dimanche 11 mars 2018

Phạm Việt Thắng -Tướng Hóa và gần 40% lợi nhuận từ đường dây đánh bạc xuyên quốc gia



Tướng Nguyễn Thanh Hóa. Ảnh báo Tuổi Trẻ

Vụ án đánh bạc xuyên quốc gia với hàng ngàn tỉ đồng này, thực ra đã mở màn từ hôm 1/9/2017. Lúc bắt Dương phò mã, cơ quan chức năng thu hàng chục loại giấy tờ có mệnh giá và chứng minh tài sản lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Cùng lúc đó, Phan Sào Nam, chủ tịch VTC online bỏ trốn.

Việt Nam : Bắt giam một tướng công an vì tổ chức đánh bạc

Ảnh minh họa

Thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) hôm nay 11/03/2018 đã bị bắt giữ vì liên quan đến một đường dây cờ bạc quốc tế. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ bộ Công an Việt Nam cho biết như trên.
Reuters nhận định, chiến dịch chống tham nhũng của đảng Cộng Sản Việt Nam nay đã mở rộng khỏi lãnh vực năng lượng và ngân hàng, sang đến lực lượng an ninh.

Hồng Kông : Bầu cử Quốc hội giữa kỳ mang tính biểu tượng cao

Cảnh sát Hồng Kông bắt một nhà đấu tranh phản đối việc loại các dân biểu ủng hộ dân chủ, ngày 11/03/2018.

Gần hai triệu người Hồng Kông, tức phân nửa số cử tri, hôm nay 11/03/2018 đi bầu Quốc hội giữa kỳ. Cuộc bầu cử này mang tính biểu tượng cao, nhằm chọn ra bốn dân biểu thay cho bốn người đã thắng cử hồi tháng 9/2016 nhưng không chịu tuyên thệ trung thành với Bắc Kinh. 
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :

samedi 10 mars 2018

La Croix - Chuyến viếng thăm lịch sử của một hàng không mẫu hạm Mỹ tại Việt Nam


Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng ngày 05/03/2018.

(Dorian Malovic, LaCroix 07/03/2018) Chiếc Carl Vinson đã đến cảng Đà Nẵng của Việt Nam hôm thứ Hai 05/03/2018. Hàng không mẫu hạm lưu lại căn cứ quân sự cũ của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bốn ngày. Sự hiện diện quân sự của Mỹ chứng tỏ hai cựu thù đã xích lại gần nhau, và gởi đi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc, vốn yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông.

Quân đội Mỹ đang quay lại Việt Nam. Một cách hòa bình ! Chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson, mang theo một phi đội gồm 90 chiến đấu cơ và được một khu trục hạm phóng hỏa tiễn hộ tống, ghé lại thành phố cảng Đà Nẵng ở miền Trung bốn ngày. Trên 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc, đội tàu này là sự hiện diện quân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam, và hơn nữa, tại một căn cứ lịch sử cũ của Mỹ.

Vũ Đông Hà - Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3, một cuộc đời đã mất



Rạp Lodo, thành phố Ban Mê Thuột thời xưa. Ảnh Dân Làm Báo

(Danlambao 11/03/2017) - Tôi trở về nhà. Bàn yên, ghế lặng, sách vở nằm im. Mười ba tuổi, tôi đã cảm nhận được cuộc bể dâu.


Hai anh em sinh đôi, thằng Sinh thằng Sáng lớn hơn tôi ba tuổi đi lùng sục khắp xóm với băng đỏ trên tay. Bác Khuê, tài xế sát nhà làm tiệc mời hàng xóm tới nhậu oang oang để mọi người biết bác đang ăn mừng cách mạng về. Nhà thằng Khánh có ba nó làm lớn trong tòa tỉnh trưởng đóng cửa kín bưng.

30 năm ngày 14-3-1988: Lao tàu lên đảo Đá Lớn



Thuyền trưởng Hà Văn Thái (trái) và biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân trên tàu HQ 701 trong chuyến đi ra Trường Sa đầu năm 1988 - Ảnh: NVCC

(TTO 10/03/2018) - Trước ngày 14-3-1988, Việt Nam đã lao hai tàu lên đảo Đá Lớn để giữ đảo trước vòng vây của các tàu chiến Trung Quốc. Đó là câu chuyện ít người biết đến.



30 năm đã trôi qua kể từ ngày Trung Quốc đem quân chiếm các đảo của ta ở Trường Sa và gây ra cuộc thảm sát những người lính Việt Nam ở đảo Gạc Ma…

Nguyên tư lệnh hải quân - phó đô đốc Đỗ Xuân Công cho biết trước ngày 14-3-1988, Việt Nam đã lao hai tàu lên đảo Đá Lớn để giữ đảo trước vòng vây của các tàu chiến Trung Quốc. Đó là câu chuyện ít người biết đến.

Chỉ thị của tư lệnh

Hai chiếc tàu đã lao lên đảo Đá Lớn ấy là HQ 701 và HQ 671. Biên đội tàu xuất phát ngày 31-1-1988 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân chỉ huy.

"Tàu HQ 701 của tôi là kỳ hạm (tàu chỉ huy). Để nghi binh, chúng tôi phải đi đường vòng, tiến về phía nam rồi mới đi lên giữa quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đang neo ở Nam Yết thì tư lệnh Giáp Văn Cương ra lệnh cho chúng tôi đi đảo Đá Lớn ngay" - ông Hà Văn Thái, cựu thuyền trưởng tàu HQ 701, cho biết.

Hai giờ sáng ngày 6-2-1988, biên đội tàu HQ 701, 671 đã tìm được đảo Đá Lớn. Đây là một đảo chìm có vị trí quan trọng. Phía nam đảo Đá Lớn có bãi cát dài. Trên đảo có một hồ rộng rất nhiều cá.

"Việt Nam đã khẳng định chủ quyền với Đá Lớn từ rất lâu nhưng mình lúc đó còn khó khăn, chưa đủ lực lượng để chốt giữ. Chúng tôi không thấy tàu Trung Quốc nào gần khu vực Đá Lớn. Chúng tôi phân công tàu 701 neo ở nam đảo, còn 671 neo ở bắc đảo" - cựu thuyền trưởng Hà Văn Thái kể.

"Chiều 13-2, có ba tàu chiến của Trung Quốc tiến vào phía nam đảo Đá Lớn - ông Hà Văn Thái kể - Phát hiện hai tàu Việt Nam đã neo ở Đá Lớn, suốt chiều 13-2, một tàu hộ vệ tên lửa, một tàu pháo của Trung Quốc liên tục đe dọa những người lính hải quân Việt Nam.

Lính nó mở hết bạt pháo, dàn tên lửa, chĩa về phía tàu mình dọa. Tàu hộ vệ của nó lừng lững như quả núi, dài hơn 100m, cỡ 1.500 tấn. Trong khi tàu mình là tàu đánh cá, tải trọng chỉ 200 tấn. Tàu 671 chỉ 50 tấn.

Tàu của mình chỉ có mấy khẩu súng AK, lựu đạn và hai khẩu 12 ly 7 nhưng không tháo bạt. Mình mà khiếp, sợ, nhổ neo ra là quân nó đổ bộ lên đảo, mất đảo ngay. Nó đã chiếm đảo Chữ Thập và chắc chắn mục tiêu sắp tới của nó sẽ là Đá Lớn.

Nếu mình nhổ neo, nó bắn chìm ngay ngoài biển, không giữ được đảo mà lại chết hết. Cho nên bằng mọi giá phải neo ngay sát đảo. Không đi đâu hết. Nó hù dọa, giở chiêu trò gì kệ nó. Nếu nó bắn, mình vẫn lên đảo của mình được.

Chúng tôi xin ý kiến Sở Chỉ huy. Tư lệnh Giáp Văn Cương trực tiếp điện ra: kiên quyết không được nhổ neo, không được rời vị trí".

Ngày 14-2-1988, khi đêm xuống, các tàu chiến của Trung Quốc tắt đèn. Nhận thấy nguy cơ bị chúng lợi dụng đêm tối để tấn công cướp đảo, biên đội tàu HQ 701, 671 điện báo cáo về Sở Chỉ huy.

20h đêm 14-2, tư lệnh Giáp Văn Cương điện thoại gặp trực tiếp thuyền trưởng Hà Văn Thái và ra lệnh: Bằng mọi giá đồng chí phải cho tàu lên mặt đảo ngay! Chú ý không được để lật hoặc va vào đá vỡ.

Khi ấy, thủy triều đang xuống rất thấp, bãi đá trên đảo nhô lên cao. Lao tàu lên đảo lúc này rủi ro rất lớn: bị va vào đá vỡ tàu hoặc bị sóng đánh lật tàu, không giữ được đảo mà lại thương vong.

"Tôi xin đợi lúc thủy triều lớn nhất mới đưa tàu lên đảo nhưng tư lệnh không cho. Như vậy là kể cả hy sinh vẫn phải chấp hành mệnh lệnh" - ông Thái nói.

Dù biển động, sóng lớn, những người lính trẻ của trung đoàn công binh 131 vẫn khẩn trương vận chuyển vật liệu vào đảo Đá Lớn - Ảnh: Tư liệu
Hai lần lao lên đảo

"Chúng tôi điện nội bộ sang cho HQ 671, phân công nhau nhiệm vụ đổ bộ lên đảo. Tàu tôi lao lên giữa đảo Đá Lớn còn tàu 671 lao lên phía nam đảo Đá Lớn - ông Thái kể - Phải rất cẩn thận vì thềm ở Đá Lớn rất sâu, toàn đá, luôn có nguy cơ bị hất vào đá.

Thủy triều chưa lên cao, việc chọn vị trí vào rất khó khăn. Tôi phải chọn lạch vào sao cho khi lao lên đảo, tàu vẫn cân, không bị nghiêng, bị lệch".

Lần mò, loay hoay hơn một tiếng đồng hồ, tàu HQ 701 vẫn chưa lên được đảo. Thuyền trưởng Hà Văn Thái quyết định cho tàu lùi ra để tính toán lại luồng lạch.

Khoảng 1h30 sáng 15-2-1988, HQ 701 lao lên đảo lần thứ hai.

Ông Hà Văn Thái kể: "Bụng tàu bị sóng đập ầm ầm trên nền đá! Biết chắc đáy tàu sẽ bị vỡ nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm cho tàu lao tới. Cuối cùng, 2/3 thân tàu đã lao được lên mặt đảo.

Bụng tàu chịu được mấy tiếng đồng hồ thì bục đáy, bục hầm máy, bục khoang hàng (chở 70 tấn hàng tết cho các đảo).

Nước bắt đầu tràn vào, ngập đến 1/3. Khi con tàu bị nghiêng, chúng tôi điện về xin tư lệnh cho rút về tàu HQ 671 lúc này đã lên được đảo an toàn".

HQ 701 đã vĩnh viễn nằm lại trên đảo Đá Lớn. Con tàu đã hy sinh để trở thành cột mốc chủ quyền trước dã tâm lăm le cướp Đá Lớn của các tàu chiến Trung Quốc.

"7h30 ngày 15-2-1988, phát hiện tàu Việt Nam đã lao lên đảo Đá Lớn, ba tàu chiến Trung Quốc chạy lại gần, chĩa pháo và tên lửa vào bộ đội mình trên tàu, trên đảo.

Tình hình lúc đó căng thẳng vô cùng. Chúng tôi phân công một nhóm cầm AK lên đảo. Nếu nó vào tranh chấp, mình sẽ cắm cờ ngay (không cắm cờ trước đó được vì thủy triều đang lên rất cao, điểm cao nhất của đảo ngập trong nước 2m)" - ông Hà Văn Thái kể.

Sau một hồi lồng lộn đe dọa, biên đội ba tàu chiến Trung Quốc tức tối bỏ đi. Những người lính quả cảm của hải quân Việt Nam kiên cường ở lại giữ đảo. Một tháng sau, cuộc thảm sát diễn ra ở đảo Gạc Ma...

Qua Gạc Ma cấp cứu

"Trưa 14-3, tư lệnh lệnh cho chúng tôi từ Đá Lớn sang Gạc Ma cấp cứu thì mới biết đồng đội mình vừa bị Trung Quốc bắn.

Chúng tôi dùng vải bạt trắng, kẻ chữ thập bằng sơn đỏ báo hiệu là tàu cứu hộ nhân đạo để nó không ngăn cản mình vào đảo. Từ xa đã thấy cột khói đen bốc lên. Đến nơi, thấy tàu HQ 505 vẫn còn đang cháy.

Chúng tôi trèo lên tàu HQ 505, thấy tàu bị bắn toác hoác. Chúng tôi cập tàu vào đưa thương binh về đảo Sinh Tồn. Hôm sau, chúng tôi được lệnh chở thương binh về đất liền" - ông Hà Văn Thái kể.

Từ Thức - Văn hóa quỳ



Hiện tượng một phụ huynh đảng viên bắt cô giáo quỳ không phải là một tin vặt. Đó là hình ảnh một xã hội băng hoại, một văn hóa suy đồi trầm trọng mà Gramsci gọi là ‘’những hiện tượng quái dị’’ của một thời đại tranh tối tranh sáng.

Antonio Gramsci : ‘’ Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng một thế giới cũ đang chết, một thế giới mới chưa thành hình. Trong cái tranh tối tranh sáng đó, diễn ra những hiện tượng bệnh hoạn dưới đủ mọi hình thức …’’ (1)

Mai Quốc Ấn - Đất nước trên nền rác



Việt Nam là một quốc gia thuộc loại xả rác cao nhất thế giới. Chung quy lại chỉ có hai nguồn rác là rác thải công nghiệp và rác thải dân dụng. Và cách xử lý rác của đất nước mình cũng thuộc loại... quái thai nhất thế giới.

Khuôn khổ bài viết có hạn nên tôi chỉ chọn một lát cắt nhỏ để phân tích: rác thải nhiệt điện.

vendredi 9 mars 2018

LHQ : Tổng thống Philippines cần được kiểm tra tâm thần

Theo Liên Hiệp Quốc, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cần được kiểm tra tâm thần.

Cao ủy Nhân quyền hôm nay 09/03/2018 nhận định, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã sỉ nhục các báo cáo viên Liên Hiệp Quốc, cần được « kiểm tra về tâm thần ».
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein khi liệt kê trước báo chí ở Genève một danh sách những đả kích của ông Duterte đối với các nhân viên Liên Hiệp Quốc – trong đó có một báo cáo viên bị cáo buộc là «khủng bố » - đã tuyên bố: «Chúng tôi tin rằng tổng thống Philippines đang cần được kiểm tra sức khỏe tâm thần».

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đánh thuế nhập khẩu thép, nhôm

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu nhôm và thép, Washington, ngày 08/03/2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 08/03/2018 đã ký hai sắc lệnh, áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Tuy vậy ông cho biết các hàng rào thuế quan mới này hơn hai tuần sau mới có hiệu lực, và sẵn sàng tỏ ra linh hoạt với một số đồng minh. Canada và Mêhicô được miễn các thuế này trong khi thương lượng về hiệp định ALENA.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

« Việc ký kết được dàn cảnh kỹ lưỡng. Donald Trump đã mời những đại diện ngành luyện kim đến dự lễ ký, họ đứng phía sau tổng thống, tay cầm nón bảo hộ. Và khi loan báo các sắc thuế mới đánh vào thép và nhôm nhập khẩu, ông Trump lại nói về chủ đề đã đưa ông đến đỉnh cao quyền lực : một nước Mỹ bị bao vây, cần phải tự vệ.

Thủ tướng Nhật hoan nghênh cuộc gặp Trump-Kim, nhưng vẫn nghi ngờ Bình Nhưỡng

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời giới báo chí sau khi điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, Tokyo ngày 09/03/2018.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Tuy đánh giá cao sự thay đổi của Bình Nhưỡng, ông Abe vẫn tỏ ra nghi ngờ ý định của Bắc Triều Tiên trong việc thảo luận về kho vũ khí hạt nhân.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết :

Châu Âu muốn gia tăng nỗ lực chống tin giả trên mạng

Ủy viên Châu Âu về công nghệ số Mariya Gabriel trả lời phỏng vấn AFP tại trụ sở Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles, ngày 08/03/2018.

Ủy viên châu Âu về công nghệ số, bà Mariya Gabriel ngày 09/03/2018 khi trả lời phỏng vấn AFP khẳng định cần « gia tăng nỗ lực » chống nạn bóp méo thông tin trên mạng trong các kỳ bầu cử.

Ngày 25/04/2018 tới đây, bà Gabriel sẽ đề xuất với Ủy ban Châu Âu những phương án ban đầu để truy quét « fake news » (tin giả) trên mạng xã hội, ở tầm mức châu Âu. Hồ sơ này đã được tranh luận ráo riết ở Đức mùa hè rồi, còn Pháp trong vài tuần tới sẽ đưa ra các đề nghị tương tự.

Châu Âu đòi Anh hoàn trả 2,7 tỉ euro vì gian lận khi nhập hàng Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, trong cuộc họp báo tại Bruxelles, ngày 20/10/2017.

Ủy ban Châu Âu hôm qua 08/03/2018 đã khởi động thủ tục phạt vi phạm đòi Anh quốc phải trả lại 2,7 tỉ euro cho ngân sách châu Âu, vì đã gian dối để lọt vào thị trường chung các sản phẩm Trung Quốc có mức thuế cao hơn.
Ủy ban Châu Âu đã gởi thư cảnh cáo cho Luân Đôn, đây là giai đoạn đầu tiên của thủ tục phạt vi phạm. Anh quốc có hai tháng để trả lời. Nếu không đồng ý với Anh, Ủy ban có thể chính thức đòi hỏi nộp phạt, và đưa ra Tòa án Công lý Châu Âu (CJUE).

Miến Điện bác bỏ cáo buộc « thanh lọc chủng tộc »

Một phụ nữ Rohingya tại trại tị nạn Kutupalong ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 19/01/2018.

Một quan chức cao cấp Miến Điện ngày 08/03/2018 tại Genève đã bác bỏ cáo buộc về « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya, do Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra, đòi hỏi phải có bằng chứng.

Cố vấn an ninh quốc gia Miến Điện, ông Thaung Tun tuyên bố : « Chúng tôi đã nghe nhiều lời cáo buộc về thanh lọc chủng tộc, thậm chí diệt chủng. Đây không phải là chính sách của chính phủ Miến Điện. Chúng tôi mong có được những bằng chứng rõ ràng ».

jeudi 8 mars 2018

Trương Nhân Tuấn - Thông điệp “nối vòng tay lớn”



Các thủy thủ USS Carl Vinson trình diễn tại Làng trẻ em SOS ngày 06/03/2018.

Bắc Kinh tỏ vẻ “không vui” khi Hải quân Mỹ “đổ bộ” vô Đà Nẵng. Mặc dầu lính Mỹ chỉ đến với dân chúng Đà Nẵng bằng điệu nhạc lời ca nhưng rõ ràng nó không “vô hại” chút nào. Bài “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn mang “thông điệp” mạnh mẽ.

Phải thú thật lần đầu tiên tôi ứa nước mắt khi nghe lại bản nhạc này. Nó thuộc danh sách các bản nhạc cấm phổ biến của chế độ Việt Nam hiện hành. Nước mắt đổ xuống không phải vì “xúc động” kiểu “tình cảm yếu đuối”. Mà vì tiếc nuối thời gian 64 năm (1954-2018) đất nước đã bị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) làm mất đi. “Rừng núi Việt Nam” đang nối lại với “biển xa Mỹ”, hai bên gặp nhau “mừng như bão cát”, để “dựng tình người, trong ngày mới”... không lời lẽ nào mạnh mẽ hơn. 

Đoàn Nam Sinh - Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn lạc đường



Sinh thời, cố GS Dương Thiệu Tống - nhà giáo pháp học - dạy tôi rằng: Chớ vội đòi hỏi giáo dục toàn diện. Trước khi thành bác sĩ, kỹ sư thì hãy nên người trước đã.

Một vị giáo sư ở Pháp đi dự hội nghi Giáo dục Toàn cầu ở Oslo, 1993, có bảo với tôi rằng: Suy cho cùng, loài người chỉ giáo dục phần văn hóa, văn minh đã cô đặc, kết tinh từ quá khứ cho con người ngày mai. (Tất cả còn lại chỉ là đào tạo).

Nguyễn Ngọc Chu -Tại sao cô giáo Nhung phải quỳ ?



Chiều 06/11/2017, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, hình ảnh chàng thanh niên quỳ lạy Jack Ma đã làm cho người Việt hổ thẹn, gây ra một làn sóng phẫn nộ trong xã hội, dư âm cho đến giờ vẫn còn chưa nguôi. 

Vậy mà ngày 28/02/2018, lại thêm tin cô giáo Nhung (giáo viên trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An) bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút, đã như cơn địa chấn làm rung động cả xã hội.

Không có lẽ quỳ đã trở thành thói quen của người Việt?

Phạm Đoan Trang - Chúng sẽ đến



“chúng sẽ đến trong năm phút nữa

chúng sẽ đến trong một phút nữa

 chúng đến sau dòng chữ này…”
(thơ Thận Nhiên)

Buổi sáng thứ Hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hóa ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy.

Mạnh Kim - Rồi ai « kiến tạo » đạo đức quốc gia đây?



Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. 

Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bi ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung. 

Trương Châu Hữu Danh - Tình người miền Tây về đâu?



Năm ngoái, anh Hoàng Văn Minh và tôi băng miền Tây, viết loạt bài "Những mảnh giáp cuối cùng đang tan vỡ". Miền Tây nghèo vật chất, giàu tình nghĩa đang chết mòn bởi con người ngày càng cạn tàu ráo máng với nhau. Bởi những lý do mà chính người miền Tây cũng đang lờ mờ nhận ra.

"Bây giờ người dân miền Tây họ sống với nhau ngày càng ít tình người, nếu không muốn nói là ngày càng ác”, Anh hùng Lao động, GS. TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ bức xúc khi hay tin một nông dân ở Kiên Giang bị “kẻ xấu” đổ thuốc sâu xuống hồ khiến đàn cá lóc sắp thu hoạch chết phơi trắng bụng.