mercredi 19 février 2020

Mỹ siết quy chế đối với 5 cơ quan báo chí Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa

Virus corona - Covid-19: Khoảng 80 nước cấm hoặc hạn chế dân Trung Quốc nhập cảnh

Virus corona - Covid-19: Tại Nhật, 500 hành khách tàu Diamond Princess lên bờ sau 14 ngày cách ly

Tin vắn 19.02.2020


Hoàng tử Harry và vợ tại Canada ngày 07/01/2020.

(AFP)Vợ chồng hoàng tử Harry có thể không còn được sử dụng thương hiệu hoàng gia  

Hoàng tử Harry và vợ là Meghan có nguy cơ không còn được dùng thương hiệu « Sussex Royal » sau khi không còn tham gia các hoạt động của Hoàng gia Anh kể từ ngày 31/03/2020.   

Cặp vợ chồng đang sở hữu một trang web, tài khoản Instagram hiện có 11,2 triệu người theo dõi và khoảng vài chục sản phẩm đã đăng ký bảo hộ với tên « Sussex Royal ». Hoàng tử Harry, 35 tuổi và cựu diễn viên người Mỹ Meghan 38 tuổi từ đầu năm đã sang Canada sống trong một biệt thự sang trọng ở bang Victoria.

mardi 18 février 2020

Virus corona - Covid-19: Lấy lòng Trung Quốc, Hun Sen muốn chứng tỏ không sợ dịch bệnh

Tuấn Khanh - Có những người lặng lẽ ngồi nhìn nắng chiều…


Trong chuyến đi Giáo xứ Cần Giờ để thăm các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, hình ảnh một ông ngồi im lặng, nhìn nắng chiều trong tiếng nhạc cải lương ri rỉ, đã gây một ấn tượng dai dẳng với tôi.

Nếu không có một cuộc chiến tranh vô nghĩa được dựng nên, chắc ông chỉ là người nông dân hiền lành ở đâu đó tại miền Tây Việt Nam. Ngày tháng của ông sẽ chỉ là vườn tược và sông nước. Ông có thể đón tuổi già đến, trong tiếng cải lương và nắng chiều nhưng chắc là không hiu quạnh và thủ phận như hôm nay.

Như hầu hết những người mang vác quá nặng ký ức của đời mình, ông cũng hay cười cho qua chuyện và chỉ nói những gì cần nói. Đó là vốn sống của những người hiểu sự ghê sợ của tiếng đạn rít bên tai, còn thua xa tiếng ca hát nói là đã sống trong hòa bình.

Mạnh Kim - WHO có « cúi đầu » trước Trung Quốc ?


Ông Tedros gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 28/01/2020.
Thứ Sáu 14-2-2020, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Michael Ryan, nói rằng không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc thiếu minh bạch trong vụ khủng hoảng coronavirus, như cáo buộc mới đây của Larry Kudlow – giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Hoa Kỳ; và rằng các nước không nên “chính trị hóa” vụ việc.

Ngày 12-2-2020, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, một lần nữa lại khen ngợi tài điều hành trong vụ cúm Vũ Hán của Tập Cận Bình. Tedros cũng phủ nhận những chỉ trích về việc WHO “cúi đầu” trước sức ép Bắc Kinh…

Như được thuật trên Wall Street Journal (12-2-2020), nhiều người đang làm việc cho WHO và những người từng nghiên cứu hoạt động của tổ chức này đều nhận định rằng việc WHO không công bố tình trạng khẩn cấp sớm hơn là do họ đặt vấn đề theo cách nhìn Bắc Kinh, trong đó có sự lo lắng về xáo trộn xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất khiến tổn thất kinh tế và đặc biệt làm ảnh hưởng “tiêu cực” đến hình ảnh giới lãnh đạo chóp bu.

Mạnh Kim - Mêkông đang chết, Việt Nam chọn gì ?


Bức không ảnh chụp ngày 28-10-2019 cho thấy dòng Mêkông cách đập Xayaburi hơn 185 dặm (297 km) trong tình trạng khô nước nghiêm trọng (National Geographic).
Tình trạng hạn hán hạ lưu Mêkông ngày càng nghiêm trọng. Việc chặn dòng Mêkông với vô số con đập đã được cảnh báo liên tục nhưng sự bức tử Mêkông không ngừng diễn ra. Trong năm nay, đập Luang Prabang tại Lào sẽ được khởi công, với sự tham gia của… Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rền rĩ câu vọng cổ thoi thóp chắc chắn trở nên bi thảm hơn một khi đập Luang Prabang ra đời…

Những ngày cuối cùng của dòng Mêkông hùng mãnh

New York Times (15-2-2020) cho biết, với khoảng hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mêkông cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu, đường sống của 60 triệu người đang bị bóp nghẹn. Không chỉ đối với nông dân, ngư phủ mà cả người giàu và những kẻ quyền thế thu lợi từ thủy điện. Sự cạn kiệt phù sa và tình trạng dòng chảy bất thường khiến nông dân dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hơn càng gây nên vô số nguy hại cho môi trường lẫn con người.

Đinh Hoàng Thắng - “Những cái nhất” của ngày 17/2/1979


Một đơn vị pháo của Việt Nam chống trả quân xâm lược Trung Quốc trên biên giới ở Lạng Sơn hôm 23/2/1979.

Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sĩ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc từng bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh.

Con số 100.000 chiến sĩ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”.

Cuộc chiến 02/1979: Xâm lược dưới chiêu bài ‘phản kích tự vệ’


Một số bài viết hiếm hoi trên báo nhà nước nhân 41 năm cuộc chiến tranh vệ quốc 1979 chống giặc Tàu xâm lược…

(Đất Việt 18/02/2020) - Cái gọi là ‘Cuộc chiến phản kích tự vệ’ tháng 2/1979 mà Bắc Kinh luôn miệng, thực chất là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam.

Năm giờ sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bất ngờ huy động hơn 60 vạn quân mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, bất chấp việc Việt Nam và Trung Quốc thời điểm đó là 2 nước anh em trong Khối Xã hội Chủ nghĩa.

Trung Quốc từ trước đến nay luôn rêu rao rằng, đây là một “Cuộc chiến phản kích tự vệ” chống sự bành trướng của “Tiểu bá Việt Nam”; nhưng giới phân tích quốc tế đều thống nhất cho rằng, cuộc chiến năm 1979 có đầy đủ những đặc trưng của một cuộc “Chiến tranh xâm lược”, thể hiện rõ nhất là ở việc nhà cầm quyền Bắc Kinh hạ quyết tâm, chuẩn bị cực kỳ chu đáo cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao và chủ động vạch kế hoạch tác chiến đánh Việt Nam ngay từ năm 1978.

Trung Quốc nuôi ý định từ rất lâu

lundi 17 février 2020

Virus corona: Chuyện gì đã thực sự xảy ra ở Trung Quốc?

Nhân viên trong trang phục phòng hộ gõ cửa từng nhà ở Vũ Hán để kiểm tra việc cách ly, 17/02/2020.
Đăng ngày:


Thời sự nước Pháp hôm nay 17/02/2020 tập trung vào vụ ứng cử viên vào chức đô trưởng Paris của đảng Cộng Hòa Tiến Bước (LREM) cầm quyền Benjamin Griveaux phải từ chức sau khi bị tung clip nhạy cảm, bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn thay thế trong lúc chỉ còn một tháng nữa là đến kỳ bầu cử. Bên cạnh đó là hồ sơ cải cách chế độ hưu : Quốc Hội bắt đầu họp phiên toàn thể để xem xét hôm nay, trong khi có đến 41.000 đề nghị sửa đổi.

Về quốc tế, hai chủ đề được báo chí Pháp chú ý nhiều nhất là dịch virus corona, và sự đối đầu Mỹ-Trung trong hội nghị an ninh tại Munich (München). Les Echos có một phóng sự dài mô tả « Cuộc sống tại Bắc Kinh trong thời kỳ virus corona ». Le Monde thì cho biết « Cảnh sống khép kín đầy khủng hoảng trên chiếc tàu du lịch Diamond Princess ». Le Figaro nói về « Bài học của một Tchernobyl dịch tễ ».

Không thể chấp nhận một nửa sự thật, trước tính mạng 1,4 tỉ người

Trung Dũng - Lời nguyện cầu cho những linh hồn chiến binh nhớ mẹ


Trung Dũng Kqđ : Trong ngày tưởng niệm 17.2 đau thương, căm hận này, xin mời anh chị em đọc lại bốn bài thơ của tôi như lời nguyện cầu cho những linh hồn chiến binh bị quên lãng, bơ vơ...

LỜI NGUYỆN CẦU CHO NHỮNG LINH HỒN CHIẾN BINH NHỚ MẸ

1.
Tôi đã thy
Nhng linh hn chiến binh nh m
Đang vt vưởng, lang thang ven sui, ven đi...
Hn Thanh Hóa, Thái Bình... dt d
Hn Huế, Qung Nam, Phan Rang... khóc k

Hoàng Nguyên Vũ - 17/2/1979: Nỗi đau, tội ác và những dối trá!


Một trang sử đau thương của một dân tộc vốn là “đồng chí” và ướm lên mình 16 cái chữ “vàng” với Trung Quốc: ngày 17/2/1979, tiếng súng từ “bạn vàng” nổ trên vùng biên giới.

Là lúc Việt - Trung không gọi nhau là “đồng chí”. Một bên gọi nơi từng là “đồng chí em của mình” là “kẻ nhược tiểu phải nhận một bài học”; còn một bên, dù có gọi gì chăng nữa cũng hiện nguyên hình ác ôn bành trướng. Mấy nghìn năm dã tâm không đổi.

Những chàng trai áo xanh tóc xanh “hôm qua đi bên em giữa thành phố yêu thương” nay khoác ba lô lên đường. Máu họ nhuộm đỏ sắc hoa gạo đường biên, xanh những đồi sim nơi biên giới. Và bao năm, những nấm mồ xanh lặng lẽ nơi biên cương, người thân đau mà không được khóc một lần cho thỏa. 

Bùi Chí Vinh - Thay mặt một liệt sĩ trong chiến tranh biên giới 1979


Bùi Chí Vinh : Ngày 17-2-1979 hơn 600.000 quân Trung cộng xâm lược Việt Nam, thế mà đến giờ này không khắc cốt ghi tâm rửa hận mà còn phải xum xoe khúm núm triều cống khẩu trang, dung dịch sát khuẩn virus corona cho bọn Tàu, trong khi trong nước dân xếp hàng chen chúc mua khẩu trang khan hiếm. Bài thơ này dành tưởng niệm hương hồn Sáu Quốc, cán bộ Thành Đoàn hy sinh trong chiến tranh chống lại thiên triều Trung cộng, và là cái tát vào mặt lũ vong ân bội nghĩa làm tay sai ngoại bang. Sáu Quốc chính là kẻ cùng đi bộ đội đợt Hồng binh với tôi (Hai Long) và Bảy Dũng...

THAY MT MT LIT SĨ TRONG CHIN TRANH BIÊN GII 1979

Mt mnh ci ghim gia ngc mày
Ch có cách đó thì mày mi chết
đu vai ch làm mày thm mt
Cái mt lnh lùng ca con h b thương
Sa son tung chiếc đuôi dc ngang nhng vết nám điên cung

Vũ Kim Hạnh - Lời vĩnh biệt từ chốt tiền tiêu trên đồi Pha Long


Năm ngày trước, 12/2/2020, trên cả nước, hàng vạn thanh niên lên đường gia nhập quân đội. Những người lính mới ấy liệu có biết, có được nghe đến câu chuyện anh hùng của những đồng đội, cũng trẻ trung như mình, cũng vào những ngày sau Tết nguyên đán này, 41 năm trước đã chiến đấu giữ gìn biên cương, sơ tán dân, cứu dân, bỏ mình sau khi bắn những viên đạn cuối cùng.

Đúng ngày này, 17/2, 41 năm trước.

Ngày 17.02.1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, đốt sạch, phá hết mọi thứ trên đất Việt Nam, giết hại dã man dân thường. Đây là cuộc xâm lược thứ 17 của Trung Quốc trong lịch sử 2000 năm của nước ta, mỗi lần đều bị quân dân ta đánh đuổi để bảo vệ Tổ Quốc ta.

Mai Quốc Ấn - Chiến tranh vệ quốc tháng 2/1979 và kẽ hở biên giới những ngày có dịch


Tháng 2/1979, toàn dãy biên giới phía Bắc với Trung Quốc vang lên tiếng súng nổ. Giặc Tàu đã tràn sang bắn giết nhân dân ta, đốt phá tài sản và phá hoại một phần không nhỏ vùng đấy biên cương nước Việt.

“Chiến thuật biển người” Trung Quốc đã thất bại thảm hại trên toàn cục, nhưng nó cũng lộ ra những bí mật tày đình về nội gián tay trong mà trận Lão Sơn là minh chứng. Nhiều chiến sĩ đã ngã xuống vì kẻ thù biết trước kế hoạch từ cấp cao.

41 năm đã qua. Có một hiện thực tiếp nối chỉ phơi bày ra khi đại dịch Corona xuất hiện. Khẩu trang Việt Nam xuất qua Tàu từ chính ngạch đến tiểu ngạch. Điều lạ lùng của một nền sản xuất què quặt! Bởi một quốc gia vừa chế tạo được máy sản xuất khẩu trang vừa chế tạo khẩu trang như Đài Loan còn cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính phủ của bà Thái Anh Văn đã làm quá tốt câu chuyện vì quyền lợi quốc gia mà Đài Loan tuyên bố!

dimanche 16 février 2020

Đỗ Hoàng Diệu - Hạ cánh ở Đồng Tâm



Địa chỉ nhà cụ Lê Đình Kình đã có trên Google Maps!
Không bức tường nào sập. Không có bức tường nào của nhà ông Lê Đình Kình bị công an nổ mìn đánh sập cả. Ngôi nhà gần như nguyên vẹn, trừ các vết đạn. Có một lối đi thông giữa nhà ông Kình với nhà con trai Lê Đình Chức, do ai đó đã đập vỡ một phần tường ngăn cách, bà Dư Thị Thành nói người nhà tự làm, khi chúng tôi thắc mắc.

Cũng không có hầm chông nào. Đảng viên trung kiên Lê Đình Kình, người đã kinh qua hai cuộc chiến tranh lẫy lừng do Cộng sản chỉ đạo, kinh qua quan trường, kinh qua đấu tranh với quân đội – công an, trí tuệ còn minh mẫn, không phải anh du kích không biết viết biết đọc mặc khố ăn lá cây giữa rừng năm xưa. Làng Đồng Tâm gần như phố thị, nhà nối nhà cửa hiệu nối cửa hiệu, bê tông cốt thép ngạo nghễ mọc trên gốc hồn làng.

Nhà ông Kình rất nhỏ. Tôi đoán ông đã chia mảnh đất làm ba để chia cho hai người con trai, như hàng triệu người cha Việt Nam đã làm, cưới vợ dựng nhà chăm cháu cho con. Nhà ông Kình nghèo. Bàn ghế, giường chiếu, bếp núc đơn sơ, lạc hậu. 

Nguyễn Việt Chiến - Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này



Nguyễn Việt Chiến : Đã 41 năm trôi qua, cứ đến ngày 17-2, chúng ta lại tưởng nhớ những người con đã dũng cảm hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc (1979-1989). Dưới đây là bài thơ “Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này” tôi viết trong đợt đi sáng tác thực tế ở biên giới Vị Xuyên, Hà Giang, đã in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội.Trong hương khói linh thiêng đầu xuân này, xin gửi mấy vần thơ tưởng nhớ các liệt sĩ đã quên mình vì Đất nước.

HAI NGÀN TAY SÚNG CHT TRÊN ĐI NÀY

Các anh n
m li V Xuyên
Hai ngàn li
t sĩ trên đi này
Nén h
ương đu gió khói lay
Khói h
ương chia khp bia này m kia

CLB Lê Hiếu Đằng - Tại sao sử « chính thống » chỉ có 11 dòng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979 ?



Cầu Kỳ Lừa bị giặc xâm lược Trung Quốc phá hủy năm 1979.

TƯỞNG NIỆM 41 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Hàng năm cứ đến dịp 17 tháng 2 là các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập như CLB Lê Hiếu Đằng, NoU, Nhóm Vì Môi Trường, Hội anh em Dân chủ… thường đến dâng hoa thắp nhang tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống Trung Cộng xâm lược (1979-1989) ở Tượng Đức Thánh Trần ở Bến Bạch Đằng, Sài Gòn và ở Tượng Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hoặc các nghĩa trang liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược.

Năm nay do dịch bệnh COVID 19 nên mỗi người Việt Nam yêu nước sẽ tự tưởng niệm Liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược (17/2/1979-1989) theo cách riêng của mình.

Các thành viên CLB Lê Hiếu Đằng xin tri ân và thắp một nén nhang lòng tưởng niệm cho tất cả đồng bào, chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược Việt Nam khởi đầu ngày 17/2/1979! Và xin có nhận định sau đây về việc ghi nhận cuộc chiến nói trên trong sách Lịch sử Việt Nam “chính thống”:

Nguyễn Quang Duy – Bài 1 : Những người Việt đầu tiên tại Úc


Cộng đồng người Việt tị nạn biểu lộ lòng tri ân trong tang lễ cố thủ tướng Úc Malcolm Fraser. Ảnh aihuubienhoa.com

Nguyễn Quang Duy: Bạn đọc thân mến, Đây là bài đầu tiên trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email này. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Thân mến.
 
Ở thời điểm 30/4/1975 chỉ có trên 1,000 người Việt tại Úc, gồm những phụ nữ lập gia đình với người Úc, sinh viên du học ở lại Úc, sinh viên đang du học, viên chức đang làm việc hay tu nghiệp, tu sĩ Công giáo tu học và trẻ mồ côi sang Úc vào tháng 4/1975.

Trừ các trẻ mồ côi chưa hiểu biết, đa số đều lo lắng cho gia đình bị kẹt lại ở Việt Nam. Các sinh viên đang theo học và viên chức miền Nam còn nhận được thư của Chính phủ Lao Động Gough Whitlam yêu cầu thu xếp hồi hương.

Những người đến Úc đầu tiên