Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) trò chuyện với các đại biểu Quốc hội trong phiên khai mạc tại Hà Nội ngày 21/03/2016 |
Đúng như kịch bản đã định trước, Quốc hội Việt Nam hôm qua 31/03/2016 đã « miễn nhiệm » ông Trương Tấn Sang, « giới thiệu » ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước. Trước đó một ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được « miễn nhiệm », người thay thế là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Tương tự, đến ngày 6/4, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị « miễn nhiệm » để nhường chỗ cho ông Nguyễn Xuân Phúc.
Tóm lại, là một loạt thủ tục rắc
rối có vẻ hợp pháp, nhưng mục đích là đưa toàn bộ ba nhân vật trong bộ
tứ lãnh đạo hiện nay, hiện không còn trong Bộ Chính trị, phải « về vườn »
trước thời hạn. Trong khi lẽ ra công việc bầu ban lãnh đạo mới là của
Quốc hội khóa 14, mà đến nay vẫn chưa được bầu ra. RFI Việt ngữ đã trao
đổi với tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Saigon về sự kiện này.
RFI : Thân chào tiến sĩ
Phạm Chí Dũng. Vì sao lại phải có quy trình thay đổi nhân sự cấp cao
phức tạp như đã và đang diễn ra tại Quốc hội Việt Nam, theo anh ?