Quân Nga liên tiếp bị đẩy lùi ở 3 vùng bị sáp nhập
Les Echos nói về « Thất bại mới của quân Nga tại Ukraina ». Nga
lần lượt mất hết vị trí này đến vị trí khác tại vùng đất chiến lược
Kherson và Donbass, chỉ trong vài ngày phải lùi hơn 20 kilomet. Nhưng
Vladimir Putin nói rằng tình hình vẫn « ổn định ».
Ngồi quá lâu trên ngôi cao, Putin tách rời thực tế
Phân tích « Những rạn vỡ của quyền lực Putin », Le Figaro nhận
thấy tổng thống Nga sau 22 năm nắm trọn quyền hành, dường như hoàn toàn
bị cắt đứt với thực tại. Putin cho tổ chức buổi lễ huy hoàng trên quảng
trường Đỏ để mừng việc sáp nhập bốn vùng của Ukraina, trong lúc đó quân
Nga phải chạy bán sống bán chết khỏi Lyman - một trong bốn vùng đất bị
biến thành đất Nga trên giấy. Theo lẽ thông thường, một khi chiếm xong
mới nhập vào được, đằng này Putin sáng tác ra kiểu sáp nhập tuy vẫn chưa
kiểm soát nổi. Le Monde tiết lộ thêm, lẽ ra nếu được rút lui
thì lính Nga không chết nhiều như thế trong trận Lyman, nhưng Putin muốn
cho buổi lễ được trọn vẹn...
1.
Tổng thống Ukraina Zelensky đã tới chiến trường Bakhmut, nơi chiến sự ác liệt
nhất, để trực tiếp khen thưởng những người lính vừa đánh đuổi quân Nga ra khỏi
thành phố, bất chấp chiến sự ngay sát bên sườn.
Đôi lời : Mời bạn đọc nhấn vào «
phần âm thanh » trong link RFI ở cuối bài để nghe lại chương trình về « người
tù thế kỷ » Nguyễn Hữu Cầu vừa qua đời. Thụy My đã mất rất nhiều công sức để có
được những âm thanh này : giọng ca của chính tác giả bài hát, phần phỏng vấn
con gái ông Nguyễn Hữu Cầu, hòa thượng Thích Không Tánh, tiến sĩ Phạm Chí Dũng,
thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung. Phần texte chỉ tượng trưng vì không có thì giờ « gỡ
băng ». Bài chưa hề đăng trên blog, nay xin đăng lại để tưởng niệm một người tử
tế.
Chúng ta đang ở vào đầu thế kỷ 21. Một lớp người đã đi qua
chiến tranh, đói nghèo và tù ngục, lớp người hiện nay vẫn còn đang phải đấu
tranh cho dân chủ và bình đẳng – một điều không luôn là dễ dàng. Trong những
ngày tháng Tư mà người thì gọi là ngày giải phóng đất nước, người lại gọi là
ngày Quốc hận, không biết sẽ còn những tù nhân lương tâm nào sẽ được ra khỏi
chốn giam cầm từ nay cho đến ngày 30 tháng Tư.
Ông
Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1947 (Đinh Hợi), quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là
một tù nhân lương tâm với 37 năm tù đày lâu nhất lịch sử Việt Nam kể từ sau
1975. Ông qua đời vào ngày 19 Tháng Mười Hai, 2022 tại nhà riêng ở Kiên Giang.
Ông
Nguyễn Hữu Cầu vốn là cựu đại úy Chủ Lực Quân, xuất thân khóa 6/68 Sĩ quan trừ
bị Thủ Đức, ra trường về phục vụ tại Tiểu Khu Quảng Nam, thuộc vùng 1 chiến
thuật – quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông bị bắt làm tù binh sau khi vùng 1 chiến
thuật thất thủ vào đầu tháng 4/1975. Sau 30/4/1975 khi miền Nam sụp đổ, ông bị
chuyển thành “học tập cải tạo” và được thả về vào cuối năm 1980, sau hơn 5 năm
bị tù.
Ông
Nguyễn Hữu Cầu còn được những người quen biết, đặt cho ông biệt danh là người
tù thế kỷ, bởi 2 lần tù dài. Lần thứ nhất là đi học tập cải tạo sau 1975, và
lần thứ hai chuyển từ tử hình xuống chung thân. Sau đó do áp lực liên tục trong
và ngoài nước, ông được trả tự do với sức khỏe suy kiệt, mắt lòa và nhiều chứng
bệnh khác. Tổng cộng ông chịu 37 năm tù.
Vladimir
Putin lại thả đàn muỗi drone Shahed-136 do Iran tiếp tế, tấn công mục tiêu hạ
tầng dân sự ở Kyiv hôm thứ Hai.
Chính
quyền Ukraine cho biết đã bắn hạ 30 chiếc drone, nhưng 5 con muỗi khủng bố bay
lọt qua lưới phòng không để lao vào mục tiêu. Kyiv lại bị mất điện nước và máy
sưởi. Thêm một số thường dân bị thương.
Iran
cung cấp drone Shahed-136 cho Putin tức là công khai tuyên chiến với Hoa Kỳ và
NATO. Thế mà Tây phương vẫn chỉ cấm vận Iran một cách xìu xìu ểnh ểnh, chỉ vì
mấy ông thần đèn này có dầu lửa và tiềm năng nguyên tử nên lạnh cẳng chăng.
Sự
việc tấm pa-nô của một trường đại học thật khó giải thích theo lỗi vô ý.
Bởi
có đến hai chi tiết, gồm lá cờ và hình khắc họa những người lính, đều xuất xứ
từ Trung Quốc và được ghép lại từ hai ảnh khác nhau, lại gắn với quân đội Trung
Quốc nên càng đáng phê phán.
Tuy
nhiên, lỗi vô ý hay cố ý, và nằm ở trách nhiệm của cấp nào sẽ được cơ quan chức
năng làm rõ. (Hoặc có thể làm rõ mà không công bố, đối với một số trường hợp
phát hiện ổ gián điệp lạ). Cho tới lúc này tôi vẫn áp dụng "benefit of
doubt" đối với lỗi cố ý.
Hôm
qua, giả nhời dư luận, ông giám đốc Công an Hà Nội, trung tướng Nguyễn Hải
Trung “vô tình” lộ ra con số đáng kinh ngạc: Hiện công an Hà Nội có 20.000 cán
bộ, chiến sĩ.
Nếu
kể cả những người vừa bị thải loại hoặc tự xin nghỉ thì có lúc tới 23 - 24
nghìn người, con số khuyết đó cũng tướng Trung gián tiếp thừa nhận chứ không
phải tôi bịa.
Mới
nghe qua thấy bình thường. Đã lâu nay người xứ này thờ ơ với các con số bởi nó
ít tính chân thực, khi được thổi phồng, lúc bị giảm bớt. Công bố số liệu là cả
một nghệ thuật của người cộng sản, nhất là họ có thứ tư duy “ta thắng địch
thua”, “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Một ngày sau khi Nga tuyên bố sáp nhập « vĩnh viễn », Ukraina chiếm lại thành phố Lyman thuộc Donetsk. Le Figaro nhận
địnhđây là thất bại nặng nề cho tổng thống Nga. Số quân Nga bị bắt hoặc
bị giết vẫn chưa rõ, nhưng theo Serhiy Haidai, thống đốc Ukraina của
tỉnh Luhansk, thì lúc đó tại Lyman có khoảng 5.000 quân Nga. Những người
lính này chỉ có ba chọn lựa : « Chạy trốn, đầu hàng hay là chết ». Lực lượng Ukraina tiếp tục tấn công vào Kreminna, và tổng thống Zelensky hôm qua đã khẳng định « trong một tuần nữa, sẽ có nhiều lá cờ Ukraina hơn ở Donbass ».
Putin ngang nhiên sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraina, bầu cử tổng
thống Brazil, cuộc nổi dậy ở Iran, đại hội đảng cộng sản Trung Quốc là
những đề tài được các tuần báo kỳ này đề cập nhiều. Courrier International
ghi nhận, lệnh động viên của Vladimir Putin, cuộc trưng cầu dân ý giả
hiệu và lời đe dọa dùng vũ khí nguyên tử đánh dấu mức độ không còn có
thể quay lui, khiến nhiều người Nga phải chạy trốn khỏi đất nước mình.
Bắt lính bừa bãi và trò hề trưng cầu dân ý
Tuần báo Pháp dịch bài viết của tờ Lioudi Baikala
ở Xibêri kể lại những gì diễn ra ở Cộng hòa Buryatia. Trên mạng xã hội,
người Buryat lập tức gọi đêm 21 rạng sáng 22/09 là « Đêm phán xét cuối
cùng ».
Tựa chính các báo Pháp hôm nay được dành cho những chủ đề khác nhau
như báo động về ảnh hưởng của kỹ nghệ tình dục trên mạng với trẻ vị
thành niên và nạn bạo hành phụ nữ, giá điện tăng ở Pháp, biểu tình ở
Iran, kinh tế Anh chao đảo. Tuy nhiên tình hình Ukraina vẫn chiếm nhiều
đất ở trang trong như thường lệ.
Ai phá hoại Nord Stream ?
Trước hết tại châu Âu « Ai đã phá hoại các đường ống dẫn khí Nord Stream ? » Đó là câu hỏi được nhiều tờ báo cùng đặt ra, trong khi mọi cặp mắt nghi ngờ đều đổ dồn về phía Matxcơva.
Le Monde có bài phóng sự cảm động mang tựa đề « Trên những hoang tàn của Izyum, thành phố đau thương của Ukraina vừa được giải phóng ».
Một phái đoàn các nhà ngoại giao tận mắt chứng kiến các xà-lim hôi hám,
tối tăm dưới hầm một trụ sở cảnh sát, văn phòng bị biến thành nơi tra
tấn với những sợi dây điện ngổn ngang trên mặt đất. Tại Kharkov, tỉnh bị
quân Nga chiếm đóng sáu tháng qua, mỗi thành phố đều có địa điểm tra
tấn riêng, riêng Izyum có sáu. Trong một xà lim, tù nhân đánh dấu số
ngày bị giam trên vách rồi bỗng dừng lại với câu kinh « Lạy Cha chúng con ở trên trời… ». Lính Nga chạy trốn khi quân đội Ukraina phản công, lẹ đến nỗi những người tù có thể tự giải thoát.
Trên
đại lộ Soborna vốn sang trọng nhất, không giống một thành phố vừa được
giải phóng chút nào. Không có băng-rôn ở mặt tiền, không trẻ em nào reo
hò bên cửa sổ. Nhưng thực ra tất cả các tòa nhà đều bị hư hại, chẳng có
mặt tiền lẫn cửa sổ, thành phố bị phá hủy đến 80 %.
Cách đây 60 năm trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn
Cuba, Kennedy và Khrouchtchev hoàn toàn ý thức được sự khủng khiếp của
thảm họa nguyên tử. Nhưng Putin ngày nay như một tay chơi thua đậm, muốn
« ăn cả ngã về không ». Với trò dùng bom hạt nhân để bắt bí, ông ta đùa
với sự tồn tại của hành tinh. Thế giới không thể chấp nhận sống dưới
bóng ma một cuộc chiến tổng lực, với cái giá khổng lồ về sinh mạng.
Xe hơi điện Việt Nam và tham vọng tiến vào thị trường phương Tây
Giải
World Cup đầy tranh cãi 2022 ở Qatar đang sắp kết thúc. Ai trong hai ứng viên
Pháp và Argentina sẽ thắng trận chung kết hôm 18.12 tới thì chưa biết. Nhưng kẻ
thắng đậm đã rõ ràng. Đó là người khổng lồ tí hon Qatar.
Người
ta coi trận chung kết Pháp-Argentina là đối đầu giữa Kylian Mbappé và Lionel
Messi. Cả hai siêu cầu thủ này đều đang đá cho Paris St. Germain, đều ăn lương
của nhà nước Qatar. Từ 2001 quỹ Investmentfonds Qatar Sports Investments đã mua
câu lạc bộ này, và từ mùa hè năm nay hãng hàng không Qatar Airways cũng nhảy
vào tài trợ đội bóng hàng đầu nước Pháp.
Hình
ảnh Mbappé ôm hôn, an ủi Hakimi, hậu vệ đội tuyển Ma-Rốc, đồng đội ở
St.Germain, sau trận bán kết thật là cảm động. Giá như đội Brazil của Neymar
cũng có mặt trong bán kết, thì sẽ tạo ra bức tranh tuyệt vời về sức mạnh đồng
tiền Qatar bơm vào bóng đá Pháp.
Giải
World Cup 2022 đã chỉ rõ sức mạnh của đồng tiền ở hai trường hợp: Bóng đá Đông
Á và Đông Âu.
Qatar
hy vọng dùng tiền để nâng đội bóng của mình lên tầm thế giới, như họ đã làm
trong hàng không, vũ trụ, truyền hình, giáo dục đại học, dầu khí v.v... Nhưng
bóng đá khó hơn nhiều.
Một
nước với gần một triệu công dân và chỉ có 6.000 người biết đá bóng thì khó thể
hy vọng vào một nền bóng đá mạnh. Có chăng chỉ là một nền bóng đá gà nòi. Các
nước nhỏ như Croatia vẫn có thể có nền bóng đá mà ai cũng nể, vì đằng sau đó là
cả một dân tộc hâm mộ.
1.
Tổng thống Nga Putin đã tới Minsk lần đầu tiên sau 3 năm để hội đàm với tổng
thống Belarus về "những vấn đề an toàn và công cụ phản ứng” trong một cuộc
họp chính thức kéo dài 150 phút.
Visiting the Republic Palace in Minsk today, Putin does not give a shit which direction Lukashenko wants him to walk. pic.twitter.com/v6x34MLN4T
Theo
NYT: Putin đã dành 20 năm để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Mỹ và NATO.
Trong
hai thập kỷ qua, Nga đã chuẩn bị quân sự để làm sao ngăn chặn các lực lượng của
Mỹ và NATO, gây thiệt hại tối đa cho đối phương từ xa. "Chiến dịch đặc
biệt" của Putin ở Ukraina đã trở thành một cuộc phiêu lưu hoàn toàn mang
tính không tưởng đối với nước Nga.
Thực
tế là Nga đã chuẩn bị quân đội trong 20 năm để làm sao ngăn chặn quân đội Mỹ và
NATO, gây thiệt hại từ xa. Theo The New York Times, các quan chức và nhà phân
tích xác nhận rằng Điện Kremlin hoàn toàn không tính đến việc phải xâm lược và
chiếm đóng một quốc gia rộng lớn và hùng mạnh như Ukraine.
Lúc
tôi đi làm trở lại sau vài năm bỏ việc, cũng vào dịp giáp tết thế này đây. Như
đã thành lệ, giáo viên trong các tổ chuyên môn sẽ rồng rắn đến nhà hiệu
trưởng-hiệu phó để "đi tết".
Lúc
này, một giỏ hoa hay chiếc áo chỉ là vật đựng chiếc phong bì cho...trang nhã.
Tôi
không chịu, và tự quyết luôn, là Tổ văn không có tiền bạc gì cả. Vì nó thành
nếp đã lâu, giờ đột ngột không tới cũng khó coi, nên xem như đi chúc nhau một lời
sau cả năm làm việc vất vả. Dù biết rằng đáng ra dịp này chính họ (BGH) phải là
người đến thăm hỏi giáo viên và học sinh, chứ không phải ngược lại.