vendredi 11 mars 2022

Nguyễn Đình Bổn - Putin, bạo chúa cô độc!


Suốt mấy mươi năm nắm quyền, Putin đã tạo cho mình một quyền lực sắt máu, y như những bạo chúa Trung cổ.

Hiện nay, mọi nhận định về cuộc xâm lược do y tiến hành, từ các nhà chính trị, các chuyện gia... đều kết luận: chiếm hay không chiếm được Kyiv thì mọi chuyện đã sụp đổ.

Người dân Nga sẽ bước vào thời kỳ khó khăn kéo dài không biết bao lâu, và thậm chí mệt mỏi hơn thời chiến tranh lạnh.

Đỗ Hòa - Tác động của cuộc chiến Ukraine


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ, và có xu hướng đa dạng hóa ra nhiều thị trường khác ngoài Nga.

So với Mỹ chẳng hạn, thì thị trường Nga là quá nhỏ đối với Việt Nam, nên có thể các quyết định ở cấp chính phủ không cần phải cân nhắc nhiều.

Nhưng ở cấp độ ngành hàng và doanh nghiệp, đối với một số sản phẩm, Nga là thị trường quan trọng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Kim Van Chinh - Kiev tan hoang dưới đạn bom của tên tội đồ

 

Ôi, Kiev xinh đẹp và xanh tươi, nơi tôi đã từng sống và học tập nên người.

Nay đang bị tàn phá thành một thành phố đổ nát.

Tên tội đồ, vẫn ngồi đó trong điện Kremlin, với ý chí của kẻ phát xít và đầu óc hoang tưởng của một thằng điên giữa Thế kỷ 21.

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.03.2022


 

LTNV - Một ngày đáng nhớ của Miền Nam Việt Nam : Ngày 10 tháng 3 năm 1975

 

Hôm nay 9-3-2022, cách đây đúng 47 năm vào đêm 9-3-1975, thị xã bé nhỏ Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac, một tỉnh Cao nguyên Trung phần đã hứng chịu một trận đánh quyết tử của cộng sản Bắc Việt, định đoạt số phận của cả miền Nam sau 50 ngày đau thương đổ dài từ vĩ tuyến 17 trở vô.

Đau thương, đổ nát, mất mát, chia lìa nối tiếp nhau. Kéo dài từ Ban Mê Thuột xuống Khánh Dương M' Drak, qua liên tỉnh lộ 7 và lên Quốc lộ 1 kéo dài từ Huế và Đà Nẵng, cả miền Trung duyên hải, Cao Nguyên Trung phần. Những hình ảnh" chạy giặc" của người dân trên khắp nẻo đường, miễn sao về được Sài Gòn đã là một minh chứng cho cuộc bỏ phiếu bằng đôi chân của người miền Nam từ vĩ tuyến 17.

Rồi sau 50 ngày bồng bế nhau chạy trốn, tất cả trở về con số không. Khi đến trưa ngày 30-4-1975, buông súng để chấm dứt cuộc chiến tranh dai dẳng hơn 20 năm trên mảnh đất nhỏ bé miền Nam. Những người đã từng bồng bế nhau chạy trốn hầu hết đã ra người thiên cổ. Số còn lại ngày đó là trẻ em, là thanh thiếu niên thì giờ đây cũng đã bạc trắng mái đầu.

jeudi 10 mars 2022

Đặng Đình Mạnh - Người Việt nhìn về Ukraine


Ngay từ khi ông Putin tập trung 20 vạn quân đóng dọc biên giới phía đông Ukraine dưới chiêu bài tập trận, thì nhiều người Việt mẫn cảm với thời cuộc đã sớm có sự so sánh tình cảnh Ukraine với Việt Nam hiện tại.

Cũng đều là thân phận nhược tiểu, sống cạnh láng giềng khổng lồ luôn luôn có tham vọng lãnh thổ vượt ngoài phạm vi biên giới, và thực tế đã nhiều lần ra tay thực hiện tham vọng đó. Ukraine bị Nga chiếm Crimea và lăm le chiếm hai tỉnh phía đông có đa số dân Nga cư ngụ. Việt Nam cũng vậy, bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và chực chờ chiếm phần Trường Sa còn lại.

Cả Việt Nam với Ukraine là những quốc gia độc lập, có chủ quyền. Mà theo đó, lẽ ra có toàn quyền chọn lựa, tự quyết tất cả mọi vấn đề về đối nội, đối ngoại phù hợp với sự phát triển quốc gia mình. Thế nhưng, sống bên cạnh gã hàng xóm khổng lồ xấu tính, thì những lựa chọn tự quyết đều bị can thiệp.

Dương Quốc Chính - Cấm vận và tẩy chay


Anh em bò đỏ, bò Nga, bò Trump cùng đồng thanh chửi bọn NATO và Mỹ hèn không dám đánh Nga, nên Ukraine mới bị Putin bắt nạt.

Mình thấy NATO chơi thế là khôn. Ngu gì đánh nhau với Nga. Ngu gì cắn nhau với chó dại chứ. Ai đi đương đầu với sở trường của nó. Nhắm vào sở đoản của nó để đánh là đúng rồi.

Điểm yếu nhất của Nga là kinh tế mong manh, phụ thuộc vào xuất khẩu dầu và khí. Nên đánh Nga tốt nhất là phong tỏa về kinh tế.

Dương Quốc Chính - Dầu mỏ


Giá dầu hôm nay đã quay đầu, chỉ cần có thông tin là sẽ tăng sản lượng khai thác để bù vào thiếu hụt từ Nga. Điều đó cho thấy mạng sống của nước Nga quá mong manh, chỉ qua một vài lượt đàm phán của OPEC và Mỹ.

Anh em nhớ lại là Liên Xô cũng từng là cường quốc dầu mỏ mà vẫn tèo. Tây Âu vẫn từng sống khỏe qua chiến tranh lạnh mà không cần dầu từ Liên Xô (vì hai bên không quan hệ với nhau). Sự phụ thuộc dầu mỏ của EU mới từ giai đoạn Nga và phương Tây hội nhập mà thôi.

Hiện tại EU có thể chưa sẵn sàng cắt ngay nguồn dầu từ Nga được. Nhưng rõ ràng họ đã từng sống khỏe từ trước những năm 80, nên bây giờ họ cũng có thể sống như vậy được. Và EU cũng đang có kế hoạch giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Nguyễn Hữu Nghĩa - Nga sử dụng bom không định hướng, cứ ném đại xuống trúng đâu cũng được


Giống y như năm Mậu Thân 1968, VC pháo kích Sài Gòn bằng hỏa tiễn 122 ly, trúng đâu cũng được, lính hay dân Miền Nam đều là kẻ thù!

Hôm 9 tháng 3, Nga ném bom vào một bệnh viện nhi đồng tại thành phố cảng Mariupol.

Ít nhất có 1170 thường dân Ukraine tại Mariupol đã thiệt mạng từ khi Nga bắt đầu xâm lược, theo nhà cầm quyền Ukraine.

Đỗ Hùng - Vì sao người Ukraine đứng lên ?


“Tôi mới sinh con gái cách đây năm tháng.

Nếu đàn ông mà biết việc tạo ra sự sống khó khăn và đẹp đẽ nhường nào, họ sẽ chẳng bao giờ gây chiến tranh.”

Đấy là Inna Shevchenko viết trên tờ Spiegel.

Inna đang sống ở Pháp giữa lúc đất nước Ukraine của cô chìm vào chiến tranh.

Peter Pho - Vũ khí thô sơ trong chiến tranh hiện đại


Một đoạn video gần đây đã bị rò rỉ trên Internet, cho thấy quân đội Nga, đối mặt với các vấn đề hậu cần nghiêm trọng, đã bắt đầu sử dụng các đoàn tàu thời Liên Xô để vận chuyển tiếp tế cho tiền tuyến.

Và thậm chí khởi động lại tuyến đường sắt không được sử dụng từ năm 2014.

Nhưng, một điều kỳ lạ bị phát hiện rằng các binh sĩ của Nga thậm chí được phát những khẩu súng trường thô sơ từ thế kỷ 19 "Mosin–Nagant”.

Thọ Nguyễn - Ukraine, phát xit và phát xít mới (Fascism – Neonazi)


(Tiếp theo)

Cuộc đời Oleg Antonov là tấm gương cho sự gắn bó giữa hai dân tộc Nga và Ukraine. Nhưng không phải giữa họ chưa từng có những hố hận thù sâu thẳm.

Người Ukraine vẫn nhớ nạn đói Holodomor (Голодомор) do Stalin gây ra trong những năm 1929-1932. Lúa mì và các loại lương thực khác của Ukraine bị vơ vét hết để bán lấy ngoại tệ cho công nghiệp hóa. Stalin muốn dùng nó để bẻ gãy sự kháng cự của các lực lượng chống đối chính sách Nga hóa.

« Nông dân bị tịch thu ruộng đất, bị dồn vào các hợp tác xã. Lương thực tích trữ trong nhà bị chính quyền thu sạch. Người bị đói không được ra khỏi vùng để kiếm ăn. Đói thê thảm, người ta phải ăn cả thịt người chết. Nhiều nghiên cứu đưa ra con số từ 3-6 triệu người Ukraine chết đói trong Holodomor. »[1]

Đoàn Bảo Châu - Thêm một quan báo ca ngợi kẻ khát máu


Hôm qua là lời của một cô phó tổng biên tập, còn đây là của một cô tổng biên tập một tờ báo khác. Cô này tên là Trang.

Khi phát ngôn, sao cô Trang không nghĩ tới “sự quyết đoán” của Putin sẽ khiến nhiều thường dân vô tội mất mạng. Những người làm cha mẹ mất con, những đứa con mất cha mẹ? Một đất nước xinh đẹp bị tàn phá, sẽ mất rất nhiều năm để xây dựng lại?

Cô ca ngợi Putin nhưng cô có biết rằng hắn ta là một tội đồ, không chỉ biến Ukraine thành một bãi chiến trường đổ nát tang thương mà sẽ khiến dân tộc Nga bị khốn khổ về kinh tế trong cả thập kỷ tới.

Đoàn Bảo Châu - Khi người có học cổ vũ sự tàn sát của Nga


Đây là lời của một cô là phó tổng biên tập một tờ báo. Tôi sẽ không đưa Facebook của cô ấy lên đây, bởi tôi không muốn các bạn vào buông lời nặng nề với cô ta. Nhưng tôi muốn chỉ ra cái sai trong nhận thức của rất nhiều người đang ủng hộ Putin, ủng hộ cuộc xâm lược của Nga.

Những lý do Putin nêu ra để biện minh cho hành động xâm lược đều rất vớ vẩn, tôi đã viết rồi nên chỉ nhắc lại khái quát. Putin nói Ukraine là được Lênin sinh ra, rằng Ukraine không phải là một đất nước là sai. Kiev còn có trước Moscow, khi Kiev là một thủ phủ lộng lẫy, là trung tâm văn hóa thì Moscow mới chỉ là một ngôi làng. Ukraine có trước sự thành lập Liên Xô.

Nói chính quyền Ukraine là chính quyền phát xít, phạm tội diệt chủng người Nga là một cáo buộc sai. Phiên tòa quốc tế đang có những phiên điều trần đầu tiên. Rồi các bạn sẽ được cập nhật về vụ này.

Nguyễn Thông - Giấy quỳ Ukraine


Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine giữa kẻ xâm lược (Nga) và người chống xâm lược, bảo vệ đất nước (Ukraine) đang là thứ thuốc thử để đo, đánh giá bản chất con người. Nó cũng giống như cái giấy quỳ để thử độ pH vậy.

Có lẽ đây là hiệu quả duy nhất của chiến tranh Ukraine mà Putin và đám tay chân của nó khắp thế giới không nghĩ tới.

Cái mồm và tâm tính không phải luôn đồng nhất, mà nhiều khi có khoảng cách rất xa. Mồm và tâm địa thì khác nhau một trời một vực.

Bị kiểm duyệt, dân Trung Quốc không biết Nga xâm lăng Ukraina


Đăng ngày:

Những người ủng hộ Manchester United trong trận đấu quan trọng cuối tuần qua không hề thấy được cảnh các cầu thủ dự giải bóng đá ngoại hạng Anh mang băng tay hai màu xanh vàng để ủng hộ người dân Ukraina đang phải chịu đựng hỏa tiễn Nga. Các trận đấu bóng đá giải vô địch Anh và Đức đột ngột bị ngưng chiếu ở Hoa lục, trong lúc nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh diễn ra tại các sân vận động châu Âu. Chính quyền không hề giải thích việc cấm chiếu các hình ảnh đã được thương lượng bằng cái giá đắt như vàng.

Chế độ Bắc Kinh không cho báo chí và mạng xã hội gọi đúng tên cuộc xâm lăng Ukraina, mà dùng cụm từ "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Vladimir Putin. Việc kiểm soát thông tin trên internet được tăng cường trong những ngày gần đây, theo với nhịp độ thường dân ngã xuống trên mặt trận Ukraina, che giấu tầm cỡ của cuộc chiến do tổng thống Nga gây ra, người đã mừng "tình hữu nghị vô bờ bến" với Tập Cận Bình hôm 04/02.

Hai ngoại trưởng Nga và Ukraina đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ


Đăng ngày:

Các viên chức đôi bên đã tiếp xúc nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên Nga gởi một bộ trưởng đến để đàm phán. Đây cũng là lần đầu tiên ngoại trưởng Nga xuất ngoại từ khi Matxcơva bị quốc tế trừng phạt. Theo một viên chức phương Tây, sự hiện diện của ông Lavrov có thể là dấu hiệu Matxcơva muốn xuống thang.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Ukraina tối qua cho biết ngoại trưởng Dmytro Kuleba đã đến Antalya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ « để thảo luận về ngưng bắn và kết thúc cuộc chiến tranh do Nga khởi động với Ukraina ».

Phó tổng thống Harris thăm Ba Lan, Mỹ bác đề nghị chuyển Mig-29 cho Ukraina


Đăng ngày:

Tuy nhiên, mới đây hai bên có bất đồng về việc chuyển giao chiến đấu cơ Mig-29 cho Ukraina. Hoa Kỳ bác hẳn đề nghị của Ba Lan đưa các phi cơ này sang một căn cứ quân sự ở Đức để chính phủ Mỹ chuyển cho Kiev, cho rằng giải pháp này có quá nhiều rủi ro.

Từ Vacxava, thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình :

Tin vắn 10.03.2022

 


(AFP) –
Tin giả về Ukraina nở rộ trên Telegram

Hai ngày sau khi Nga đưa quân xâm lược Ukraina, một danh khoản trên Telegram xưng là tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các quân nhân Ukraina đầu hàng. Nguyên thủ Ukraina nhanh chóng bác bỏ, và tài khoản giả hiệu có 20.000 người theo dõi bị đóng, nhưng tin giả về Ukraina tiếp tục hoành hành trên ứng dụng có 500 triệu người sử dụng, chủ yếu thông qua các nhóm công khai.

Chẳng hạn có tin kêu gọi tắt điện thoại vào một giờ cụ thể vì lý do an ninh, nhưng thực tế khiến người sử dụng lâm vào nguy hiểm vì không nhận được báo động máy bay thả bom.

Úc chi 28 tỉ đô la để tăng cường quốc phòng


Đăng ngày:

Theo ông Morrison, điều này là cần thiết để bảo đảm an ninh của Úc, trong một thế giới ngày càng bất định. Loan báo trên đây được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc luôn tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Trong những năm gần đây, Úc đã tăng chi tiêu cho quốc phòng. Năm 2021, Úc ký kết một thỏa thuận mua tàu ngầm nguyên tử của Mỹ và Anh, hủy bỏ hợp đồng mua 12 tàu ngầm của tập đoàn Pháp Naval Group. Thủ tướng Morrison nhấn mạnh đó là đầu tư quan trọng cho sức mạnh của nước Úc trong tương lai.