samedi 25 mai 2024

Tiểu Vũ - Về tấm « áo choàng » của thầy Minh Tuệ


Trong những ngày qua hình ảnh thầy Thích Minh Tuệ với tấm "áo choàng" được ghép bằng mảnh vải lại với nhau đã tạo nên nguồn cảm hứng bất tận để những bài thơ bức tranh và cả những bộ thời trang ra đời.

Qua tìm hiểu, được biết tấm y của thầy Thích Minh Tuệ đang mặc có tên là "Y Phấn Tảo".

Và dưới đây là một vài thông tin ngắn gọn nhất về tấm y này:

Hữu Phú - Hành giả Thích Minh Tuệ bộ hành khổ tu đã gởi thông điệp gì ?

Theo tôi nghĩ, thoạt tiên ông Thích Minh Tuệ bộ hành khổ tu dọc chiều dài đất nước chẳng nhằm gởi thông điệp gì cả, chỉ để hành đạo cho riêng mình, theo cách của mình.

Bởi không phải bây giờ ông mới đi, mà đã đi từ 5 -6 năm về trước.

Hiện tượng hành giả Thích Minh Tuệ mới được dư luận chú ý thời gian gần đây, thu hút nhiều người thuộc nhiều thành phần trong xã hội tham gia bình luận, phân tích… Và, chính những người dõi theo, quan sát hành giả Thích Minh Tuệ đã gán cho việc bộ hành của ông những ý nghĩa, thông điệp...

Nguyễn Thông - Bảo hoàng hơn vua

Hai ông Thành, Lê Kiên Thành và Trương Nguyện Thành đều là người có tiếng tăm. Phần thì nhờ vào trình độ kiến thức hiểu biết, học hàm học vị. Phần do đặc điểm cá nhân (gia thế đặc biệt có người nhà làm quan to, hoặc thích mặc quần lòi đầu gối trước đám đông mà thiên hạ đùa là quần đùi).

Bất cứ ai trên đời đều có quyền bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, bộc bạch tư duy cá nhân. Chớ nên cấm điều ấy, nhất là khi cộng đồng đang khát khao một xã hội tự do dân chủ, đầy đủ quyền con người. Bất kể ai, dù là hai ông Thành tài giỏi, danh tiếng, giàu có, đẳng cấp khá trong xã hội, hoặc anh móc cống, đứa đánh dậm dưới đáy, đều có quyền bộc lộ suy nghĩ của mình. Chỉ có điều, cộng đồng tử tế chấp nhận hay không mà thôi.

Biên mấy dòng này, tôi chỉ nhắc tới ông Thành gia thế.

Vũ Thế Dũng - Mùa Phật Đản 2024 tan nát

Một mùa Phật Đản thất bát của Thích Chân Quang & Thích Trúc Thái Minh.

Thống kê của chính các anh cho thấy:

- 2024: Chùa anh Quang đón 20 ngàn Phật tử giảm 35 ngàn so với 55 ngàn năm 2023

- 2024: Chùa anh Minh đón 30 ngàn Phật tử giảm 40 ngàn so với 70 ngàn năm 2023

Chu Mộng Long - Kiếp nạn thị phi của ngài Thích Thủ Thiêm


Ngài thọ giới sa di từ khi 18 tuổi. Thường giới tu hành chỉ thực hiện 10 giới luật. Riêng cá nhân ngài thọ đến 19 giới luật và nhanh chóng trở thành giáo chủ, đứng đầu cả một thành phố to nhất nước.

Ngài là hiện thân Bồ tát cứu khổ cứu nạn cho dân Thủ Thiêm nên mang pháp danh là Thích Thủ Thiêm.

Công đức của ngài với dân là vô lượng. Trong lúc quy hoạch Thủ Thiêm, người dân vì dục mà đòi đền bù đất, ngài đã dùng pháp thuật đạo tràng diệt dục giúp dân. Nhiều người dân được ngài thọ giới, dần dần buông bỏ tất cả để chấp nhận sống cảnh màn trời chiếu đất.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.05.2024


 

vendredi 24 mai 2024

Lê Vĩnh Triển - Sư Minh Tuệ và kinh tế thể chế : Bàn về chữ tham

Lòng tham có thể là động lực của sáng tạo, của nỗ lực tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội khi pháp luật công bằng, hữu hiệu và đạo đức được đề cao. Lòng tham cũng là căn nguyên của phá hoại, chiến tranh, tranh đoạt danh lợi, hủy diệt mọi giá trị từ vật chất đến tinh thần của con người, khi pháp luật bị thỏa hiệp và đạo đức suy vi.

Thị trường là nơi thể hiện cụ thể sinh động nhất hai khía cạnh của lòng tham. Hay nói cách khác, lòng tham dẫn dắt thị trường trong sự chi phối của pháp luật và đạo đức.

Luật pháp được con người tạo ra, đạo đức do con người đồng cảm, chia sẻ để hạn chế lòng tham tác oai tác quái, ngăn cản sự tham lam vô bờ bến của chính mình. Nhưng nếu luật pháp chỉ biết kiểm soát và cản trở thì sẽ triệt tiêu luôn cả sáng tạo, triệt tiêu luôn khát vọng vươn tới những giá trị mới về vật chất và tinh thần, vốn là những yếu tố giúp con người thăng hoa và khác biệt với chủng loài khác.

Chu Mộng Long - Chăm lo Phật sự hay nuôi tăng béo núc ?

Tôi bắt đầu câu chuyện tuổi thơ của tôi gắn với chùa như thế nào. Cái chùa, đúng hơn là một cái am thờ Phật, do một người phụ nữ lập ra trong vùng tranh chấp trước năm 1975.

Am nằm ven thị trấn, thỉnh thoảng bị pháo kích từ trên núi dội xuống, nhưng so với nơi khác thì khá bình yên, từng làm nơi tạm trú cho bà con "chạy giặc".

Những năm ấy chiến tranh khốc liệt. Người tản cư hàng đoàn, thây người chết vung vãi khắp nơi. Nhà người phụ nữ này thành địa điểm cho dân tạm cư. Khu vườn khoảng vài hecta của bà chứa đến hơn chục gia đình đến tạm cư. Bà huy động tre nứa làm nhà cho bà con, trong đó có ngôi nhà của gia đình tôi. Bà làm luôn cả một cái hầm tránh pháo kích, chứa gần trăm con người. Bình thường, bà còn tạo điều kiện, giới thiệu việc làm cho từng nhà.

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 24/05/2024


“THỜI ATACMS”

Đó là cách anh phi công Denys Davydov vừa gọi giai đoạn này của cuộc chiến – video vừa mới lên mạng 3 giờ qua, quý vị có thể xem tại đây:

Đêm hôm qua, nhiều anh em thanh niên tranh thủ sức còn trẻ khỏe đã ngồi canh xem trận xả đạn của ATACMS lên các mục tiêu trên lãnh thổ Nga đang chiếm của Ukraine, đặc biệt là bán đảo Crimea. Theo anh phi công này thì những thứ bị tiêu hủy bởi ATACMS toàn món quan trọng, chẳng hạn 3 giàn phòng không S-400 và 1 giàn S-300. Theo tôi biết thì ít nhất một giàn đến nhiều hơn, S-400 ở sân bay Saki, làm nhiệm vụ canh chừng cho bán đảo khỏi sự tấn công từ hướng tây, bờ biển của Ukraine chỗ đảo Rắn.

Như trong bài hôm trước tôi đã viết, Crimea liên quan đến tả ngạn Kherson, và tả ngạn Kherson thì lại liên quan đến Crimea. Cứ Crimea bị quại đều thì tả ngạn Kherson cũng toi. Theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thì những ngày vừa qua, bọn quân Nga ở tả ngạn Kherson vẫn đều đặn nỗ lực tấn công vào bàn đạp của Ukraine chỗ Krynky. Nhưng theo tôi để ý thấy, thì việc đưa tin khá “lướt qua,” cho thấy bọn Nga tấn công chiếu lệ và ngày càng yếu.

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (2)

Sau khi đăng phần 1, vài chuyên gia, thân hữu đã bày tỏ quan tâm đến tập tài liệu nội bộ của chánh quyền Sài Gòn trước 1975 này.

Tiến sĩ Bùi Mẫn, từng là “dân Ông Tạ gốc”, hiện là giám đốc Phòng thí nghiệm GTC Soil Analysis Services, Dubai UAE); từng là giảng viên cầu đường tại Đại học Bách khoa TP.HCM và làm việc cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của các công ty tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh như Fugro, WS Atkins, Amec Foster Weller. Anh cho rằng đây là “tài liệu quý”.

Anh vừa có bài viết về chống ngập ở TP.HCM trên báo Dân Trí sáng nay 24-05-2024. Còn anh Nguyễn Leo Long (Calitech - Chuyên gia Xử lý nước từ Hoa Kỳ) cho biết: năm 1997, anh có đi với một phóng viên của Đài truyền hình Mỹ CBS đến Việt Nam tìm tập tài liệu này ở một số nhà sách cũ như Bố Già mà không tìm được.

Lê Xuân Nghĩa - Trình tự các vụ hỏa hoạn có hậu quả thảm khốc về người

- Ngay khi có cháy là những người dân hoặc người xa lạ xả thân vào cứu.

- Kế đó là Phòng cháy chữa cháy có mặt để tham gia chữa cháy và cứu hộ.

- Tiếp theo là chính quyền đến chỉ đạo công tác chữa cháy và cứu hộ.

- Tiếp nữa là lãnh đạo cấp cao hơn đến thăm hỏi, động viên lực lượng cứu hộ và chỉ đạo nhiệt tình.

Thái Hạo - Bánh vẽ


Có một người nọ, sau nhiều năm mày mò, nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng đã tìm ra công thức và cách làm một loại bánh ngon đặc biệt. Loại bánh này tốt cho sức khỏe, tốt cho cả tinh thần, có thể cứu đói và mang đến nhiều giá trị khác nữa cho đời sống con người.

Người ấy vốn tính tình phóng khoáng, rộng rãi, nên đã không giữ riêng cho mình, mà ngược lại, mang đi chia sẻ rộng rãi cho tất cả. Vì thấy bánh ngon, có nhiều người đã học theo và làm loại bánh này. Và vì cảm công lao và tấm lòng của người thợ làm bánh năm xưa, người ta thờ ông như thờ một tổ nghề.

Thời gian thấm thoát trôi đi, mỗi ngày một dài rộng, trên thế giới ngày càng đông người thờ vị tổ nghề kia, nhưng dần dà không ai bắt tay vào làm bánh nữa. Họ tạc những pho tượng lớn, xây những ngôi đền nguy nga, ngày ngày thắp hương lễ lạy và cầu nguyện, mong ông tổ sẽ ban cho họ món bánh tuyệt hảo trong truyền thuyết.

Hoàng Tuấn Công - Chuyện chuông đeo cổ voi và sư Minh Tuệ


Hồi nhỏ đọc khá nhiều chuyện săn voi, thuần dưỡng voi Tây Nguyên.

Tôi nhớ một chi tiết (không nhớ ở sách nào), là đối với những con voi đã thuần dưỡng lâu mà nó vẫn hay phá phách thì người ta sẽ thả nó về với đại ngàn.

Tuy nhiên, trước khi thả thì đeo vào cổ nó một cái chuông. Ít lâu sau sẽ thấy con voi này quay trở về và trở nên ngoan ngoãn.

Chu Mộng Long - Đây là đài phát thanh Phật sự, phát thanh từ Bếp Chay Tre…

Tin khẩn cấp, tin khẩn cấp!

Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý!

"Giặc đang tẩy não mọi người ác cảm với các từ "cúng dường, chùa to Phật lớn". Chúng muốn biến cúng dường thành hưởng Phước miễn phí, biến các bậc chân tu cao sang của chúng ta thành ăn mày rách rưới, đói khát, bẩn thỉu. Chúng quyết tâm đẩy nhà chùa thành nơi hoang vắng, không còn ai chăm lo "Phật sự", không còn ai cúng dường để nuôi Phật sự.

Nguyễn Tấn Cứ - Không không hề hư không

Bt chước thy Minh Tu

Anh đi ra ti … Huế

Nhu chơi vi my m

Ri ling xing ra v

Cng chân ch mun x

Nguyễn Đình Bổn - Nếu Phật tử không còn cúng tiền


Nếu Phật tử thức tỉnh, không cúng chùa bằng tiền nữa thì có tốt không?

Tốt. Nếu chỉ cúng dường đồ ăn chay hoặc một ít tiền để chi phí thôi.

Khi đó sẽ ra sao? Chùa không đủ tiền đóng tiền điện để xài phung phí lập lòe thì khỏi xài máy lạnh, sư khỏi đi xe hơi, khỏi xài smartphone đắt tiền...Khi đó sư dỏm sẽ hoàn tục hết, chỉ còn các chân sư.

Trần Thị Sánh - Có ai không…


Lại cháy và chết nhiều người. Đêm qua cháy chung cư mini trong ngõ ở phố Trung Kính, gần nhà mình làm 14 người chết, nhiều người bị thương phải đưa đi cấp cứu. Họ hầu hết là người nghèo khổ. Rất thương tâm và đau xót.

Nhớ lại vụ cháy năm ngoái ở Hạ Đình, Hà Nội với số người chết kỷ lục là 56 người, nhiều người bị thương.

Ngày hôm sau, mình đã phóng xe máy xuống khu vực cháy và vào thắp hương cho những người đã chết tại ngôi chùa gần đó, nhìn ảnh các cháu bé xinh xắn, ngây thơ, các cháu sinh viên học sinh trong trẻo và đáng yêu thật vô cùng đau đớn. Họ chết giữa những ngày đẹp nhất, không hiểu vì sao mình chết và chết đen thui như một con vật.  Dòng người kéo đến xem và ủng hộ tiền của rất nhiều, không ai kìm được nước mắt …

Tạ Duy Anh - Chết cháy đến bao giờ ?


Cứ tưởng sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, việc kiểm soát nghề kinh doanh nhà trọ phải được siết chặt ở mức nghiêm ngặt?

Nhưng qua vụ cháy làm 14 người chết rạng sáng nay ở Trung Kính, Hà Nội, cho thấy giữa nói và làm của các cơ quan quản lý luôn cách nhau quá xa.

Đừng để lời chia buồn thành lời dễ nói ra miệng nhất vì nó có sẵn.

Huy Đức - Lực lượng cứu hộ cứu nạn nên trực thuộc chính phủ


Lực lượng cứu hộ cứu nạn nên là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, bao gồm Cục Phòng cháy Chữa cháy [PCCC] của Bộ Công an và Cục Cứu hộ Cứu nạn của Quân đội.

Tư duy tinh giản bộ máy bằng cách giảm đầu mối chỉ đạt kết quả về mặt hình thức, dẫn đến có bộ có hàng trăm cục, vụ, trong khi yêu cầu tinh, chuyên nghiệp thì không đạt được.

Lực lượng này không nên máy móc phân bố theo cấp hành chính mà tùy theo điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng mà tổ chức lực lượng thích hợp. Ví dụ như ở Đồng bằng sông Cửu Long thì cứu hộ sạt lở, ở vùng núi miền Bắc thì cứu hộ lũ quét, ở vùng mỏ thì cứu hộ sập hầm... Ở các thành phố thì nên bố trí theo đồn sao cho khi có tình huống khẩn cấp thì lực lượng có mặt ở hiện trường nhanh nhất.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.05.2024