mercredi 11 septembre 2024

Lưu Trọng Văn - Làng Nủ, cái chết và bài học đắt giá

Liệu có cách gì dân làng Nủ, Lào Cai có thể tránh được mất mát tang thương: 18 người chết,17 người bị thương, 70 người mất tích ?

Báo Lào Cai điện tử đưa tin: Từ đêm mùng 07.09 đến suốt ngày đêm 09.09 vùng Lào Cai trong đó có huyện Bảo Yên mưa to và rất to.

Có nghĩa là với những cơn mưa như thế này, dù là hoàn lưu bão số 3 khủng khiếp hay không thì bất cứ người dân vùng núi bên suối, sông đều biết lũ sẽ về và lũ quét, lũ ống xuất hiện là tất yếu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.09.2024


 

mardi 10 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Sự lựa chọn

Từ tối qua tới giờ, Facebook liên tục chia sẻ những lời kêu cứu của nhiều người dân tại Thái Nguyên. Dân ở đây đang chịu thảm cảnh nước lụt dâng cao, gần như phải leo lên mái nhà, dồn người lên tầng trên, và khẩn thiết kêu gọi cứu hộ bằng xuồng, ca nô...

Đọc tin tức các báo, lực lượng cứu hộ chủ yếu hiện nay từ công an và quân đội, nhưng không sao thực hiện xuể, buộc phải áp dụng sự lựa chọn.

Đó là ưu tiên ứng cứu những vùng bị ngập sâu, có người già, trẻ em...Và điều đó có nghĩa là sẽ có không ít dân chúng phải cố tự lực cầm cự đến mức tối đa có thể.

Tiểu Vũ - Bài học sau bão từ miền Trung


Có một điều cần ghi tâm khắc cốt nhớ kỹ để mà phòng tránh là số người chết sau bão thường gấp nhiều lần trong bão. Cứ bão xong nhất định lụt sẽ tới, bão càng lớn thì lụt càng to.

Đã có nhiều người chết do nước lên nhanh, do lũ quét cuốn trôi nhà cửa, đuối nước, chìm ghe, sập cầu, sạc lỡ núi...Rồi do chủ quan do không phòng bị, không quyết liệt trong các phương án như di dời tránh lũ trách sạc lở ở vùng có nguy cơ cao để bảo vệ người dân.

Đọc cái tin Lào Cai bị quét vùi lấp cả thôn, 15 người chết, hàng chục người mất tích nó đau đớn khôn cùng. Buồn.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 10.09.2024

1. Qua tới nay, thảm họa thì tất nhiên rồi, ai cũng biết rồi, sơ bộ đã có 146 người chết và mất tích, gần 800 người bị thương do bão lũ, rất đau xót.

Nhưng cũng nổi lên một việc rất đáng quý là tinh thần tương thân tương ái giữa đồng bào Việt Nam với nhau. Rất nhiều câu chuyện cảm động, đến ứa nước mắt về tình thương con người với nhau, sự sẻ chia, lòng nhân ái... của bà con khắp nước về vùng bị bão lũ. Ủng hộ tiền, vật chất và cả những hành động cụ thể tại chỗ khiến ta ấm lòng. Cám ơn bà con đã cho chúng ta thêm yêu cuộc đời này.

Rất nhiều người, chủ yếu là thanh niên, khắp cả nước đã và đang đổ về các tỉnh bị bão lũ giúp bà con.

Nguyễn Văn Tiến Hùng - Một tỉ có lớn không ?

Dạ thưa, với một số người làm ăn, kinh doanh ... không lớn. Với đa số người làm việc văn phòng, công chức... này nọ thì kiếm được nhưng phải tích cóp nghiêm khắc. Với người lao động tay chân thì rất lớn. Phần còn lại, có khi cả đời không có được.

Số tiền 1 tỉ đó, nằm trong một sổ tiết kiệm, và nó vừa được mang đến báo Tuổi Trẻ để góp vào quỹ gửi đến cho đồng bào miền Bắc đang từng giờ đương đầu cùng mưa, gió, lũ lụt nước dâng và đất trồi...

Số tiền 1 tỉ đó còn một số ngày nữa mới đến chu kỳ lãi suất, nhưng chủ nhân vội mang đến báo Tuổi Trẻ vì sợ chậm trễ, không kịp để cứu cái ngặt của đồng bào ngoài kia.

Nguyễn Thanh Huy - Ngàn năm đất nước nhọc nhằn


Ông cha mình nói “nhất thủy nhì hỏa”. Hai tai họa này thật khủng khiếp. Chỉ có ai trong hoàn cảnh đó mới rõ những mất mát, đau thương; ai đã từng kinh qua mới cảm thấu được nỗi đau của họ.

Kỳ thực, đã là họa thì bản chất đều đáng sợ như nhau. Nhưng cái họa từ nước nó dữ dội hơn, khủng khiếp hơn nhiều lần. Vì nó xảy ra trên diện rộng, nhấn chìm, tàn phá tất cả những gì nó đi qua và để lại những di họa to lớn, không gì có thể bù đắp được.

Đất nước ta, mới vừa trải qua tai họa Covid, hàng chục ngàn người đã từ giã cõi đời, mà trong đó, người Sài Gòn phải chịu nhiều đau thương nhất. Bi thương, tang tóc phủ trắng khắp trời miền Nam. Hệ lụy đã khiến hàng trăm, hàng ngàn trẻ em mất cha mất mẹ, không còn người thân, không nơi nương tựa. Nền kinh tế cũng bị tê liệt, suy yếu suốt mấy năm liền và đến tận bây giờ nhiều doanh nghiệp, công ty vẫn còn đầy trắc trở.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.09.2024


 

lundi 9 septembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Cả nước đồng ca đòi độc lập

Ông Vladimir Putin đã tấn công Ukraine, lấy cớ nước này đang muốn gia nhập Minh ước NATO. Giờ lại nghe nói ông đang nhòm ngó ba quốc gia bên bờ biển Baltic, nằm ở phía Tây nước Nga!

Một bài trên báo The Daily Beast của Anna Nemtsova ngày 30 tháng Tám, 2024, cho biết một số “blogger,” có cả các sĩ quan quân đội Nga và các ngôi sao truyền hình ở Nga, đã đề nghị đánh chiếm hòn đảo Gotland (thuộc Thụy Điển), dùng đó làm căn cứ đánh ba nước để thử coi khối NATO dám ngăn cản ông hay không! Ông Putin hành động không thể đoán trước được, vì không ai biết lòng tham của ông mạnh đến mức nào!

Ba quốc gia Estonia, Latvia và Lithuania đã tuyên bố độc lập khi đế quốc cộng sản Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Từ năm 2004 họ đã theo gương Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối NATO và Liên hiệp Âu châu, EU, từ năm 2011 bắt đầu dùng đồng euro làm tiền tệ.

Lê Xuân Nghĩa - Tại sao đội tuyển Quốc gia Nga lại vội vã trở về nước?


Tôi cho rằng lúc này, đội tuyển Quốc gia Nga đang rảnh rỗi nhất quả đất, vì đâu có phải bận bịu gì cho các giải đấu hay thi đấu quốc tế, khu vực đâu.

Họ đang cần đến mức khao khát để được đá và tìm kiếm mọi cơ hội cũng chỉ để được đá, mà có được đâu. Tức có nghĩa, họ không có áp lực về thời gian

Việc Việt Nam tổ chức các trận đấu giao hữu với đội tuyển Nga không đơn thuần là tạo điều kiện cọ sát, nâng cao kỹ thuật cho đội nhà. Mà tôi nghĩ nó nằm ở cấp cao hơn nữa mang ý nghĩa chính trị, nhằm giữ bộ mặt bóng đá của Nga trong tình trạng bị thế giới cô lập. 

Cù Mai Công - Dựng lại cây, cũng cần gọi tên người trồng lẫn kẻ phá


Mưa to gió lớn, bão bùng thì hậu quả đầu tiên là cây đổ. Đâu cũng vậy, kể cả những nước giàu có, trồng đúng kỹ thuật. Bão Yagi lại là bão lớn.

Thế nhưng ở ta, bên cạnh bão và vỉa hè đô thị chật hẹp, bị bó vỉa như siết cổ cây thì không thể phủ nhận chuyện ngay từ ban đầu việc trồng ẩu tả, dối trá, không “sâu rễ bền gốc” đã “góp sức” không nhỏ trong việc làm đổ mấy vạn cây. Riêng ở Hà Nội thống kê tới giờ (09-09-2024) là 25.000 cây.

Ai cũng xót xa, nhất là người Hà Nội. Dư luận bức xúc trước vô số hình ảnh cây bật gốc, lòi ra bầu đất còn nguyên bọc nhựa. Ai mua cây non về trồng đều biết: cây non được bó trong bầu nhựa cho chắc đất, chắc cây. Mua xong, các nhà vườn đều dặn tháo bầu nhựa trước khi trồng thì rễ mới ăn ra đất được.

Nguyễn Văn Ất - Bi kịch cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu qua sông Hồng (đoạn này gọi là sông Thao) nối huyện Tam Nông và thành phố Việt Trì, Phú Thọ bị sập lúc 10 giờ sáng nay, 09/09/2024.

Cầu Phong Châu, cầu Việt Trì, cầu Trung Hà bắc qua sông Hồng, sông Đà là các cây cầu lớn do Tổng Công ty Xây dựng cầu Thăng Long xây dựng, sau khi hoàn thành cây cầu lớn Thăng Long.

Từ kỹ thuật đến vật tư cho các cây cầu này được thừa hưởng rất nhiều các thành quả từ công trình cầu Thăng Long.

Nghiêm Sỹ Cường - Thiên tai một, nhân tai mười


Xem clip kinh hoàng khi dòng nước sông Hồng kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính số 6, 7 của cầu Phong Châu vào sáng nay (ngày 09/09), làm mình nhớ lại câu chuyện cách đây khoảng 6 tháng.

Dịp đó, đang vào mùa nước cạn. Khi di chuyển bằng phà, qua con sông Hồng, đoạn từ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội sang huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Trong lúc qua sông, mình bắt chuyện với bác lái phà vui tính, cởi mở, có tuổi nghề gần 40 năm, và được bác ấy chia sẻ nhiều thông tin đáng suy nghĩ.

Thái Hạo - Vì sao cầu Phong Châu sập ?


Cầu Phong Châu xây xong và đưa vào sử dụng năm 1995 với tải trọng 18 tấn. Từ đó đến nay cầu đã trải qua 3 lần sửa chữa.

Và kết quả kiểm định cầu qua các lần sửa chữa 2013, 2019 và 2023 đều là “không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu”. (Dẫn theo Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh)

Như vậy, thông tin đang lan truyền trên mạng, rằng do 2 chiếc xe tải có trọng tải 50 tấn cùng đi qua cầu trong khi cầu chỉ có tải trọng 18 tấn nên mới dẫn đến sập cầu, là không chính xác.

Nguyễn Viện - Hồ Hữu Thủ, người đi tìm chân tướng sự vật

NV : Một bạn già vừa ra đi, họa sĩ Hồ Hữu Thủ. Trước đây tôi đã từng viết về Hồ Hữu Thủ trên Saigon City Life. Bài viết này được ông Thủ đưa vào vựng tập trong sự nghiệp của mình.

Gần đây, tôi có thêm một bài viết nữa về ông đăng trên Việt Báo (Mỹ) và Văn Việt trong tháng 6/2024. Khi tôi gặp lại ông hồi tháng Sáu đó, đã thấy ông hom hem lắm. Và rồi điều phải đến đã đến. Tôi đăng lại bài viết này như một nén nhang cho ông. Mong ông an nghỉ.

HỒ HỮU THỦ, NGƯỜI ĐI TÌM CHÂN TƯỚNG SỰ VẬT

Trong một lần trò chuyện mới đây, sau nhiều năm không gặp, Hồ Hữu Thủ nói đại ý: “Tôi đã đọc được nơi một ông thày chùa rằng, từ ý tưởng này đến ý tưởng kia luôn có một khoảng hở. Tôi muốn kéo giãn cái khoảng hở ấy rộng ra, càng rộng càng tốt, vì đấy sẽ là nơi tôi an trú. Đấy cũng là nơi mà sự sáng tạo của tôi được định hình sự sống.”

Tuấn Khanh - Những lễ cầu nguyện đầu tiên cho các nạn nhân sau cơn bão Yagi


Thánh lễ Công giáo đầu tiên kêu gọi cùng hiệp thông cầu nguyện cho những nạn nhân chết và mất tích - không phân biệt là ai -  trong cơn bão số 3 (Yagi) do Linh mục Anton Maria Vũ Quốc Thịnh, Dòng Chúa Cứu Thế, vừa lên tiếng.

Cha viết trên trang Facebook : "Sáng mai (10-09) con dâng lễ cầu cho 54 người chết và mất tích trong cơn bão số 3. Xin mọi người hiệp ý nguyện với con."

Con số 54, Cha viết từ vài giờ trước lúc chưa có cập nhật. Đã có những tín hữu nhắn tin cho Cha biết về con số nạn nhân được liên tục thông báo.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 09.09.2024


1. Rất nhiều tin đau xót sau bão. "Sập cầu Phong Châu tại Phú Thọ, 5 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích"- Có tới mấy clip về cầu này lúc sập từ ô tô phía sau hoặc camera nhà dân. Nhà cháu xem mà hãi hùng.

"Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ: Cầu Phong Châu đã sửa 3 lần, gần nhất năm 2023". "Cử tri từng kiến nghị thay thế cầu Phong Châu từ 2022".

Nhưng chưa hết: "Lào Cai: Sạt lở vùi lấp 5 người trong một ngôi nhà, lũ sông Hồng tràn vào đường phố". Vẫn chưa hết: "Một xe khách bị vùi lấp cùng 20 người tại tỉnh Cao Bằng", vẫn chưa hết: "Sạt lở vùi lấp 2 xe ô tô ở Cao Bằng, 2 người tử vong"...

Lê Xuân Nghĩa - Vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Một sự thật hiển nhiên mà không cần phải tranh cãi là cây cầu này đã sập bởi lũ trên sông Hồng. Vấn đề đặt ra ở đây là nó bị sập vì nguyên nhân gì?

Trong báo cáo nhanh từ Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7) vào lúc 10 giờ sáng nay 09.09.

Tức là, theo đánh giá ban đầu thì cây cầu bị sập là do “lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu”. Không hề có nhận định sự cố liên quan đến tải trọng phương tiện qua cầu.

Trần Thanh Cảnh - Hậu Yagi

 

Tôi đã nói ngay lúc bão Yagi chuẩn bị đổ bộ vào đất liền miền Bắc: Hậu bão ở miền núi phía Bắc mới là vấn đề!

Bởi bản thân đã có nhiều năm sống ở vùng này, đã trải qua những mùa mưa rừng lũ núi khủng khiếp.

Tâm bão Yagi vào Quảng Ninh, Hải Phòng rồi lướt qua Hải Dương, Bắc Ninh tới Hà Nội, tan ở đó. Mây bay lên cao dồn hết lên núi Bắc, tây Bắc. Và trút mưa xuống. Thế là thảm họa...

Nguyễn Thông - Ai, ai, ai?

Chính phủ tử tế phải điều tra tận gốc làm rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ.

Phải nói thẳng là sập cầu chứ đừng giảm khinh giảm nhẹ như báo chí viết "sập hai nhịp cầu". Sập một nhịp cũng là sập cầu, đâu phải cứ sập cả thì mới bỏ chữ nhịp.

Đừng lôi bão số 3 vào vụ này, oan nó. Nó tội lỗi chất chồng rồi, trong đó có vụ làm đổ cây hoàng lan nhà tôi ở quê Phòng, do thày tôi trồng, gợi nhớ "dưới bóng hoàng lan" tôi còn chưa thèm bắt đền, đừng gán vụ sập cầu Phong Châu cho nó nữa.