự hào xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới!

Việc sử dụng nước ngọt để trồng lúa, trong số các quốc gia dọc sông Mêkông, Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã và đang lấy nước sông Tiền và sông Hậu nhiều nhất để mở rộng diện tích lúa có nước tưới trong mùa khô (đông xuân), đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hằng năm từ 6-7 triệu tấn gạo. 

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, sản xuất mỗi một kg lúa tốn đến 3.000 lít nước. Vậy để xuất khẩu gạo 6 - 7 triệu tấn gạo cho "an ninh lương thực thế giới", sẽ tốn bao nhiêu nước?

Mai Bá Kiếm - Hải Phòng phô trương, ấu trĩ hay là tham nhũng ?



Ông Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương, hãy cho giám định giá một bộ ấm chén và một lá cờ có phải là 500.000 đồng không? 

Nếu giá giám định chỉ 170.000 đồng như người dân tố cáo thì khởi tố vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Nếu giá giám định là 499.000 đồng thì vẫn đủ mức thiệt hại để khởi tố vụ án tham nhũng!

Nếu giá giám định từ 500.000 đồng trở lên, ông Trọng cho điều tra doanh nghiệp gốm sứ nào và doanh nghiệp may nào đã bán cho Hải Phòng ấm chén và cờ? 

Hoàng Linh - Hải Phòng cần cất bộ ấm chén vào bảo tàng



Món quà này nếu cách đây trên 30 năm có lẽ đã được nhân dân thành phố hoa phượng đỏ nhiệt liệt đón nhận.

Văn hóa tặng quà và kể cả văn hóa nhận quà cũng thay đổi, người dân Hải Phòng không còn hào hứng hoặc cảm thấy vinh sự khi nhận quà tặng có hàng chữ đề tặng của chính quyền, cơ quan, đơn vị... như thời xa xưa.

Chưa kể nhiều lời đàm tiếu cho rằng có việc trục lợi.

mardi 3 mars 2020

Con virus corona đã rình rập tận cửa



Cửa vào pharmacie: "Không có khẩu trang", "Không có gel sát khuẩn".

Hôm nay 03/03/2020 một nạn nhân thứ tư của virus corona chủng mới đã tử vong tại Pháp, đó là một ông cụ 92 tuổi sống tại vùng Morbihan. Số ca dương tính trên toàn quốc vượt ngưỡng 200, lên 204 người. Theo Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran, khoảng 12 người tình trạng nặng đang được hồi sức.

Bữa trước nhân viên bảo vệ đi phân phát cho từng ban những hộp giấy ướt sát trùng (lingette désinfectante). Cứ tưởng lâu lâu được quan tâm, ai ngờ vào lúc một giờ rưỡi sáng Đài gởi mail thông báo : một phóng viên France 24 đi Iran về đã bị nhiễm (người này khi trở về Pháp chưa vào Đài).

Thiếu Khanh - Ai buồn hơn ai ! Ai hèn hơn ai !



Truyện "cổ học tinh hoa:"

Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong cái hang , thấy có một ông lão bèn hỏi rằng:

"Hang này tên gọi là hang gì?

- Ông lão thưa: Tên là hang Ngu Công.

- Tại làm sao mà đặt tên như thế?

Nguyễn Thông - Coi phim



Thực tình, từ dạo đọc câu tổng kết nghe nói của nhà thơ Trần Đăng Khoa, rằng "ngồi buồn cởi cúc coi chim" gì gì đó, tôi không coi phim tivi mậu dịch nữa. Tinh những ta thắng địch thua, ca ngợi đảng bác, coi làm gì.

Thấy đứa cháu bảo phim "Sinh tử" xem cũng được, tôi lại yếu lòng, ngó qua, có đúng như nó nói hay ông "Góc sân nhà em" nói. Ôi giời, ai đời chủ tịch tỉnh Trần Nghĩa do diễn viên nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng đóng, làm chủ tịch, phó bí thư đảng một tỉnh, mà còn nguyên bộ ria mép.

Tôi "chơi" với cái đảng này, chính quyền này tới nay hơn sáu chục năm rồi, biết nhau lắm, tôi đố ông bà nào chỉ ra cho được một cán bộ cấp cao hàng đầu của tỉnh, cán bộ trung ương để ria mép đó.

Tâm Chánh - Tự sự Đầm Dơi từ Đồng Nọc Nạn



Hơn ai hết, người thầy cảm nhận gánh nặng mình đã phiền lụy đến tập thể, đến xã hội. Phần lớn trí thức hiện diện trong đời sống thường nhật xung quanh chúng ta đều lặng lẽ chọn cho mình ứng xử đó. Chúng tôi là ngôi thứ nhất mỗi khi họ muốn diễn đạt về mình. Sức nặng của tập thể, của tổ chức nặng oằn mỗi cân nhắc ứng xử của họ. 

Tôi tin đến mức đau đớn khi đọc những gì người thầy ở Đầm Dơi trả lời báo Tuổi Trẻ. Những trí thức thường nhật trong cuộc sống của xứ sở chúng ta ai mà không cảm thấy mình nhỏ mọn, đơn lẻ, không phải từ bây giờ, mà như từ tiền kiếp, trong nền tảng văn hóa truyền thống. Mỗi chúng ta đều như nô thuộc với chính trị không phải từ bây giờ.

Những người thầy ngồi hội đồng kỷ luật, cả thầy hiệu trường, vẫn cố gắng để khéo léo tận tình với đồng nghiệp mình bị nạn. Mọi nổ lực của cái tập thể bề ngoài có vẻ quyền lực ấy, rất nhanh chóng để chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không, cốt còn giữ lại cho đồng nghiệp mình thân phận người thầy. Phần lớn “bọn” quản lý ấy, có cách vào vai ác mà cơ chế phân định bằng phủ dụ, giữ được cây lo gì không có rừng. 

Trương Nhân Tuấn - Làm thế nào để "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long ?



Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai. Sông Cửu Long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn. 

Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa. 

Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn". 

lundi 2 mars 2020

Khi Việt Nam bị 'ốm': Số phận một dân tộc giữa những trận dịch


(PN 02/03/2020) Chúng ta nói nhiều về một Việt Nam cường tráng. Đó là Việt Nam anh dũng, tài hoa, nhân văn, với địa linh nhân kiệt… Nhưng thực tế, bên cạnh những ngày khỏe mạnh, Việt Nam cũng có lúc ốm đau.

LTS: Sau COVID-19, dịch bệnh nào sẽ được gọi tên? Liệu lịch sử thế kỷ XXI có chứng kiến sự trở lại của những “cái chết Đen” trong quá khứ? Hay lại là một biến chủng khác trong bối cảnh toàn cầu hóa, khiến chúng ta phấp phỏng âu lo, đợi chờ? Đằng sau ống kính lịch sử dịch bệnh, những con số, những sử liệu “biết nói” nhiều hơn những điều chúng ta nghĩ. Và thứ quá khứ phức tạp và nhiều ẩn số ấy, luôn vẫy gọi, để ta truy cầu chính ta; cho ta một kiến giải thú vị về hôm nay. Hơn cả một cảm giác lịch sử, là một cảm giác rất đương đại.

Trí nhớ xã hội (cũng như của tất cả chúng ta) cố quên đi lúc đau ốm, yếu ớt, mà chỉ nhớ về những ngày khỏe mạnh vui tươi. Nhưng dù có muốn nhớ về nó hay không, thì bệnh tật luôn là một phần của quá khứ. Việc chúng ta học được gì từ những ngày ốm là cực kỳ hữu ích, vì nó giúp nhận thức sự mẫn cảm sinh học của Việt Nam để có cách thức phòng tránh trong tương lai.

Cù Mai Công - Người ta đấu tố cả « bần nông »


NGƯỜI TA ĐẤU TỐ CẢ "BẦN NÔNG" - THẦY GIÁO NGHÈO, CẢ TÌNH NGHĨA CHIA SẺ QUÊ NGHÈO

Cách đây gần 20 năm, có hai cô giáo già, về hưu, dạy một lớp bổ túc (giáo dục thường xuyên) ở quận. Học trò tặng mỗi cô một xấp vải ngày 20-11. Chuyện tình nghĩa thầy trò bình thường vậy mà trưởng phòng giáo dục quận đó kết tội hai cô "ăn hối lộ". Trong khi đó, vị này đang làm thất thoát ngân sách 700 triệu (khoảng 200 cây vàng lúc đó).

Tôi viết bài: "Nhận của học trò 2 xấp vải: ăn hối lộ; 700 triệu: chuyện nhỏ".

Tưởng chuyện vậy sẽ không bao giờ có nữa, dè đâu còn tệ hơn - tệ đến tàn nhẫn.

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (2)


Nam kỳ "lục tỉnh" không hẳn chỉ có hệ thống sông "Cửu Long" bị "cạn dòng" (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các "học giả dân tộc chủ nghĩa". Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v...) hiện thời cũng "tơi tả" vì hạn, mặn. Nhứt là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là "miệt vườn", nơi ruộng lúa phì nhiêu nhứt miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.

Báo Long An "báo cáo" tình hình hạn mặn đất "miệt vườn" như sau:

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (1)


Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải "cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở thượng nguồn sống Cửu Long (Mêkông) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ Trung Quốc qua Lào và Campuchia...) ?

Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự "hiện hữu" từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân Việt Nam sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là "nguy kịch". Ngôi nhà "Đồng bằng sông Cửu Long" đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên ngói...