Bài đăng : Thứ năm 28 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 28 Tháng Sáu 2012
Trong
hai ngày 28 và 29/06/2012 các nước châu Âu họp thượng đỉnh tại
Bruxelles, nhằm cố gắng cứu vãn khu vực đồng euro ra khỏi các khó khăn
hiện nay. Đây là tượng đỉnh lần thứ 19 kể từ khi khủng hoảng bùng nổ.
Tuy nhiên một lần nữa khó thể tìm ra được một giải pháp khẩn cấp vì sự
chia rẽ giữa các quốc gia Liên hiệp châu Âu.
Các nguyên thủ quốc gia của 27 nước thành viên sẽ phải xác định
được chiến lược cho tăng trưởng và đề ra cơ sở cho một liên minh được
củng cố, đặc biệt là trong lãnh vực ngân hàng. Đây là một kế hoạch dài
hơi, cần được tiến hành trong nhiều năm. Tổng thống Pháp François
Hollande trong cuộc gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói rằng : Pháp
và Đức muốn “đào sâu vấn đề liên minh kinh tế và tiền tệ, rồi sau đó sẽ đến chính trị”.
Tuy nhiên kế hoạch dài hạn này có nguy cơ không xoa dịu được thị trường và các nước đối tác, vốn đang chờ đợi các câu trả lời ngay lập tức cho cuộc khủng hoảng đã hoành hành tại khu vực đồng euro từ gần ba năm qua.
Khủng hoảng nợ công tuần này đã tăng lên khi Tây Ban Nha và Chypre đã trở thành quốc gia thứ tư và thứ năm trong liên minh tiền tệ châu Âu xin trợ giúp tài chính, sau Hy Lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy hôm qua còn cảnh báo khẩn là với lãi suất hiện nay khoảng 7%, Madrid không thể tiếp tục huy động vốn dài hạn.
Nước Ý cũng lo sợ sẽ bị cuốn theo, khi lãi suất vốn huy động liên tục tăng từ nhiều tuần qua. Sáng nay trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý được giao dịch với lãi suất 6,19%. Tỉ lệ lãi cao do thị trường hoài nghi về sự tồn tại của khu vực đồng euro. Một số nước cố gắng thuyết phục nền kinh tế hàng đầu châu Âu là Đức chấp nhận các giải pháp ngắn hạn để làm giảm áp lực trên thị trường.
Trong số các giải pháp này có việc tác động đến Quỹ hỗ trợ tài chính châu Âu (FESF) để quỹ này mua lại các món nợ công. Đây là việc của Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) xưa nay, nhưng ngân hàng này đã ngưng mua từ giữa tháng Ba. Tuy nhiên giải pháp này chỉ có thể xoa dịu thị trường ngắn hạn, vì vốn của FESF rất hạn chế so với BCE.
Một giải pháp nữa do Ý đề nghị là cho FESF giấy phép hoạt động ngân hàng để đi vay từ Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nhưng Đức đã bác bỏ việc FESF trực tiếp hỗ trợ các ngân hàng, một khi việc giám sát tài chính vẫn dừng lại trong phạm vi các quốc gia. Thủ tướng Ý Mario Monti cho biết sẵn sàng ủng hộ đề nghị của Đức về việc đánh thuế các giao dịch tài chính, với điều kiện Đức đồng ý cho can thiệp vào thị trường nợ. Tuy nhiên ông Monti khó thể làm lay chuyển được bà Merkel.
Bên cạnh đó, 27 nước châu Âu sẽ thông qua một hiệp ước về tăng trưởng và việc làm. Các nguyên thủ Ý, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã thỏa thuận sẽ dành 1% ngân sách châu Âu, khoảng từ 120 đến 130 tỉ euro cho các dự án đầu tư trong tương lai. Đề nghị của Chủ tịch châu Âu Herman Van Rompuy về liên minh tiền tệ và ngân sách cũng sẽ được xem xét trong hội nghị thượng đỉnh lần này, bắt đầu bằng việc phác thảo ra một liên minh ngân hàng được giám sát chặt chẽ.
Tuy nhiên kế hoạch dài hạn này có nguy cơ không xoa dịu được thị trường và các nước đối tác, vốn đang chờ đợi các câu trả lời ngay lập tức cho cuộc khủng hoảng đã hoành hành tại khu vực đồng euro từ gần ba năm qua.
Khủng hoảng nợ công tuần này đã tăng lên khi Tây Ban Nha và Chypre đã trở thành quốc gia thứ tư và thứ năm trong liên minh tiền tệ châu Âu xin trợ giúp tài chính, sau Hy Lạp, Ai Len và Bồ Đào Nha. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy hôm qua còn cảnh báo khẩn là với lãi suất hiện nay khoảng 7%, Madrid không thể tiếp tục huy động vốn dài hạn.
Nước Ý cũng lo sợ sẽ bị cuốn theo, khi lãi suất vốn huy động liên tục tăng từ nhiều tuần qua. Sáng nay trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ý được giao dịch với lãi suất 6,19%. Tỉ lệ lãi cao do thị trường hoài nghi về sự tồn tại của khu vực đồng euro. Một số nước cố gắng thuyết phục nền kinh tế hàng đầu châu Âu là Đức chấp nhận các giải pháp ngắn hạn để làm giảm áp lực trên thị trường.
Trong số các giải pháp này có việc tác động đến Quỹ hỗ trợ tài chính châu Âu (FESF) để quỹ này mua lại các món nợ công. Đây là việc của Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE) xưa nay, nhưng ngân hàng này đã ngưng mua từ giữa tháng Ba. Tuy nhiên giải pháp này chỉ có thể xoa dịu thị trường ngắn hạn, vì vốn của FESF rất hạn chế so với BCE.
Một giải pháp nữa do Ý đề nghị là cho FESF giấy phép hoạt động ngân hàng để đi vay từ Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nhưng Đức đã bác bỏ việc FESF trực tiếp hỗ trợ các ngân hàng, một khi việc giám sát tài chính vẫn dừng lại trong phạm vi các quốc gia. Thủ tướng Ý Mario Monti cho biết sẵn sàng ủng hộ đề nghị của Đức về việc đánh thuế các giao dịch tài chính, với điều kiện Đức đồng ý cho can thiệp vào thị trường nợ. Tuy nhiên ông Monti khó thể làm lay chuyển được bà Merkel.
Bên cạnh đó, 27 nước châu Âu sẽ thông qua một hiệp ước về tăng trưởng và việc làm. Các nguyên thủ Ý, Đức, Pháp và Tây Ban Nha đã thỏa thuận sẽ dành 1% ngân sách châu Âu, khoảng từ 120 đến 130 tỉ euro cho các dự án đầu tư trong tương lai. Đề nghị của Chủ tịch châu Âu Herman Van Rompuy về liên minh tiền tệ và ngân sách cũng sẽ được xem xét trong hội nghị thượng đỉnh lần này, bắt đầu bằng việc phác thảo ra một liên minh ngân hàng được giám sát chặt chẽ.