Affichage des articles dont le libellé est Thọ Nguyễn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thọ Nguyễn. Afficher tous les articles

vendredi 14 avril 2023

Thọ Nguyễn - Tàn dư xô-viết (2)

 

(Tiếp theo)

Trong các nước thuộc Liên-Xô cũ thì Ukraine có nền kinh tế hùng mạnh nhất, có thể tự sản xuất từ tiểu liên AK47 đến tên lửa, xe tăng và cả máy bay. Đất nước 45 triệu dân từng sở hữu bom hạt nhân cho đến năm 1994 nên về lý thuyết, có đủ tiềm năng khôi phục lại vũ khí này.

Ukraine với diện tích bao la hơn 600.000km², với nền nông nghiệp trù phú nhất châu Âu chính là hậu phương hoàn hảo cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Nền giáo dục phát triển ở đây đào tạo ra lực lượng tin học đông đảo hàng đầu châu Âu v.v…

Bên cạnh đó Ukraine còn được cả một liên minh quốc tế hùng hậu tiếp viện về vật chất, từ liều thuốc kháng sinh, bông băng quân y đến tên lửa HIMARS, xe tăng Leopard. Hơn 30.000 binh sĩ Ukraine đã và đang được huấn luyện ở các nước NATO. Hàng ngày, hàng giờ họ được tình báo phương tây cung cấp các loại thông tin quan trọng.

jeudi 13 avril 2023

Thọ Nguyễn - Tàn dư xô viết (1)

 

Người Nga theo đạo Chính Thống (Orthodox), thờ chúa Jesus nên ngày 16.04 tới đây cũng kỷ niệm ngày Chúa Phục Sinh (theo lịch Sa hoàng cũ). Thời còn Liên Xô, nhà nước không thích cho dân đi đạo nên người ta nghĩ ra đủ các ngày kỷ niệm trong tháng Tư để hướng xã hội vào các ngày lễ đó.

Nào là ngày « Du hành Vũ trụ », « Ngày truyền thống Công An », « Ngày thành lập Công Đoàn », « Ngày danh dự quân nhân » rồi còn ngày sinh Lênin nữa chứ. Ngày du hành vũ trụ còn có các loại bánh kẹo quốc doanh có in hình phi công Gagarin đẹp trai đang tủm tỉm cười. Ti vi phát các chương trình nhảy múa ca nhạc liên miên. Nhưng dân chúng không quan tâm đến những buổi hòa nhạc bất tận đó. Họ tìm đến các nhà thờ, thắp nến, làm bánh lễ Phục Sinh và tưởng nhớ Chúa Jesus, dù ông không xuống trái đất bằng tàu vũ trụ.

Thời đó Nhà nước và Giáo hội nhìn nhau bằng cặp mắt ác cảm.

dimanche 29 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (3) Chủ nghĩa Tư bản Công nông

 

(Tiếp theo)

Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo "bốn chấm không“. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các suất to nhỏ như kim tự tháp tí hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ.

Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn…Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.

Làn sóng công nghiệp hóa đang thay đổi mọi mặt của xã hội. Sau một thời gian dài chộp giật bằng lừa đảo, cướp đất, buôn cổ phiếu, bán tài nguyên, nhiều nhà tư bản đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Thép Hòa Phát, lốp Caosumina, kính Chu Lai, cáp điện Trần Phú, nhựa Long Thành, ống nước Bình Minh… chỉ là một vài đơn cử. 

mercredi 11 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (2) Chuyện cái vỉa hè

 

(Tiếp theo)

Hàng ngày tôi đi qua mấy cái khẩu hiệu to lừng lững treo ngang trên những con phố nhỏ với dòng chữ: « Nhân dân khu phố... quyết tâm giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa ».

Khi phải chịu đựng giọng ca karaoke chấn động lòng người, ngửi mùi khói khét lẹt do đốt vàng mã, phải tránh những xác chuột khô đét trên mặt đường, tôi không thấy được cái quyết tâm được phô rất tốn kém đó. Chỉ thấy đám chuột hoan hỉ quần đảo trong các hộp đựng rác styropor không có nắp bên vệ đường, trong khi công nghiệp nhựa Việt Nam thừa sức cung cấp hàng triệu thùng rác có nắp, với giá thành rẻ hơn tiền thuốc chuột mỗi gia đình bỏ ra cả năm.

Hàng năm ngành xuất bản bán 3.000 tỉ đồng ấn phẩm văn hóa. Chia cho gần 100 triệu dân thì mỗi người mua 30.000 đồng sách báo. Trong khi đó trung bình mỗi gia đình trong số 25 triệu hộ đốt 120.000 đồng vàng mã/năm để mong cho gia tiên được mặc quần áo đẹp, đươc cưỡi ô-tô, được chơi iPhone nơi chín suối. Đó là chưa kể tiền làm các loại cổng chào để giữ vững danh hiệu văn hóa.

lundi 9 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (1)

 

Trong hai năm vừa qua, tôi về Việt Nam nhiều lần và lần nào cũng ở lại khá lâu. Má tôi già, yếu nên tôi phải thường xuyên về Sài Gòn chăm bà. Có ông bạn già hay cùng tập thể dục buổi sáng, khi gặp lại cứ tưởng là tôi mới vắng mặt mấy tuần vì dính Covid.

Chỉ nhìn xe cộ chạy trên đường, bất kể giờ cao điểm hay không, nhìn cách người ta mua sắm, cường độ ăn uống, người nước ngoài đến Việt Nam luôn bị ấn tượng bởi một xã hội sống động. Ấn tượng này sẽ còn mạnh nhiều, nếu họ biết về vòng quay chóng mặt của đồng tiền.

Từ mờ sáng đến nửa đêm, thành phố luôn chìm trong nền tiếng động gồm tiếng còi xe máy, tiếng búa đập của các công trường, giọng loa karaoke, tiếng rao bán hàng… Cháu gái tôi 7 tuổi từ Đức về thăm quê mẹ, rất thích thú nghe các loại tiếng rao, từ của cô bán rau, đến cái kèn xe kem hay cái loa của ông già mua đồ cũ. Cứ mỗi lần như vậy, nó chạy ra nghe, vẫy chào thân thiện rồi quay vào hỏi mẹ: Họ bán cái gì vậy?

lundi 26 décembre 2022

Thọ Nguyễn - Bi kịch lạc quan


Sinh quyển trái đất đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước, không khí, lòng đất đều bị ô nhiễm.

Mỗi ngày có đến 150 loại thực vật và động vật bị tận diệt. Số sinh vật ít ỏi còn lại trong thiên nhiên nay không còn có thể trung hòa các chất độc do loài người thải ra. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn diệt chủng, nạn cướp đất v.v...càng tăng tốc quá trình tàn phá hành tinh.

Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng. Tôi thường đặt các câu hỏi: Nền dân chủ Mỹ liệu có sống sót được không? Liệu Ukraine có trụ được qua mùa đông khắc nghiệt với sức tàn phá điên cuồng của Putin không? Liệu liên minh EU có tan vỡ không? Liệu mô hình xã hội chủ nghĩa phát xít của Trung Quốc có lấn át các nền dân chủ tự do? v.v...

mardi 20 décembre 2022

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả (3) Nhưng đủ sức tạo dựng và tàn phá bóng đá

 

(Tiếp theo)

Giải World Cup 2022 đã chỉ rõ sức mạnh của đồng tiền ở hai trường hợp: Bóng đá Đông Á và Đông Âu.

Qatar hy vọng dùng tiền để nâng đội bóng của mình lên tầm thế giới, như họ đã làm trong hàng không, vũ trụ, truyền hình, giáo dục đại học, dầu khí v.v... Nhưng bóng đá khó hơn nhiều.

Một nước với gần một triệu công dân và chỉ có 6.000 người biết đá bóng thì khó thể hy vọng vào một nền bóng đá mạnh. Có chăng chỉ là một nền bóng đá gà nòi. Các nước nhỏ như Croatia vẫn có thể có nền bóng đá mà ai cũng nể, vì đằng sau đó là cả một dân tộc hâm mộ.

mardi 29 novembre 2022

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả (2) Nhưng mua được chính trị

 

(Tiếp theo)

Giải World Cup 2022 này đem lại nhiều bất ngờ đầy kịch tính, ví dụ như Đức thua Nhật, Ả rập Xê Út quật ngã Argentina. Xưa nay vẫn vậy. Từ năm 1966 Bắc Triều Tiên đã quật ngã Ý. Ở giải 2018, Đức cũng bị Nam Hàn cho về vườn từ vòng bảng. Đó là sự diệu kỳ luôn chứa đựng trong bóng đá.

Có điều là trật tự thế giới bóng đá vẫn chưa thay đổi về cơ bản: "Chủ nghĩa thực dân bóng đá“ của Châu Âu và Nam Mỹ vẫn ngự trị. "Các nước thế giới thứ ba“ như Nhật Bản, Nam Hàn, Ả Rập Xê Út, Senegal v.v...có được những thành tích bất ngờ tại các giải World Cup chính vì nhờ có kinh nghiệm từ Châu Âu do hội "lính đánh thuê“ mang về.

lundi 21 novembre 2022

Thọ Nguyễn - Tiền không phải là tất cả

 

Trận mở màn World Cup 2022 đã khẳng định một điều : Nhiều tiền không giúp được gì mấy cho bóng đá.

Equator, đội bóng trung bình của Nam Mỹ đã giúp đội Qatar, đương kim vô địch châu Á mở mắt. Biển cả khác xa ao nhà, dù là cái ao to.

Qatar sống trên núi tiền từ dầu mỏ đã đạt được khá nhiều. Có tiền thì một triệu người Qatar có thể sai khiến 2 triệu nô lệ để làm cho xứ sở của họ trở thành tâm điểm thế giới. Không chỉ giải World Cup 2022 đầy tranh cãi, mà rất nhiều sự kiện thể thao và chính trị khác đã được tổ chức ở Doha.

vendredi 4 novembre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (4)

 

(Tiếp theo)

- Chiến lược con nhím

Tập Cận Bình đã ở đỉnh cao quyền lực sau khi ông ta buộc cả đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc phải quy phục mình. Ông ta muốn đi vào lịch sử như Tần Thủy Hoàng và một trong những mục tiêu là thu hồi Đài Loan.

Đảo quốc 23,5 triệu dân so với biển người 1.4 tỉ chỉ là David so với Goliath. Mặc dù Đài Loan có thể huy động đến 1,5 triệu quân dự bị, nhưng con số 88.000 quân thường trực chỉ là chú lùn so với 1.000.000 quân chính quy và 600 triệu quân dự bị, có vũ khí hạt nhân.

mercredi 2 novembre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (3)

(Tiếp theo)

Tuần qua chính phủ Đức đã quyết định cho phép công ty hàng hải Cosco của nhà nước Trung Quốc được mua 24,9% cổ phần của một trong 4 bãi container (terminal) ở cảng Hamburrg. Bất chấp sự phản đối của 6 bộ trưởng trong liên minh cầm quyền, của cả phe đối lập, thậm chí của cả ba cơ quan tình báo.

Thủ tướng Scholz cho rằng với mức tham gia dưới 25% (không phải 35% như dự định) Cosco không được phép đưa người vào ban lãnh đạo, không được phép phủ quyết và tham gia các quyết định. Ngược lại, sự có mặt của nó sẽ giúp cho sức cạnh tranh của Hamburg tăng lên đáng kể so với hai đối thủ Antwerpen (Bỉ) và Rotterdam (Hà-Lan), vốn đã có đầu tư của Cosco.

Dư luận Đức rất tức giận vì sự việc xảy ra ngay sau khi đại hội đảng cộng sản Trung Quốc củng cố địa vị tuyệt đối của Tập Cận Bình, khẳng định tham vọng bá chủ thế giới của Bắc Kinh. Việc chính phủ Đức phải đi đến thỏa hiệp 24,9% để giảm thiểu rủi ro, cho thấy họ đang chịu sức ép ghê gớm từ Bắc Kinh, với rất nhiều góc khuất không thể kể hết.

dimanche 23 octobre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (2)

 

Hôm qua thứ Bảy 22.10.22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên bảo vệ đưa ra khỏi hội trường.

Ông Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ xốc nách đưa ông ra ngoài.

Ai cũng biết Hồ Cẩm Đào, người đã đưa Tập lên chức Tổng Bí Thư vào năm 2012, cũng là người đề cao nguyên tắc "Lãnh đạo tập thể“ và điều lệ "Hai nhiệm kỳ“. Rất có thể việc điệu ông thầy ra khỏi đại hội chính là hành động dằn mặt của Tập Cận Bình trước khi đại hội "nhất trí“ bầu ông ta vào chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 và tiến tới suốt đời.

vendredi 21 octobre 2022

Thọ Nguyễn - Nga là cơn bão, Trung Quốc là biến đổi khí hậu (1)

 

Loài người đang đứng trước nhiều mối đe dọa. Biến đổi khí hậu đang làm cho trái đất lúc nào đó sẽ không thể ở nổi. Mọi người đều thấy nhưng tất cả cứ tiếp tục lao vào làm cho quá trình này càng tăng tốc.

Cuộc chiến tranh man rợ của Nga không chỉ đe dọa diệt chủng dân tộc Ukraine, mà còn đe dọa xóa sổ phần lớn nhân loại bằng hạt nhân. Lời đe dọa sử dụng bom hạt nhân của Putin có thể ai đó xem là thùng rỗng kêu to kiểu chí Phèo. Nhưng nhà máy điện hạt nhân Saporishia thì đúng là một thùng thuốc súng. Đó là một hiểm họa vì sẽ có lúc kể cả Putin cũng không kiểm soát được.

Hiểm họa có nghĩa là có thể xảy ra hoặc không. Nhưng điều đang xảy ra là Nga đem hết kho vũ khí tích lũy từ sau thế chiến thứ hai ra đốt để tàn sát người Ukraine.

dimanche 24 juillet 2022

Thọ Nguyễn - Suy ngẫm (2) : Cầm đèn chạy trước ô-tô

 

(Tiếp theo)

Thành ngữ “Cầm đèn chạy trước ô tô” mới xuất hiện trong Việt ngữ hiện đại. Nó tả hành động của những kẻ láu táu, háu đá.

Cầm một cái đèn tay, lạch bạch chạy trước một cái ô tô đèn pha sáng quắc, tốc độ hơn cả chục con ngựa, có tay lái servo, có chỉ đường GPS. Hơn thế nữa, thằng cầm đèn còn cản đường chiếc xe được điều khiển bằng bác tài thông minh sáng suốt.

Không còn có gì ngớ ngẩn hơn.

Trong thực tế, mọi việc lại không như vậy. Những ý kiến trái chiều nhiều khi đi trước thời đại.

Thọ Nguyễn - Suy ngẫm (1) : Sao lại phải giống nhau?

 

Tôi có thói xấu là hay chửi chính phủ. Bà Merkel luôn bị tôi phê phán là "thân tàu“, là "ngậm miệng ăn tiền“. Ông Schröder, thủ tướng của đảng SPD thuộc cánh tả, thì bị tôi phê là "đồng chí của bọn chủ“.

Chính phủ mới toanh của ông Scholz thì tôi coi là bọn "vừa éo vừa run“. Nói ủng hộ Ukraine nhưng lại sợ Nga nó coi mình là bên tham chiến. Thế là có mấy cái xe tăng mà cứ thậm thà thậm thụt.

Nhưng ở Đức không ai coi những kẻ như tôi là "bất đồng chính kiến“ (Dissident), là "phản động“ (Reaktionär).

mardi 17 mai 2022

Thọ Nguyễn - Bi kịch phía sau vinh quang

 

Đêm 14.05.2022, ban nhạc Kalush Orchestra của Ukraine đã giành giải nhất cuộc thi ca khúc truyền hình châu Âu Eurovision Song Contest 2022 (ESC) tại Turin, Ý.

Không phải là dân sành nhạc nên tôi thấy ca khúc "Stefania“ của Kalush Orchestra không có gì đặc sắc, ngoài ấn tượng về trang phục dân tộc mà họ mặc. Thực tế, đêm qua ban giám khảo cũng không chấm cho Stefania điểm cao nhất. Nhưng khán giả của hơn 50 quốc gia đã tặng tiết mục của Kalush Orchestra số điểm cao nhất là 631, cách xa ban nhạc Anh xếp thứ  nhì (466) điểm.

Thắng lợi của Ukraine trong cuộc thi ESC năm nay thực chất là thắng lợi của tình cảm mà người dân châu Âu dành cho dân tộc này. Người ta thậm chí không biết các nghệ sĩ Ukraine có đến dự được không.

jeudi 14 avril 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, lựa chọn nghiệt ngã

 

(Tiếp theo)

Khi Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa Xô viết cũ Moldavie và Gruzia đều muốn gia nhập NATO.

Chủ nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất lãnh thổ cho Nga trong chiến tranh thế giới 2. Ở nước Moldavie nói tiếng Rumanie quân Nga đang đóng ở Transnitia, hỗ trợ quân ly khai gốc Nga từ 1992. Năm 2008, chỉ sau một tuần đánh nhau, Gruzia thất trận, chịu mất hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Đó chính là những kịch bản y như ở Donetzk và Luhanzk mà Nga đã dàn dựng ở Ukraine.

Có nghĩa là Putin có thể tìm cách thôn tính các nước trong vòng ảnh hưởng bất cứ lúc nào, nếu muốn. Những cái cớ "NATO“, "Thân tây“, "Bảo vệ kiều dân“ chỉ lòe bịp được những kẻ nhẹ dạ.

Thọ Nguyễn - Ukraine, những nhận thức mới

 

(Tiếp theo)

Cuộc xâm lăng Ukraine của Putin đặt thế giới trước một cục diện mới. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân bỗng trở nên hiện thực, dù người ta chỉ nói đến vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Những gì cường quốc hạt nhân Nga đã làm tại Ukraine là hết mức vô trách nhiệm. Putin không chỉ vô trách nhiệm với nhân loại khi cho quân đánh vào Chernobyl và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà còn coi sinh mạng binh sĩ Nga như rác.

Sau khi quân Nga rút khỏi Chernobyl cùng các con tin Ukraine, người ta tìm thấy các công sự của lính Nga đào trong cát trắng đầy chất phóng xạ. Trong các thức ăn và đồ vật lính Nga để lại, người ta kinh ngạc vì lượng phóng xạ đo được. Không phải Putin không biết gì về phóng xạ, mà tính mạng của những người lính Nga không quan trọng bằng lời đe dọa hạt nhân ông ta muốn gửi đi từ đó.

vendredi 18 mars 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, hoa hướng dương

 

(Tiếp theo)

Nhà tôi có phòng cho khách Airbnb thuê, nhưng từ đầu dịch Covid19 (3-2020) đến nay bỏ trống. Vậy nên tôi đăng ký với thành phố Cologne mấy cái giường đó cho người tị nạn Ukraine.

Ngày hôm sau thành phố giới thiệu một cô Ukraine với tôi. Tôi để dành phòng cho cô. Nhưng cô và hai đứa con kẹt ở Rumani khá lâu. Cuối cùng cô nhắn tin là sẽ ở lại đó, để mau chóng quay về quê khi hết chiến tranh.

Tôi mới vừa kích hoạt lại căn phòng cho người tị nạn khác thì cậu Nguyễn Đình Thụ, một đồng hương ở đây gọi điện: "Anh ơi, em đang ở ga để đón một gia đình người Việt mới chạy từ Ukraine sang, anh có chỗ tá túc cho họ không?“

jeudi 10 mars 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, phát xit và phát xít mới (Fascism – Neonazi)


(Tiếp theo)

Cuộc đời Oleg Antonov là tấm gương cho sự gắn bó giữa hai dân tộc Nga và Ukraine. Nhưng không phải giữa họ chưa từng có những hố hận thù sâu thẳm.

Người Ukraine vẫn nhớ nạn đói Holodomor (Голодомор) do Stalin gây ra trong những năm 1929-1932. Lúa mì và các loại lương thực khác của Ukraine bị vơ vét hết để bán lấy ngoại tệ cho công nghiệp hóa. Stalin muốn dùng nó để bẻ gãy sự kháng cự của các lực lượng chống đối chính sách Nga hóa.

« Nông dân bị tịch thu ruộng đất, bị dồn vào các hợp tác xã. Lương thực tích trữ trong nhà bị chính quyền thu sạch. Người bị đói không được ra khỏi vùng để kiếm ăn. Đói thê thảm, người ta phải ăn cả thịt người chết. Nhiều nghiên cứu đưa ra con số từ 3-6 triệu người Ukraine chết đói trong Holodomor. »[1]