dimanche 2 juillet 2017

TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM (đợt 2)



TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM    
CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM (cập nhật đợt 2: 10 tổ chức, 183 cá nhân ký tên)

Ngày 27 tháng 6 năm 2017

Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long – đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.
Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

samedi 1 juillet 2017

Tuần trăng mật Mỹ-Trung dường như đã kết thúc

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida ngày 06/04/2017.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã trở nên gay gắt hôm 30/06/2017. Bắc Kinh tức giận vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, và trừng phạt một ngân hàng Trung Quốc bị cáo buộc có liên hệ với Bắc Triều Tiên. 
Các quyết định của Mỹ và phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc tương phản hẳn với không khí tương đối thân mật từ sau cuộc gặp gỡ với chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại tư dinh của nhà tỉ phú tại Florida.

Tập Cận Bình vạch «lằn ranh đỏ» cho Hồng Kông

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc. Hồng Kông, ngày 01/07/2017.

Hôm nay 01/07/2017 ông Tập Cận Bình khẳng định Hồng Kông được tự do hơn bao giờ hết, đồng thời cảnh báo các thách thức « không thể chấp nhận được » đối với chính quyền Bắc Kinh, và ấn định một « lằn ranh đỏ » không thể vượt qua, 20 năm sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc. 

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố : « Mọi nỗ lực nhằm làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, thách thức chính quyền trung ương và Luật căn bản của Hồng Kông đều bị coi là đã vượt qua một lằn ranh đỏ, hoàn toàn không thể chấp nhận được ». Ông cũng răn đe những ai « muốn dùng Hồng Kông làm bàn đạp để xâm nhập vào Hoa lục và tiến hành các hoạt động phá hoại ».

Hồng Kông, một nền tư pháp dưới áp lực Bắc Kinh

Lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong bị cảnh sát bắt ngày 28/06/2017.

Hôm 28/06/2017, lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) cùng với 25 nhà đấu tranh đã bị câu lưu trong một cuộc biểu tình phản đối Tập Cận Bình đến thăm đặc khu, nhân kỷ niệm 20 năm cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Trung Quốc. Những người biểu tình cũng đòi hỏi trả tự do cho giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba và tất cả các tù nhân chính trị. Họ được thả ra vào rạng sáng thứ Sáu 30/6, và cho biết sẽ kiện lên Tòa án Tối cao về vụ bắt bớ này.
Kể từ đầu tháng Năm đến nay, trên những bậc thềm tòa sơ thẩm Khu Đông Hồng Kông (Eastern Magistrates’Court), ngự trị một không khí « phiên tòa chính trị » đã trở thành quen thuộc, vốn diễn ra ngày càng nhiều trong những năm cuối của nhiệm kỳ ông Lương Chấn Anh (C.Y.Leung). Ra trước tòa là những khuôn mặt thường rất trẻ ở tuổi sinh viên, với bạn bè và những người ủng hộ vây quanh, đôi khi thêm vài băng-rôn và vô số camera truyền hình, máy ảnh.

Phía sau Lưu Hiểu Ba, là số phận mịt mùng của các nhà đối lập Trung Quốc

Đêm thắp nến cầu nguyện cho giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba tại Hồng Kông, 29/06/2017.

Việc giải Nobel hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) được ra khỏi trại giam và nhập viện do bị ung thư gan giai đoạn cuối, đặt ra câu hỏi về số phận phía sau song sắt nhà tù của nhiều nhà ly khai Trung Quốc khác.
Năm nay 61 tuổi, ông Lưu Hiểu Ba bị kết án 11 năm tù giam năm 2009 vì tội « nổi dậy ». Là khuôn mặt hàng đầu của phong trào dân chủ Trung Quốc, ông là đồng tác giả của bản Hiến chương 08, đòi hỏi tôn trọng nhân quyền và tổ chức bầu cử tự do.

Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung trên Biển Sulu

Chiến hạm USS Colorado thuộc loại LCS.

Các chiến hạm Mỹ và Philippines ngày 01/07/2017 đã tuần tra chung tại Biển Sulu, khu vực đang bị hải tặc ở tây nam nước này hoành hành.
Chiến hạm USS Colorado thuộc loại LCS (Littoral Combat Ship, tức tàu tác chiến duyên hải) đã tham gia tuần tra cùng với chiếc tàu BRP Alcaraz của hải quân Philippines, theo đề nghị của chính quyền Manila.

Tin vắn 01.07.2017



Cảnh sát trước Lebanon Hospital sau vụ nổ súng ngày 30/06/2017.

(AFP)Nổ súng tại một bệnh viện ở New York làm một người chết

Một cựu nhân viên của bệnh viện Lebanon Hospital ở Bronx, New York hôm qua 30/06/2017 đã bắn vào các đồng nghiệp cũ làm một người chết và sáu người bị thương. Thủ phạm sau đó cũng tự sát chết.

Nước Pháp và châu Âu vinh danh bà Simone Veil

Bà Simone Veil, nguyên chủ tịch Nghị viện Châu Âu, trong thời gian tranh cử năm 1989.

Nhiều tiếng nói đã cất lên vinh danh bà Simone Veil, khuôn mặt kỳ cựu nổi bật của chính trường Pháp, sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái, nhà đấu tranh cho nữ quyền và châu Âu qua đời ngày 30/06/2017 ở tuổi 89.

Lễ tang chính thức của bà Simone Veil, cố chủ tịch Nghị viện Châu Âu, bộ trưởng Y tế Pháp, thành viên Hội đồng Bảo hiến và Hàn lâm viện Pháp sẽ được cử hành tại Invalides ở Paris vào thứ Tư 5/7 tới, với sự hiện diện của tổng thống Macron. Các lá cờ châu Âu được treo rủ, và cờ Pháp trên các công sở được đính dải băng đen.

OIAC xác nhận vụ tấn công bằng khí sarin tại Syria

Một ảnh video tố cáo Syria dùng vũ khí hóa học nhắm vào thường dân tháng 8/2016.

Hãng tin Reuters ngày 30/06/2017 cho biết Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OIAC, tiếng Anh là OPCW) xác nhận khí độc sarin đã được sử dụng trong vụ tấn công vào ngôi làng Khan Cheikhoune ở miền bắc Syria hồi tháng 04/2017.
Báo cáo của các chuyên gia OIAC nhấn mạnh, sau khi thẩm vấn các nhân chứng và xét nghiệm các bệnh phẩm, « một lượng lớn các nạn nhân trong đó có một số đã tử vong, đã bị ảnh hưởng bởi khí sarin hoặc một chất tương tự như loại khí độc này ».

Tổng thống Venezuela bênh vực tướng tình báo đàn áp biểu tình

Chưởng lý Luisa Ortega, trong một buổi họp báo tại Caracas, Venezuela, ngày 28/06/2017.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 30/06/2017 đã thăng cấp giám đốc tình báo Gustavo Gonzales Lopez lên cấp cao nhất là tướng bốn sao. Đây là hành động thách thức chưởng lý Ortega - vừa cáo buộc ông Lopez vi phạm nhân quyền do đàn áp người biểu tình.

Cơ quan công tố do bà Luisa Ortega lãnh đạo, tiếng nói chỉ trích duy nhất trong chính quyền, trước đó vài giờ đã tuyên bố nghi ngờ ông Lopez « vi phạm mặc nhiên và trầm trọng các quyền con người », trong các cuộc biểu tình phản đối ông Maduro đã diễn ra liên tục trên toàn quốc từ ba tháng qua, làm 85 người thiệt mạng.

vendredi 30 juin 2017

Tuyên bố về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam


TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM    
CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM
Ngày 27 tháng 6 năm 2017
Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.
Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

Bùi Quang Vơm : Lại nói về đối thoại



Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington ngày 31/05/2017.
1Đã gần hai tháng sau cái ngày 18/05/2017, ngày ông Võ Văn Thưởng, trưởng ban Tuyên giáo TW phát ra thông điệp đối thoại, khiến bao người ngơ ngác, bao người sững sờ. Cuối cùng thì vẫn im lặng, không có gì xảy ra. Ban Bí thư chưa ra được bản hướng dẫn. Có thể sẽ chẳng có bản hướng dẫn nào cả. Với thái độ kẻ cả ngạo mạn vốn có, đối thoại với những người lãnh đạo trong chế độ độc đảng cầm quyền có thể vẫn chỉ là ảo tưởng.
- “Sự ngạo mạn đần độn” đã làm những người cộng sản đi từ sai lầm này sang sai lầm khác, không phải chỉ ở Việt Nam. Trung Quốc từng có một cơ hội cải cách thành một chế độ dân chủ.

Căng thẳng Việt-Trung do Bắc Kinh ngang ngược về dầu khí Biển Đông

Vị trí của các lô 118 và 136 so với đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông. Địa điểm đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014 cũng được ghi chú. Ảnh CSIS

Một nguồn tin ẩn danh nói với trang mạng quốc phòng Jane’s vào ngày 20/6, là Phạm Trường Long bỏ ngang chuyến đi do các viên chức Việt Nam bác bỏ yêu cầu tạm dừng thăm dò dầu lửa và khí đốt trong phạm vi đường lưỡi bò. Theo quan điểm của Hà Nội, việc Bắc Kinh chống đối thăm dò dầu khí ở lô 118 và lô 136 không chỉ là vô căn cứ mà còn gây phản cảm. Các lô này không nằm trong khu vực tranh chấp do chồng lấn thềm lục địa, mà chỉ vì đường lưỡi bò ảo mà cả Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rộng rãi đều không thể chấp nhận được.
Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ nhiệm Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã lên lịch đi thăm Hà Nội hai ngày từ 18 đến 19/06/2017, rồi gặp gỡ bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch nhân sự kiện giao lưu quốc phòng cấp cao biên giới Việt-Trung từ ngày 20 đến 22/06/2017. Nhưng có điều gì đó không ổn đã xảy ra, vì ông Phạm Trường Long đã bất ngờ rời Hà Nội hôm 18/6 sau khi gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang và bộ trưởng Ngô Xuân Lịch.

Mỹ xếp Trung Quốc vào danh sách các nước buôn người trầm trọng

Người lao động nhập cư tại một nhà ga ở Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa cho Trung Quốc vào danh sách đen các nước dung dưỡng cho nạn buôn người, đồng hạng với Syria và Bắc Triều Tiên. Trong báo cáo công bố hôm qua 27/06/2017, Trung Quốc bị xếp vào hạng ba tức hạng nghiêm trọng nhất.
Được biết có 23 quốc gia bị xếp vào hạng này, trong bản báo cáo đầu tiên về nạn buôn người dưới thời chính quyền Donald Trump. Ba nước châu Phi là Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo-Brazzaville và Mali bị cho vào danh sách vì bắt trẻ vị thành niên đi lính, còn Miến Điện tuy có tình trạng tương tự nhưng được đưa lên hạng nhì vì đã có nỗ lực khắc phục.

Trung Quốc hạ thủy loại khu trục hạm mới hiện đại

Lễ hạ thủy tàu khu trục mới của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu Giang Nam (Jiangnan), Thượng Hải, ngày 28/06/2017.

Quân đội Trung Quốc hôm nay 28/06/2017 có thêm một khu trục hạm mới tự sản xuất thuộc loại hiện đại nhất, trong nỗ lực cạnh tranh với hải quân các cường quốc khác tại châu Á.
Chiếc khu trục 10.000 tấn này được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Giang Nam (Jiangnan) ở Thượng Hải. Theo Tân Hoa Xã, đây là khu trục hạm thế hệ mới đầu tiên của hải quân Trung Quốc, được trang bị hệ thống phòng không, các loại vũ khí chống hỏa tiễn, chống hạm và chống tàu ngầm. 

Mỹ, Pháp sẵn sàng trả đũa nếu Syria lại sử dụng vũ khí hóa học

Tổng thống Syria Bachar Al Assad (G) tại đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh, Damas, 06/10/2003.

Hoa Kỳ và Pháp hôm 27/06/2017 cho biết sẵn sàng phối hợp để trả đũa tất cả các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính quyền Syria trong tương lai, sau khi Washington tố cáo chế độ Damas đang chuẩn bị hành động này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc điện đàm đã nhấn mạnh « sự cần thiết có hành động đáp trả chung trong trường hợp tấn công hóa học tại Syria ». Trước đó, vào tối thứ Hai 26/6, phía Mỹ khẳng định chế độ Bachar Al Assad dường như đang chuẩn bị một vụ mới, và Washington sẵn sàng trả đũa như lần trước.

Tin vắn 28.06.2017



Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đồng nhiệm Qatar Al Thani tại Washington ngày 27/06/2017.


(AFP)Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi tiếp tục mở cửa cho thương lượng về cuộc khủng hoảng vùng Vịnh

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm qua 27/06/2017 kêu gọi các nước liên quan đến cuộc khủng hoảng vùng Vịnh tiếp tục « mở cửa cho thương lượng », sau khi Ả Rập Xê Út khẳng định các yêu sách đối với Qatar là « không thể thương thảo ».

Fukushima : Lần đầu tiên các cựu lãnh đạo Tepco ra tòa

Ba lãnh đạo Tepco ra tòa. Từ trái sang: Katsumata, Takekuro, Muto.

Phiên tòa xét xử ba nhà lãnh đạo cũ của Tepco, công ty quản lý nhà máy điện nguyên tử bị tai nạn ở Fukushima bắt đầu từ thứ Sáu 30/06/2017. Đây là lần đầu tiên một phiên tòa hình sự được mở ra, trong khi các nạn nhân đã chờ đợi từ lâu.
Việc cựu chủ tịch hội đồng quản trị Tsunehisa Katsumata (77 tuổi) và hai phó tổng giám đốc Sakae Muto (66 tuổi), Ichiro Takekuro (71 tuổi) phải ra trước tòa án Tokyo là chiến thắng đầu tiên cho các nguyên đơn. Hồi tháng Giêng năm 2015, một tòa án khác đã bác đơn, cho rằng « các bằng chứng không đủ để kết luận rằng ba người trên có thể dự đoán hoặc tránh được tai nạn ». Những đơn kiện nhắm vào các nhân vật khác đều đã bị bác.

mardi 27 juin 2017

Hồng Kông : Thất bại của «Một đất nước, hai chế độ»

Hoàng Chi Phong (giữa) và các bạn hô khẩu hiệu sau khi trùm vải đen lên "Hoa lan vàng", biểu tượng việc trao trả Hồng Kông để đòi dân chủ, 26/06/2017
Le Monde số đề ngày hôm naynói về « Trung Quốc và Hồng Kông : Thất bại của ‘một đất nước, hai chế độ’ ». Sắp đến dịp kỷ niệm 20 năm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc với sự tham dự của ông Tập Cận Bình vào ngày 1/7 tới, bàn tay can thiệp của Bắc Kinh ngày càng lộ liễu. Ngày càng nhiều người dân Hồng Kông đặt câu hỏi về tương lai của đặc khu hành chính (RAS) này.
Cách đây vài tuần, luật sư Lý Trụ Minh (Martin Lee), 79 tuổi, người khai sinh ra phong trào dân chủ Hồng Kông có mặt tại Washington cùng với lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), 20 tuổi trong buổi điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ. Từ Luân Đôn, thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông là ông Chris Patten, 73 tuổi, cũng tham gia. Ba khuôn mặt biểu tượng của lịch sử Hồng Kông đều bày tỏ cùng một mối quan ngại sâu sắc : quyền tự trị và nhà nước pháp quyền của Hồng Kông sẽ bị đè bẹp dưới búa liềm của Trung Quốc cộng sản.

lundi 26 juin 2017

Trump thay củ cà rốt bằng cây gậy, Cuba vẫn không lay chuyển

Các tài xế taxi đợi khách khi một tàu du lịch vừa cập cảng La Habana, Cuba ngày 17/06/2017.

Le Courrier International tuần này đăng bài viết của trang web đối lập Cuba « 14ymedio » mang tựa đề « Trump quay lui, thì sao ? ». Tổng thống Donald Trump hủy bỏ những biện pháp giảm nhẹ cấm vận của người tiền nhiệm Obama, nhưng theo tờ báo, việc quay lại với chính sách « cây gậy » cũng không ảnh hưởng nhiều đến chế độ Castro.
Tờ báo viết, phép lạ nào khiến « con voi chính trị đã bước vào gian hàng đồ sứ » của thế giới, có thể thành công trong chính sách Cuba của ông ta ? Donald Trump muốn làm hài lòng những người muốn bóp nghẹt La Habana : trừng phạt, cắt ngân sách, hủy bỏ những biện pháp của ông Obama khi muốn làm tan băng…Một chiến lược mà nửa thế kỷ qua đã chứng tỏ là không hiệu quả.