vendredi 30 juin 2017

Tuyên bố về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam


TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM    
CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM
Ngày 27 tháng 6 năm 2017
Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.
Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

Dù yêu chuộng hòa bình hữu nghị, và đã từng trải qua chiến tranh, nhân dân Việt Nam  không sợ hãi và kiên quyết chống lại cuộc xâm lấn của nhà cầm quyền Bắc Kinh, như đã từng thể hiện qua lịch sử mấy ngàn năm chống giặc Tàu xâm lược.
Chúng tôi, các công dân Việt Nam và các hội đoàn xã hội dân sự Việt Nam, long trọng tuyên bố:
1) Phản bác và lên án các hành vi xâm lược lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam của nhà cầm quyền Bắc Kinh đang diễn ra. Dù bất cứ tình huống nào, sự đánh trả của nhân dân Việt Nam để bảo vệ đất nước là tất yếu.
2) Nhân dân Việt Nam đồng lòng, đoàn kết, gác bỏ mọi khác biệt và ủng hộ tất cả các Nhà nước của Quốc gia Việt Nam ở mọi thời kỳ, trong cùng lập trường bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống mọi hành động xâm lược.
- Tại Hội nghị quốc tế San Francisco – Mỹ, 1951, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Việt Nam, và được hội nghị công nhận.
- Chính phủ VNCH (Miền Nam), 1974, đã chiến đấu quyết liệt chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, tuy thất bại nhưng tinh thần không khuất phục.
- Chính phủ CHXHCN Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước, dưới thời Tổng Bí thư Lê Duẩn 1979 đã tiến hành cuộc đánh trả oanh liệt cuộc xâm lăng 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tuy Việt Nam chưa giành lại được 6 đảo ở Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa còn bị Bắc Kinh chiếm đóng, nhưng năm 2011 trước Quốc hội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.  Chính phủ Việt Nam cũng có những tuyên bố khác có nội dung thống nhất như trên. Và Quốc hội Việt Nam đã công khai thừa nhận là Việt Nam chưa hoàn thành nhiệm vụ lịch sử khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ.
Lập trường của nhân dân Việt Nam và sự nhất quán của các Chính phủ của Quốc gia Việt Nam đã rõ ràng trong suốt chiều dài lịch sử. Tham vọng ngông cuồng, lạc thời đại của bè lũ Bành trướng Tập Cận Bình – Phạm Trường Long không tránh khỏi sự thất bại thảm hại.
3) Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhận và tri ân các thế hệ quân đội thuộc các thời kỳ, đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc, để chống các loại giặc ngoại xâm bất cứ từ đâu đến và dưới màu sắc nào.  
4) Cải thiện nội trị là điều khẩn thiết để có nội lực hùng mạnh bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm. Các tầng lớp nhân dân đang phấn khích, ủng hộ và theo dõi xu thế làm trong sạch bộ máy nhà nước, và cải tổ về mọi lãnh vực: kinh tế, y tế, giáo dục, quốc phòng, tư pháp. Đặc biệt, canh tân quân đội, từ bỏ sự sa đà vào lợi ích nhóm bất chính, chấn chỉnh hệ thống hành chánh quan liêu, diệt trừ tham nhũng. Và quan trọng hơn hết là từ bỏ hệ tư tưởng lạc hậu ảo tưởng, sửa Điều 4 Hiến pháp nhằm hiệu chính vai trò của Quốc hội, tăng cường sức mạnh đoàn kết của nhân dân, thực thi nền dân chủ cho kịp đà tiến của thời đại.
Tổ quốc là trên hết, gác lại quá khứ, chấp nhận khác biệt.
Chúng tôi kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội dân sự, các thành viên trong bộ máy nhà nước, cùng đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, ủng hộ tuyên bố này.
Chúng tôi kêu gọi nhân dân các nước ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam theo công ước quốc tế, góp phần bảo dưỡng môi trường tài nguyên vùng biển, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Xin ký tên ủng hộ bản Tuyên bố này qua địa chỉ biendongtuyenbo@gmail.com.

DANH SÁCH KÝ TÊN
I. Hội đoàn tổ chức xã hội dân sự
1.    Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam do nhà văn Nguyên Ngọc đại diện
2.    Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng do ông Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, đại diện
3.    Diễn đàn Xã hội Dân sự do TS Nguyễn Quang A đại diện
4.    Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) do ông Vũ Quốc Ngữ đại diện
5.    Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập (Vietnam Independent Civil Society Organizations - VICSON) do ông Vũ Quốc Ngữ đại diện
6.    Câu lạc bộ Phan Tây Hồ do TS Hà Sĩ Phu và cán bộ cộng sản Tiền khởi nghĩa Đoàn Nhật Hồng đại diện
7.    Diễn đàn Bauxite Việt Nam do GS Phạm  Xuân Yêm và GS Nguyễn Huệ Chi đại diện
II. Cá nhân
  1. Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Hồ An, nhà báo, Sài Gòn
  3. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ, Sài Gòn 
  4. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu độc lập, Hà Nội
  5. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư động lực, Nam Định
  6. Trần Văn Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống Trung Quốc xâm lược, Sài Gòn
  7. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
  8. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  9. Nguyễn Huệ Chi, GS, hưu trí, Hà Nội
  10. Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  11. Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, Hoa Kỳ
  12. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, Sài Gòn
  13. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  14. Nguyễn Trung Dân, nhà báo,  Sài Gòn
  15. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, Sài Gòn 
  16. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
  17. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn
  18. Nguyễn Duy, nhà thơ, Sài Gòn
  19. Lê Công Định, luật sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  20. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
  21. Phạm Nam Hải, Hà Nội
  22. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam, Hải Phòng
  23. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
  24. Đặng Thị Hảo, TS, hưu trí, Hà Nội
  25. Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
  26. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
  27. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
  28. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  29. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  30. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  31. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  32. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ, cư ngụ tại Sài Gòn
  33. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
  34. Đoàn Thị Thu Hương, nội trợ, Sài Gòn 
  35. Lê Phú Khải, nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 
  36. Lê Xuân Khoa, GS, Hoa Kỳ
  37. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  38. Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn
  39. Lê Khánh Luận, TS Toán, TP HCM
  40. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
  41. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn giải phóng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 
  42. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  43. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
  44. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí Đà Lạt, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  45. Ý Nhi, nhà thơ, Sài Gòn
  46. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH,  Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  47. Phan Hoàng Oanh, giảng viên đại học, Sài Gòn 
  48. Bùi Oanh, giáo viên, đã nghỉ hưu, Sài Gòn
  49. Hà Sĩ Phu, TS, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  50. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
  51. André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo Pháp-Việt, Pháp
  52. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  53. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
  54. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
  55. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo,  Sài Gòn
  56. Phạm Thành, nhà báo, nhà văn, Hà Nội
  57. Trần Minh Thảo, viết văn, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  58. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  59. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  60. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  61. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, TP HCM, Sài Gòn
  62. Đoàn Văn Tiết, nhà giáo, Sài Gòn
  63. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
  64. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn 
  65. David Tran, GS, Hoa Kỳ
  66. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
  67. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
  68. Trần Ngọc Tuấn, nhà văn, nhà báo, Praha, Czech
  69. Hà Quang Vinh, hưu trí, Sài Gòn
  70. Nguyễn Ngọc Xuân, làm vườn, đã nghỉ hưu, Bà Rịa - Vũng Tàu
  71. Phạm  Xuân Yêm, GS, hưu trí, Paris

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.