mercredi 4 juillet 2018

Hoàng Dũng - Ở một nơi an toàn tuyệt đối



Ông Hạ Đình Nguyên trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Ảnh Trần Bang.
Nhớ có lần trò chuyện với anh Hạ Đình Nguyên về cuốn Giai cấp mới của Milovan Djilas, tôi ngạc nhiên thấy anh tỏ ra rất rành rẽ, hỏi mới biết anh đã đọc trước 1975 rất lâu. Càng ngạc nhiên tôi hỏi: “Thế tại sao anh còn là một Việt cộng thứ thiệt? Mặt anh nhăn nhúm: “Thì do mình không tin. Đã chống cộng, thì ai chẳng chửi cộng. Mình nghĩ vậy!”

Không chỉ một mình anh nghĩ vậy. Mà cả những trí thức lừng lẫy tiếng tăm như Jean-Paul Sartre, tuy không phải cộng sản, cũng từng nghĩ vậy. Xin nhắc một câu của Sartre: “Tous les anti-communistes sont des chiens” (Bọn chống cộng đều là chó cả).

Lê Phú Khải - Hạ Đình Nguyên, Jean-Paul Sartre của Việt Nam


Ông Hạ Đình Nguyên. Ảnh Trần Bang.

(Bauxite Việt Nam 04/07/2018) Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là “Bừng sống”.
 
Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát... 

Nhật đưa mẫu hạm chở trực thăng đến Biển Đông


Mẫu hạm Kaga tại căn cứ Hải quân Sasebo ở Kyushu, Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 06/04/2018.

(Reuters 04/07/2018) Nhật Bản sẽ điều chiếc Kaga, một chiến hạm lớn chở trực thăng, thực chất là hàng không mẫu hạm, đến Biển Đông và Ấn Độ Dương trong hai tháng, để tăng cường sự hiện diện nơi vùng biển chiến lược này. Reuters hôm nay 04/07/2018 dẫn nguồn tin từ hai viên chức Nhật ẩn danh cho biết như trên. 

Đây là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản cho mẫu hạm trực thăng thực hiện nhiệm vụ này, sau chiếc Izumo vào năm ngoái, « như một nỗ lực nhằm xúc tiến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ». Hành trình của chiến hạm này kéo dài trong hai tháng, bắt đầu từ tháng Chín.

Tin vắn 04.07.2018



Nhà hàng Zizzi, nơi hai cha con điệp viên Skripal trúng độc, vẫn còn bị niêm phong. Ảnh chụp ngày 22/06/2018.

(AFP) – Hai người Anh nguy kịch vì trúng độc gần nơi điệp viên Skripal bị nạn

Cảnh sát vùng Wiltshire ở Anh hôm nay 04/07/2018 cho hay, có hai người được đưa vào bệnh viện Salisbury trong tình trạng nguy kịch, vì trúng phải một « chất độc chưa rõ » ở Amesbury, chỉ cách nơi cựu điệp viên Nga Serguei Skripal bị hạ độc hồi tháng Ba có vài kilomet. 

Hai bệnh nhân, một đàn ông và một phụ nữ ở độ tuổi bốn mươi, ban đầu được cho là bị nhiễm độc liên quan đến heroin, nhưng nay cảnh sát quyết định cho làm các xét nghiệm bổ sung để xác định loại chất độc.

Donald Trump gây áp lực lên các đồng minh NATO

Tổng thống Donald Trump cùng các nhân vật quan trọng của Nhà Trắng tiếp lãnh đạo NATO ngày 17/05/2018 tại Washington.

Một tuần trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gởi thư cảnh báo đến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, đòi các nước đồng minh phải đạt mục tiêu dành 2% GDP cho ngân sách quốc phòng. Sáng qua, 03/07/2018, New York Times đăng một số đoạn trích từ các lá thư này. Bên cạnh đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley còn cho biết ông Trump sẽ nói với các nước NATO, Hoa Kỳ không thể là « con heo đất đựng tiền tiết kiệm » của cả thế giới.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Tổng thống Iran thăm Áo tìm kiếm bảo đảm cho hiệp định hạt nhân

Tổng thống Iran Hassan Rohani và thủ tướng Áo Sebastian Kurz tại Vienna ngày 04/07/2018.

Tổng thống Iran Hassan Rohani hôm nay 04/07/2018 đến thủ đô nước Áo, nơi hiệp định nguyên tử đã được ký kết năm 2015, với mục đích tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác kinh tế, đối phó các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Chuyến thăm này diễn ra đúng vào lúc một nhà ngoại giao Iran ở Áo bị bắt giữ vì nghi dính líu đến một âm mưu khủng bố.

Từ Vienna, thông tín viên Isaure Hiace tường trình :

lundi 2 juillet 2018

Pháp : Vượt ngục ly kỳ bằng trực thăng

Chiếc trực thăng Alouette II bị bỏ lại tại Gonesse, phía bắc Paris, sau khi Redoine Faïd trốn thoát khỏi trại giam Réau ngày 01/07/2018.

Khoảng 2.900 cảnh sát và hiến binh Pháp hôm nay 02/07/2018 tiếp tục truy lùng tù nhân Redoine Faïd, 46 tuổi, trưa qua đã trốn thoát khỏi trại giam Réau ở ngoại ô Paris bằng trực thăng, với sự giúp sức của các đồng lõa vũ trang. 
Một chiếc trực thăng, một nhóm đột kích trang bị súng ống đầy đủ và thông thạo đường đi nước bước : cuộc vượt ngục diễn ra trong vỏn vẹn 10 phút !

Trung Quốc đặt tuần duyên dưới quyền chỉ huy của quân đội

Một tàu hải cảnh Trung Quốc đối mặt với tàu tuần duyên Việt Nam, trong vụ giàn khoan HD 981 năm 2014. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.

Bắt đầu từ ngày 01/07/2018, lực lượng tuần duyên Trung Quốc được đặt dưới quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, thay vì Cục Hải dương như lâu nay. Việc quân sự hóa lực lượng này gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Theo Tân Hoa Xã, lực lượng hải cảnh ( tuần duyên ) hoạt động dưới quyền của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc sẽ là một cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền hàng hải của quốc gia. Tuần duyên có trách nhiệm chống các tội phạm hình sự trên biển, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường, quản lý ngư trường và chống buôn lậu.

Bầu tổng thống Mêhicô: Chiến thắng lịch sử của cánh tả

Ông Andrés Manuel Lopez Obrador, tổng thống sắp tới của Mêhicô, sau khi có kết quả bầu cử ngày 01/07/2018.

Ứng cử viên Andrés Manuel Lopez Obrador của đảng cánh tả Morena hôm qua 01/07/2018 đã giành được chiến thắng vang dội với trên 53% số phiếu, đè bẹp hai đối thủ còn lại. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đương đại Mêhicô, cánh tả lên nắm quyền, tại một đất nước đang đối đầu với làn sóng bạo lực chưa từng thấy.

Từ Mêhicô, thông tín viên RFI Patrick John Buffe tường trình :

« Chiến thắng được cảm nhận từ nhiều tháng qua, người ta nhận ra hiện tượng này trên các đường phố, khi nhiều người dân Mêhicô công khai bày tỏ sự ủng hộ ông Andrés Manuel Lopez Obrador. 

Nhật đặt mua radar của Mỹ để đối phó với Trung Quốc

Tàu chiến được trang bị radar SPY-6.

Reuters hôm nay 02/07/2018 dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết Nhật Bản sẽ đặt mua radar SPY-6 hiện đại của Mỹ để trang bị cho hệ thống hỏa tiễn phòng không. Việc nâng cấp này nhằm đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, đồng thời xoa dịu Hoa Kỳ trước những bất đồng về thương mại.
Cho dù vẫn coi Bình Nhưỡng là mối nguy hiểm trước mắt, các nhà lãnh đạo Nhật Bản không quên mối đe dọa lớn hơn về lâu về dài, là sức mạnh quân sự đang lên của Bắc Kinh. Quân đội Trung Quốc đang sở hữu một kho vũ khí hùng hậu, trong đó có hàng trăm hỏa tiễn đạn đạo có thể bắn sang lãnh thổ Nhật.

Nga: Biểu tình phản đối kế hoạch nâng tuổi về hưu

« Tôi muốn sống đến khi về hưu, chứ không muốn làm việc cho đến khi vào áo quan » là một khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình. Trong ảnh, công nhân Nga làm việc tại một đường xe điện ở thành phố Rostov trên sông Đông.

Tại Nga, chính phủ muốn cải cách chế độ hưu bổng, buộc người dân Nga làm việc nhiều năm hơn. Thông báo này làm mất lòng dân, khiến điểm tín nhiệm của tổng thống Vladimir Putin bị sụt giảm. Hôm qua, Chủ nhật 01/07/2018, hàng ngàn người Nga đã xuống đường trên toàn quốc để phản đối sự thay đổi này.

Cho dù chính quyền cấm biểu tình tại các thành phố đang diễn ra Cúp Bóng đá Thế giới 2018 đến ngày 14/7, chưa có trường hợp bắt bớ nào được ghi nhận.

Tin vắn 02.07.2018


Tin vui được một sĩ quan quân đội Thái Lan thông báo cho báo chí ngày 02/07/2018.

(AFP) – Thái Lan : Toàn đội bóng thiếu niên bị kẹt trong hang động được giải cứu

Tất cả 12 cầu thủ nhỏ tuổi và huấn luyện viên của các em bị kẹt trong hang động ngập nước từ 9 ngày qua đã được tìm thấy, và vẫn bình an vô sự. Chính quyền tỉnh Chiang Rai, Thái Lan hôm nay 02/07/2018 loan báo như trên. 

Tuy nhiên không thể giải cứu khỏi hang động ngay lập tức. Các nhân viên cứu hộ thay phiên ở lại với các em, chờ khỏe thêm một chút để có thể vượt qua đoạn đường ba cây số ra đến miệng hang. Một bác sĩ biết bơi cũng sẽ được đưa vào.

dimanche 1 juillet 2018

Facebook xác định sai lệch bản đồ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa


Bản đồ lãnh thổ Việt Nam không có hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh chụp màn hình
(TTO 01/07/2018) - Nhiều người sử dụng Facebook tại Việt Nam đã phát hiện và rất bức xúc trước việc mạng xã hội Facebook xác định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.

Bắt nguồn từ việc muốn tạo quảng cáo trên Facebook, người sử dụng Facebook khi chọn địa điểm tại Việt Nam đã phát hiện khi vùng khoanh vị trí lãnh thổ Việt Nam không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng khi thử chọn sang Trung Quốc thì thấy rất rõ hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang được mạng xã hội này khoanh vùng vào lãnh thổ Trung Quốc.

Trương Châu Hữu Danh - Trận chiến cuối cùng



Đường vào trường bắn Long Bình, quận 9. Ảnh dulichgo
Đôi lời : Tên riêng các quan chức được cho là tham nhũng trong bài được cố tình không viết hoa. Tôn trọng tác giả bài viết, Thụy My không chỉnh sửa.


1) Cuộc chiến với Mỹ

Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ (68 tuổi, quê Hưng Yên, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7) có đến 47 năm theo binh nghiệp, với hàng trăm trận đánh ở chiến trường Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, biên giới Tây Nam cho đến chiến trường Campuchia.

Gõ Google, tên ông tràn ngập trên các số báo kỷ niệm 30.4 giải phóng miền Nam rải suốt mấy chục năm nay, bởi ông là một trong những tướng tài ba của quân đội. Cuộc đời binh nghiệp, ông bị thương đến 11 lần, 8 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới, Chiến sĩ thi đua của Trung đoàn 88.

Huy Đức - Nguyễn Bắc Son



Ông Nguyễn Bắc Son trong buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác với Campuchia năm 2011.

Năm 2011, Bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son đến thăm Campuchia. Trong buổi họp báo chung, khi nghe Bộ trưởng Khieu Kanharith giới thiệu, "Ở đây chúng tôi gần như chỉ có báo tư nhân, đài truyền hình, phát thanh cũng đều của tư nhân", Bắc Son nói, "Tôi rất chia sẻ với những khó khăn của bạn".
 
Một số nhà báo Việt Nam có mặt, hiểu chuyện, rất xấu hổ. Bạn tôi, khi đó là tổng biên tập một tờ nhật báo lớn ở Phnom Penh, bưng miệng cười, "Ông Bắc Son tưởng Khieu Kanharith than thở là Nhà nước Campuchia không có tiền đầu tư mà không hiểu ngầm ý ông ấy khoe rằng, Campuchia có báo tư nhân, có tự do báo chí hơn hẳn Việt Nam " [Từ đó, Việt Nam đã chi hàng chục triệu USD giúp Campuchia làm hạ tầng phát thanh và truyền hình].

samedi 30 juin 2018

Hun Sen bổ nhiệm con trai làm Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Cam Bốt

Trung tướng Hun Manet, con trai cả của thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.

Hôm nay 30/06/2018 con trai cả của ông Hun Sen đã được bổ nhiệm hai chức vụ cao cấp trong quân đội, vào lúc thủ tướng Cam Bốt đang tìm cách mở rộng quyền lực gia đình.
Trung tướng Hun Manet, con trai đầu của ông Hun Sen được thăng chức Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Cam Bốt, đồng thời phụ trách Bộ Tổng tham mưu. Năm nay 40 tuổi, ông Hun Manet tốt nghiệp trường võ bị West Point, vẫn tiếp tục là người đứng đầu đơn vị chống khủng bố của bộ Quốc phòng, và sẽ được thăng lên tướng bốn sao cho tương xứng với chức vụ mới.

Khánh thành căn cứ mới của lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young Moo (giữa, trái) và tướng Mỹ Vincent Brooks (giữa, phải) cắt băng khánh thành trụ sở mới của Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) ở Pyeongtaek ngày 29/06/2018.

Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc hôm 29/06/2018 khánh thành tổng hành dinh mới tại Pyeongtaek, được cho là căn cứ quân sự ở hải ngoại lớn nhất của Hoa Kỳ, chỉ vài tuần sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố muốn rút quân Mỹ về nước.
Từ nhiều thập niên qua lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) vẫn đóng tại Yongsan ở miền trung. Hai nước đồng minh từ năm 1990 đã thỏa thuận dời về Camp Humphreys, một căn cứ có sẵn ở Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul khoảng 60 km. Nhưng dự án này bị trì hoãn trong nhiều năm vì vấp phải sự phản đối của dân địa phương, vấn đề tài chính và các công trình bổ sung. Mãi đến năm 2013, mới có đơn vị đầu tiên dời sang đây.

Kim Jong Un cho hành quyết một tướng lãnh vì cấp thêm thực phẩm cho lính

Ảnh minh họa: Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un duyệt đội ngũ lúc chuẩn bị phóng vệ tinh tháng 2/2016.

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đã ra lệnh xử bắn một tướng lãnh quân đội vì đã cấp thêm thực phẩm và xăng dầu cho lính cũng như gia đình họ. Trang tin Daily NK hôm 28/06/2018 cho biết như trên.
Theo trang web chuyên về Bắc Triều Tiên có trụ sở tại Seoul, thì trung tướng Hyon Ju Song đã bị xử bắn vì cáo buộc « lạm dụng quyền lực và có những hành động chống Đảng ». Tướng Hyon vốn là ngôi sao đang lên trong quân đội, ủy viên trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, thành viên Quân ủy Trung ương.

Châu Âu gia hạn sáu tháng lệnh trừng phạt Nga

Lá cờ Nga khổng lồ trên Quảng trường Đỏ trong buổi trình diễn mừng hai năm ngày sáp nhập Crimée của Ukraina, 18/03/2016.

Hôm 29/06/2018 28 lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu đã chính thức quyết định gia hạn thêm sáu tháng việc trừng phạt kinh tế đối với Nga, do không thấy tiến triển gì trong việc áp dụng thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông Ukraina.

Lệnh trừng phạt được đưa ra vào mùa hè năm 2014, vài tháng sau khi Matxcơva sáp nhập Crimée của Ukraina, tiếp theo là các cuộc tấn công của phe nổi dậy thân Nga. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng Ukraina. Kiev và phương Tây tố cáo Nga vũ trang cho quân nổi dậy.

Ứng viên Mỹ tại Tổ chức Di dân Thế giới gây tranh cãi

Ông Ken Isaacs, ứng viên Mỹ vào chiếc ghế tổng giám đốc Tổ chức Di dân Thế giới (OIM). Ảnh chụp tại Genève ngày 28/06/2018.


Tổ chức Di dân Thế giới (OIM) hôm 29/06/2018 bầu chọn ra tân tổng giám đốc, và một ứng cử viên công khai bài Hồi giáo, kỳ thị người đồng tính luyến ái, không quan tâm đến bảo vệ môi trường có thể giành được chức vụ này. Chính quyền Trump đã giới thiệu ông Ken Isaacs, cựu phó chủ tịch một tổ chức nhân đạo Cơ Đốc giáo, một nhân vật gây nhiều tranh cãi.

Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau cho biết thêm chi tiết :