samedi 20 janvier 2024

Nguyễn Thông - Truyện đội Tảo nói ngược

 

"Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy.

Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”.

Người khác thì nói toạc ra: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”.

Nguyễn Thông - Hoàng Sa

 

Cứ phải nói hẳn thế này: Nỗi đau bị mất Hoàng Sa và một số đảo ở quần đảo Trường Sa là nỗi đau mất nước. Cứ kiểu "đấu tranh" như vừa qua và bây giờ, có khi mất vĩnh viễn.

Thời nào cũng vậy, tổ quốc là quê hương, "nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc" là nỗi đau của người tử tế. Không được cầm thanh gươm nghìn cân ra trận để đòi vùng đất vùng biển bị mất về thì chí ít cũng bày tỏ niềm đau ấy, tỏ thái độ rõ ràng.

Nhưng người dân chỉ làm được thế thôi, chứ có muốn đòi, quyết đòi, quyết giành lại hay không thì phải do nhà cầm quyền. Những văn mẫu phát ngôn hết sức chung chung mơ hồ của người phát ngôn, nói thẳng ra, đối với kẻ xâm lược, không có giá trị gì cả.

Nguyễn Hồng Lam - Hoàng Sa, giữa muôn trùng vây

 

Hôm nay, 19/1/2024, tròn 50 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực.

Phải khẳng định ngay, Hiến chương Liên Hợp quốc cũng như tất cả các văn bản luật quốc tế đều không thừa nhận việc sử dụng vũ lực để chiếm đóng lãnh thổ, biển đảo của một quốc gia có chủ quyền. Mọi hành vi cưỡng chiếm bằng vũ lực đều không có giá trị về mặt pháp lý.

Vì thế không có chuyện thời hiệu 50 năm Việt Nam mất chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa! Đó chỉ là "sợi dây" một số người tự đem ra trói mình để rồi lo lắng và gây áp lực, tuyên truyền méo mó. Mãi mãi, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Chọn đường lối hòa bình, cuộc đấu tranh giành lại biển đảo, giành lại chủ quyền tuy trường kỳ, cam go nhưng chúng ta chưa bao giờ nguôi quên hay ngừng nghỉ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.01.2024


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.01.2024


 

vendredi 19 janvier 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 19/01/2024

 

1. Về thông tin hôm qua Nga tấn công mạnh thêm trong từ một đến vài ngày qua

Bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine tổng kết trong 24 giờ tính đến trưa nay ngày 19/02 theo giờ Hà Nội, đã có 127 cuộc đụng độ trên toàn mặt trận.

Số liệu thống kê thì như sau:

Xe tăng 20

Xe bọc thép chiến đấu 35

Hệ thống pháo binh 19

Vĩnh Quyền - Nhớ và nghĩ trong Ngày-Hoàng-Sa-của-chúng-ta

 

Năm 2008, vào một cuối chiều se sẽ sương thu, là thứ chẳng mấy khi chạm vào vùng tiểu khí hậu ven biển như Đà Nẵng, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc từ Sài Gòn về quê, đến thăm nhà mới của tôi.

Cuộc trò chuyện ngẫu hứng giữa hai anh em văn nghệ biến thành bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên sau đó. Tựa đề rút từ một câu trong cuốn nhật ký đi biển loằng ngoằng của tôi: "Hãy nhớ lấy những cái tên không được phép lãng quên". Là tên quần đảo Hoàng Sa đã bị cướp.

Cũng là lần đầu tiên trên mặt báo chính thống xuất hiện dòng chữ tưởng như đương nhiên từ buổi cha ông mình mở nước, "bởi quân xâm lược Trung Quốc".

Lưu Trọng Văn - Năm mươi năm nỗi đau dân tộc

 

Vậy là tròn 50 năm Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm.

1. Gã nhớ như in ngày 27.07.2011, lần đầu tiên giới trí thức Sài Gòn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Khi luật gia Lê Hiếu Đằng mời gã phát biểu, lời thưa đầu tiên của gã là: Thưa bà Huỳnh Thị Sinh vợ của hải quân thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, người đã chỉ huy hạm tàu Nhật Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng ở Hoàng Sa.

Tạ Duy Anh - Hiệp định Genève và Hoàng Sa

 

Nhiều tài liệu chứng thực trong Hội nghị Genève, Trung Quốc một mực ép miền Bắc Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười bảy, trong khi ông Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi từ vĩ tuyến 13, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16?

Cuối cùng Hà Nội buộc phải chấp nhận trong hậm hực.

Chưa mấy ai đặt câu hỏi, vì sao lại là vĩ tuyến mười bảy. Bởi trên thực tế, nếu nhích về phía Nam một vài vĩ tuyến, cũng vẫn là đất của người Việt và về mặt an ninh, Trung Quốc rõ ràng là “yên tâm” hơn?

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 4

 

HẦU CHUYỆN “NHỮNG TRAI HÙNG ĐI GIÚP NON SÔNG” NĂM XƯA

(Trích "Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó" tập 2 - đã phát hành)

Anh Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư vẫn nóng tính như ngày nào tham chiến, chỉ huy hành quân Hải chiến Hoàng Sa 1974 khi “yêu cầu” lính cũ của mình là giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy : “Bảy cố gắng mời bằng được CMC, hàng xóm vùng Ông Tạ của anh, cho anh được vui cuối đời".

Tôi mạo muội gọi anh San là anh vì cụ Soạn, ba anh và ba tôi cùng lứa ở Ông Tạ, dù cụ hơn tuổi ba tôi. Đúng ra về tuổi, anh San là bậc cha chú tôi. Nhưng vì anh là con trưởng trong nhà, tôi là con thứ, gần út nên kém anh San gần 30 tuổi.

Trong cuộc hải chiến bi hùng ấy, tàu HQ-4 vùng vẫy, tung hoành giữa vòng vây hai tàu lớn của TQ là 271, 274. Hải quân Trung Quốc tưởng HQ-4 là soái hạm nên tập trung hỏa lực tấn công, kèm chặt. 

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 3

 

CHÍ KHÍ VIỆT LẪM LIỆT TRÊN SÓNG BIỂN HOÀNG SA

Sáu giờ sáng 19-1, hải đoàn Việt Nam Cộng Hòa chia hai phân đoàn. Phân đoàn Một gồm hai tàu tốt nhất HQ-4, HQ-5 đổ bộ các nhóm biệt hải, hải kích (tấn công biển) tái chiếm đảo Quang Hòa (HQ-4 chỉ huy). Phân đoàn Hai gồm HQ-10, HQ-16 yểm trợ hải pháo, ngăn chặn tàu địch (HQ-16 chỉ huy).

Theo thượng sĩ giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy, “Khi đến gần đảo Quang Hòa, bằng ống dòm và mắt thường, chúng tôi phát hiện doanh trại mới toanh có cờ Trung Quốc. Ở phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc đổ bộ ào ạt lên. Chúng núp sau các tảng đá chĩa súng vào các biệt đội... Và rồi quân Trung Quốc đã nổ súng. Lúc 8 giờ 30, đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình nhóm hải kích Việt Nam. Họ đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Hai  binh sĩ Việt Nam tử thương, hai bị thương”.

Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San yêu cầu: Tất cả sĩ quan, binh lính sẵn sàng quân trang, quân dụng chiến đấu với nón sắt, áo giáp, áo phao, giày không cột dây...

Hà Phan - Nhóm lợi ích sẽ mất nguồn thu khổng lồ

 

Quốc hội vừa thông qua Luật đất đai sửa đổi với đa số các điều khoản mới có hiệu lực từ 01/01/2025, và nhiều điểm đang được kỳ vọng sẽ làm thị trường bất động sản minh bạch, sáng sủa hơn trong thời gian tới.

Nhưng sẽ nóng hay lạnh hồi sau mới rõ !

Bên cạnh đó thì Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã quy định nghiêm cấm ngân hàng gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Chỉ ngán bỏn nghĩ ra chiêu mới thôi quý dị!

Hoàng Nguyên Vũ - Đã đến lúc các cơ quan chức năng nên trả lời “nhân số học” của chị MC Quỳnh Hương là cái giống gì!

 

Khi anh Thông, chồng cũ của chị Hương bị bắt, chị Hương đăng đàn nói “việc không bất ngờ”. Sau đó, chị tiếp tục lải nhải về nhân số học, và không quên quảng cáo lùa gà các lớp học của chị.

Biết là chuyện gì ra chuyện nấy, người nào làm người nấy chịu, người này ngã thì người kia vẫn phải đi tiếp. Nhưng đi tiếp trong trường hợp này, sao nó lại kinh khủng đến vậy. Cứ như đạp trên xác người từng má ấp môi kề mà đi vậy.

Người bô bô hiểu về đạo, về kinh dịch, về này nọ mà hành xử thế này; lại là người có sức ảnh hưởng, mà ảnh hưởng những thứ này thì hỏi sao số người vô cảm trong cuộc đời không tăng lên.

Hoàng Tùng - Thần số học : Cách vận dụng toán lớp 1 nhưng tính nhầm hết

 

Mấy bạn theo phe "thần số" cứ vào phản biện theo kiểu ông thiếu hiểu biết, không tìm hiểu phán bừa v.v... đại loại như vậy. Trong khi thường tôi chỉ nói khía cạnh tôi biết, và chờ đợi họ diễn giải khía cạnh họ biết để phản biện.

Mà y chang rằng, hầu hết trong số họ chỉ "phát" lại những thứ được người khác nhét vào đầu không một chút hoài nghi, phản biện hay tìm hiểu. Chỉ đọc lại những thứ người khác vẽ ra, nên ngay cả cái lỗ hổng to đùng rất buồn cười mà họ cũng không nhận ra:

Theo truyền thuyết (lời đồn không có xác thực)  Pythagoras sống trong khoảng 580-520 trước công nguyên, trong lúc làm phép toán cộng trừ lớp 1 dựa theo năm sinh đã phát hiện ra cuộc đời chia thành 9 xu hướng từ 1 đến 9.

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (1)

 

Ngẫm lại tiếng Việt ta, trải qua năm qua tháng có những từ, những cách nói gần như mất hẳn trong đời sống, nếu muốn tìm hiểu nó chỉ có thể lục tìm ở cuốn từ điển.

Ví dụ, cùng nói về ăn, xưa có những từ ghép: ăn dè, ăn mặn, ăn độn, ăn vã… nay chả ai nhắc tới hoặc dùng theo nghĩa từng phổ biến nữa.

Cũng phải thôi, ngôn ngữ là hình chiếu của cuộc sống, nó phản ánh, thể hiện những gì có trong đời thực, nay đời thực không còn thứ ấy thì nó cũng lịm nhạt dần đi, sau biến thành tử ngữ. Khi người ta mặc quần jean, quần tây thì không ai nhắc tới quần lá tọa, quần dây rút, quần ta. Phải chấp nhận thôi.

Lê Xuân Nghĩa - Ấn Độ chơi như thế này thì quả thật quá đáng

 

Ấn Độ đã đưa ra tối hậu thư về dầu mỏ cho Moscow, nêu ra ba điều kiện mà nếu Nga đáp ứng thì họ mới tiếp tục mua dầu của Nga.

Các điều kiện đã được Bộ trưởng Năng lượng Ấn Độ Hardiamp Singh Puri công bố hôm qua, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.

- Đầu tiên, Moscow sẽ phải chịu mọi rủi ro và chi phí vận chuyển: Người Ấn Độ chỉ sẵn sàng mua nó nếu nó được chuyển đến các cảng để dỡ hàng.

Quốc Việt - Chiến hạm Nhật Tảo, những giờ cuối cùng

 

20 giờ ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ ...

Chuyến hành quân cuối cùng

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!". Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

jeudi 18 janvier 2024

Quốc Việt - Hoàng Sa, ngày tháng không quên

"Tôi đi Hoàng Sa được 10 chuyến, lần nào cũng có kỷ niệm không thể quên. Từ những cơn bão tố Biển Đông, những đàn cá dày đặc ở rạn san hô, đến gương mặt bạn bè thân quen đón chờ ở đầu cầu hòn đảo của Tổ quốc" - Nhiều năm đã trôi qua, cựu quân nhân kỹ thuật hải quân Việt Nam Cộng Hòa Trương Văn Quảng vẫn vẹn nguyên ký ức về Hoàng Sa.

NHỮNG CHUYẾN TÀU TIẾP VẬN

Giọng ông Quảng chợt nghẹn xuống, nhiều chuyến hải hành của ông và chiến hữu ra đảo đều trong thời tiết tốt, nhưng nếu có lệnh hành quân trong gió bão thì họ vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Tuấn Khanh - Vaccine cho Hoàng Sa

Cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có một thời gian cầm quyền là 9 năm, 53 ngày. Nhưng ông nổi bật như là một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân túy giỏi.

Chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện, nhiều nhà báo cũng như dân chúng đã nhiệt liệt ủng hộ những phát ngôn đầy vẻ chân thành và quyết liệt trong nhiệm vụ truyền thông của ông.

Nói ngày 17 Tháng Năm, 2014, trước hơn trăm sinh viên, và báo chí, cán bộ Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đam đã tuyên bố một cách mãnh liệt: "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được".

Huy Đức - Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa

 

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt.

Gồm có: Năm cựu binh của Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974, và bốn người con của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến này.

Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.