samedi 28 août 2021

Nguyễn Hồng Vũ - Nanocovax, ứng cử viên cho vaccin Covid thứ 7 của Việt Nam

 

Hôm nay, nhiều báo đưa tin cho hay rằng “Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia vừa chấp thuận kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a đối với vaccin phòng Covid-19 Nanocovax”.

Do vậy, “hồ sơ và dữ liệu nghiên cứu của vaccin Nanocovax sẽ được chuyển sang hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) để xem xét trước khi Bộ Y tế có quyết định cấp phép khẩn cấp có điều kiện với vaccin Nanocovax. Thời gian tối đa là 20 ngày, tuy nhiên, nếu vaccin Nanocovax đảm bảo mọi yêu cầu đặt ra, thời gian cấp phép có thể ngắn hơn, thậm chí chỉ trong vòng dưới 1 tuần.”

Vậy thì có nhiều khả năng chúng ta sẽ sớm có vaccin Covid thứ 7 được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Việt Nam. Trong thời gian này tôi nhận được nhiều lời đề nghị từ các bạn về việc “đánh giá” vaccin Nanocovax và các câu hỏi đại loại như: Có nên chích vaccin này không? Có an toàn không? Có hiệu quả không? So với các vaccin khác thì thế nào?

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 51

 

Lại thêm một ngày nữa, thêm một ngày chịu đựng, thêm một ngày chứng kiến cơn đại dịch bùng phát, thêm một ngày nơm nớp lo âu. Những con số không chịu ngừng lại, những khoanh tròn đen trên Facebook vẫn lần lượt xuất hiện báo hiệu những mất mát và tang thương. Cơn bệnh nặng của Sài Gòn vẫn chưa chịu thuyên giảm.

Tự nhủ cố gắng, cố gắng lạc quan, cố gắng lòng tin. Tự nhủ mình vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều người khi còn được ở yên trong căn nhà của mình, còn được ngày hai bữa cơm dù có thể không ngon, không lắm món như thường ngày. Vẫn còn được thở bằng chính hơi thở của chính mình, được gần gũi với những người thân thuộc.

Trong khi ngoài kia, biết bao người phải xa nhà, lìa xa con cái, cách xa cha mẹ, ông bà để đứng trên tuyến đầu chống dịch đến kiệt sức. Trong khi trong nhiều xóm nhỏ, biết bao người, biết bao cảnh ngộ đang thiếu ăn, đang bế tắc trong cuộc sống không lối ra. Trong khi ngoài kia, biết bao người bệnh đang cần một chỗ nằm, đang cần một hơi thở để được sống. Trong khi ngoài kia, biết bao gia đình đã tan tác, cha lìa, người thân rời nhà và trở về trong hũ cốt.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.08.2021

vendredi 27 août 2021

Trần Đình Thu - Ai đã có công đưa Việt Nam gần lại với Mỹ ?

 

Việc Phó tổng thống Mỹ thăm Việt Nam, ký kết một loạt các vấn đề quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa bang giao của hai nước trong đó có công trình Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội trị giá 1,2 tỉ USD đã khiến nhiều người Việt Nam vừa ngỡ ngàng vừa phấn khởi.

Đồng thời nhiều người cũng thắc mắc, do đâu mà mối quan hệ bang giao Việt Mỹ phát triển mạnh như hiện nay? Vấn đề này tôi đã có nói nhiều lần nhưng vẫn thấy có một số người chưa rõ, nay tôi xin nói lại.

Tôi vừa xem lại những bài viết cũ của tôi trên trang Facebook thì thấy bài đầu tiên tôi viết về vấn đề Việt Nam đang trên lộ trình xa Trung gần Mỹ là vào tháng 11 năm 2018. Khi đó khoảng 90% số bạn đọc không tin những thông tin tôi đưa ra. Nhiều người nói chắc rằng Việt Nam chỉ có thể thân Trung Quốc mà thôi.

Kim Van Chinh - Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam


Nhà nước Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng cho thuê mảnh đất hơn 3 hecta trong 99 năm tại Lô E30, Khu đô thị Dịch Vọng, cạnh công viên Cầu Giấy, để Mỹ xây Đại sứ quán trị giá 1,2 tỉ đô. Xung quanh chuyện này cần nói thêm một số thông tin sau:

1.Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam từ 1995, nhưng đến nay sau 26 năm mới chính thức xây đại sứ quán. Điều đó nói lên thăng trầm và gian nan trong quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. Việc xây đại sứ quán 1,2 tỉ (vào loại đắt nhất thế giới), nói lên tầm quan trọng của quan hệ Việt – Mỹ.

2. Mỹ là nước lớn và vẫn là nước có vai trò quyết định nhiều quan hệ quốc tế. Do vậy, đại sứ quán của Mỹ ở đâu trên thế giới cũng phải xây rất to, vị trí đắc địa… Việt Nam mất rất nhiều công trong thảo luận để đi đến đồng thuận để Mỹ xây sứ quán ở cầu Giấy. Địa điểm và quy mô này vừa lóng cả hai phía.

Lưu Nhi Dũ - Có gì mà phải la lên dzậy, thưa đồng chí Trung Quốc!

 

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bắt đầu lúc 10 giờ 56, ngày 26-8 tại Phủ Chủ tịch.

Xin trích phần nói chuyện của bà Harris:

"Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để duy trì quyền tự do hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp, một vấn đề mà chúng tôi coi trọng, vì nó liên quan đến Biển Đông."

Đặng Sơn Duân - Vài thắc mắc dành cho sứ quán Trung Quốc


Sau khi Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Đại sứ quán quý quốc nhanh chóng ra tuyên bố bày tỏ lập trường đối với các phát biểu được cho là công kích Trung Quốc.

Đầu tiên, không rõ tuyên bố bày tỏ lập trường này hướng đến đối tượng độc giả nào. Nếu là lời đáp trả Phó tổng thống Harris, lẽ ra quý quốc nên viết bằng tiếng Anh.  Tuy nhiên, vì tuyên bố chỉ viết bằng tiếng Việt và tiếng Trung, nên có lẽ chủ ý của sứ quán là hướng đến nhân dân Việt Nam hơn là vị khách đến từ nước Mỹ.

Điều này càng thể hiện rõ hơn qua các luận điệu ly gián quan hệ Việt - Mỹ. Nó cho thấy ý đồ khích bác, chia rẽ tình cảm của người dân Việt Nam dành cho nước Mỹ, hơn là nỗi phẫn uất vì bị công kích. Cũng vì thông điệp này hướng đến người dân Việt Nam nên là một người dân bình thường, tôi cũng cảm thấy muốn có đôi lời với quý quốc.

Lưu Trọng Văn - Tập Cận Bình ngài có muốn hàng triệu Dân Việt Nam đổ ra đường chào đón ngài không?

 

Giản đơn lắm, thưa ngài!

Những tuyên bố của phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Hà Nội, cùng tình cảm của Dân Việt Nam dành cho nhà lãnh đạo Mỹ, đã làm cho lãnh đạo cộng sản Trung Quốc khó chịu và nổi nóng.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam không giấu được sự cay cú, tức giận ra thông báo khẩn:

Gió Bấc - Thư ngỏ thứ hai gởi ông Vũ Thành Tự Anh: Cá nhân ông và Fulbright, bên nào nặng hơn?

 

Hồi đầu tháng này tôi đã có một Thư ngỏ gửi ông nhân sự kiện ông được mời làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn cho UBND TP.HCM về phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế (1).

Giống như nhiều người, trong Thư ngỏ ấy tôi cũng đã bày tỏ băn khoăn về dự báo mà theo đó, ông và “Nhóm Fulbright” dự báo đợt dịch sẽ kết thúc vào tháng 8 (2). Song khác với nhiều người, tôi không trách mà chỉ lấy làm tiếc vì nghiên cứu - dự báo mà ông lại dựa vào số liệu do Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM cung cấp.

Tôi cũng cho rằng không thể xem dự báo sai là nguyên nhân của thảm trạng hiện nay ở TP.HCM. Bởi có thiện cảm đặc biệt với Fulbright, tôi chỉ hy vọng ông và “Nhóm Fulbright” rút kinh nghiệm khi lựa chọn dữ liệu để nghiên cứu và dự báo...

Nguyễn Ngọc Chu - Một số điều cần khắc phục sau 3 ngày cách ly tuyệt đối

 

Rất nhiều điều phải nghĩ sau ba ngày cách ly. Sau đây là một số điểm cần khắc phục trong giãn cách.

1. Sử dụng lại lực lượng shipper. Họ là những đội ngũ chuyên nghiệp, có công nghệ, biết công nghệ, biết công việc, biết đường sá, làm việc hiệu quả hơn bộ đội.

Không ai bỏ quân thiện chiến để sử dụng tân binh. Bắt hàng chục ngàn shipper (62.000) ngồi nhà, đã không sử dụng được đội quân vạn người giao hàng chuyên nghiệp, lại biến họ thành lực lượng phải cứu trợ. Cần tiêm vaccin cho shipper và đưa họ hoạt động trở lại, với sự quản lý cần thiết.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 50

 

Thế là đã qua đến ngày thứ năm mươi Sài Gòn bị phong tỏa. Giờ là giới nghiêm. Gần hai tháng nằm yên một chỗ, thèm được ngắm phố phường mà không dám đi mà cũng chẳng ai cho phép đi.

Nhiều anh em cầm máy ảnh cũng giống tôi, muốn ghi lại hình ảnh của một Sài Gòn vắng lặng với nhiều cảnh đau thương. Những hình ảnh hiếm có của cơn đại dịch đi qua thành phố này. Nó sẽ là những tư liệu rất quý giá sau này. Nhưng tiếc là không làm được.

Kiếm cái giấy để đi đường cũng không khó, nhưng tuổi đã lớn nên xông pha ra ngoài cũng ngại, đành ôm cục tiếc suốt ngày xem hình của nhiều bạn nhà báo trẻ. Chỉ riêng chụp tất cả những chỗ giăng dây, kẽm gai, chốt chặn cũng đã có trong tay một kho tư liệu quý. Hay chỉ cần chụp những con phố Sài Gòn ban ngày và ban đêm, những cảnh một Sài Gòn đìu hiu, vắng lặng chưa từng có trong lịch sử của thành phố này, kể cả thời chiến tranh căng thẳng nhất.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.08.2021

jeudi 26 août 2021

Tin nhanh: Khủng bố ở Kabul, 12 lính Mỹ chết, IS nhận trách nhiệm

Cập nhật : Theo hãng tin AP, trên 100 người thiệt mạng trong đó có 13 quân nhân Mỹ.

(Reuters 26/08/2021)Hai vụ khủng bố tự sát do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) nhận trách nhiệm hôm nay 26/08/2021 đã làm khoảng vài chục người thiệt mạng, trong đó có 12 thủy quân lục chiến Mỹ, tại một cổng vào phi trường quốc tế ở Kabul trong lúc chiến dịch di tản đang vào cao điểm.

Những kẻ đánh bom tự sát đã cho nổ bom ngay giữa đám đông chen chúc trước Abbey Gate, một trong các cổng vào sân bay, theo tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ. Tướng Kenneth McKenzie trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc cho biết thêm, sau đó đã nổ ra một vụ đấu súng.

Ông nói rằng bất chấp những thiệt hại này – lần đầu tiên đối với quân đội Mỹ tại Afghanistan kể từ tháng Hai – hoạt động di tản vẫn tiếp tục trong những ngày tới tại Kabul, với khoảng 1.000 người Mỹ sẽ được đưa về nước.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu con số 6.000 ca dương tính trên 170.000 xét nghiệm như thế nào?

 

Một bản tin nhỏ nhưng quan trọng trên báo Tuổi Trẻ: TPHCM làm 170.000 xét nghiệm nhanh và phát hiện 6.000 mẫu dương tính. Anh Phó giám đốc Sở Y tế nói rằng tỉ lệ này (3.5%) là ok vì 'vẫn thấp hơn tỉ lệ 5% của Tổ chức Y tế thế giới.' 

Không phải đâu. Thấy vậy mà không phải vậy. Tôi nghĩ tỉ lệ đó đáng báo động.

Vấn đề là tỉ lệ nhiễm thật là bao nhiêu? Nhấn mạnh là 'thật', hay nói theo ngôn ngữ dịch tễ học là 'true prevalence'.

Nguyễn Công Khế - Tôi tin rằng anh nói thật

 

Tôi định chưa viết gì về anh Phan Văn Mãi. Thực ra viết về một con người mới bắt đầu nhận nhiệm vụ rất khó, vì ngày mai là ở phía trước, chứ không phải là thì quá khứ.

Các bạn trên mạng xã hội hay nói về cán bộ Đoàn lên làm quan chức cấp cao. Đánh giá thường là không tin tưởng, cho rằng không phải là những nhà kỹ trị, không phải là những người có khả năng chèo lái con thuyền khi ra biển khơi. Chẳng qua là do môi trường và định chế chính trị này mà đi lên thôi.

Nói vậy thì cũng không hoàn toàn công bằng.

Mai Bá Kiếm - Lỡ bắt cọp rồi, làm sao nuôi được anh ơi ?

 

Ngày 4/8/2021, Công an tỉnh Nghệ An bắt quả tang hai cơ sở nuôi nhốt trái phép 17 con cọp Đông Dương, tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Hai ngày sau, Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã thưởng nóng 150 triệu đồng, gồm: 50 triệu cho tập thể Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh Nghệ An; 30 triệu cho tập thể đội 2 - Phòng Cảnh sát Môi trường; và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc (10 triệu đồng/cá nhân)

Tuy nhiên, để "giải cứu 17 con tin" nguyên là chúa tể rừng xanh, bác sĩ thú y phải gây mê, nhưng có 8 "con tin" đã không hồi sức và về nơi chín suối!

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.08.2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 49

 

Tôi là người lạc quan, ngay trong những thời kỳ đen tối, bế tắc nhất của cuộc đời, tôi vẫn vững lòng tin. Ngay từ khi dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn, trong bài viết đầu tiên trong Nhật ký Sài Gòn lockdown, tôi vẫn tin là Sài Gòn rồi sẽ sớm qua cơn bệnh nặng.

Thế nhưng nhật ký đến hôm nay đã đến con số bốn chín, vẫn chưa thấy lối thoát nào, vẫn con số người nhiễm và tử vong càng lúc càng nhiều. Bạn bè, người thân, người quen biết nhiều người đã ra đi. Trong giới nghệ sĩ, anh em chơi nhạc và nhiều giới khác đã chết vì virus Vũ Hán. Toàn là những người tài hoa, là những người cống hiến nhiều cho xã hội. Tiếc nuối, buồn đau và giận dữ nhưng đành bất lực, chẳng còn biết trách ai.

Con số tử vong ở thành phố lên đến 7.568 ca trên 190.166 người nhiễm bệnh, chiếm tỉ lệ 3,98%, có lẽ là cao nhất thế giới tính đến hôm nay. Tin trên báo hôm qua chạy tít "Thêm 335 bệnh nhân tử vong, tỉ lệ ca chết do Covid-19 tại Việt Nam cao hơn thế giới". Một con số lạnh lùng mang nhiều bi thương. Và chắc chắn con số ấy sẽ không dừng lại đấy.

Bùi Chí Vinh - Chết đủ kiểu trong thời phong tỏa

 

Chết không ch vì cúm Tàu

Chết vì không th rút tin ngân hàng được

Không có tin thì làm sao mua thuc

Làm sao mua go ăn, mua rau cháo qua ngày

Cù Mai Công - Lúng túng và lung tung


Hàng loạt cách làm không giãn cách, Covid « thừa thắng xông lên »

Mục tiêu cơ bản và tối thượng trong phòng chống Covid-19 từ đầu đến nay ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là dần tăng giãn cách tối đa, từ Chỉ thị 10, 12, đến 15, 16, 16+.

Dân giờ ai cũng sợ và rành Covid như “chuyên gia”. Hậu quả sờ sờ ra đó, ai cũng thấy quanh mình, có khi chính là mình, gia đình mình cũng nhiễm. Con số chính thức tới tối 25-8-2021, TP.HCM hơn 190.000 ca rồi. Con số thật chắc chắn cao hơn vì ngành y đang căng thẳng truy lùng, mỗi ngày mấy ngàn ca.

Cụ thể, trong ngày thứ hai TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội và xét nghiệm 24-8, tỉ lệ F0 trong cộng đồng chiếm đến 84% tổng số F0 mới. Đáng chú ý, có rất nhiều quận, huyện, tỉ lệ này lên đến 100% hay gần 100%.