Tình hình chiến sự Ukraina chiếm trang nhất và hầu hết trang trong các báo Pháp. Trang bìa Libération mang hai màu xanh vàng, màu cờ của Ukraina với dòng tựa « Cực lực chiến đấu với Putin ». Les Echos đăng ảnh biển người biểu tình ở Đức, chạy tít « Châu Âu đương đầu ».« Ukraina kháng cự, Putin gia tăng đe dọa », tít lớn của Le Figaro.Le Monde ra từ hôm trước quan tâm đến « Chiến tranh ở Kiev, người dân lũ lượt di tản ».La Croix nói về « Đáp trả của phương Tây » :
trừng phạt, ngoại giao…và lần đầu tiên trong lịch sử Liên hiệp Châu Âu
(EU) cung cấp vũ khí cho Ukraina - những sáng kiến chưa từng thấy để gây
áp lực lên Matxcơva.
Thông tín viên Carrie Nooten tường trình từ New York :
Đó
là một cuộc bỏ phiếu đã khiến các đại sứ của 193 quốc gia đứng dậy vỗ
tay kéo dài vang dậy trong phòng họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tất cả đều ý thức được thời điểm lịch sử. Một cuộc chiến tranh đã được
tuyên bố cách đó chưa đầy một tuần, một Hội đồng Bảo an bị trói tay vì
một ủy viên thường trực phủ quyết, mà đó cũng chính là kẻ tấn công… Rốt
cuộc, một cuộc họp Đại hội đồng đã tránh được bế tắc này, nhờ « Đoàn kết
vì hòa bình » - cũng là tên của nghị quyết.
Văn bản tố
cáo Nga tấn công Ukraina, lên án quyết định của Nga về việc có thể sử
dụng vũ khí nguyên tử bất kỳ lúc nào, lên án Belarus đã hỗ trợ kẻ gây
chiến. Có 81 nước bảo trợ nghị quyết, 141 nước bỏ phiếu thuận. Và chỉ có
4 nước đứng về phía Nga để bỏ phiếu chống là Belarus, Bắc Triều Tiên,
Erythrea và Syria. Giờ đây với cuộc bỏ phiếu này, Liên bang Nga chính
thức gia nhập câu lạc bộ các nước bị cả thế giới ruồng bỏ.
(AFP) – Đức sẽ chuyển cho Ukraina thêm 2.700
hỏa tiễn phòng không do Liên Xô sản xuất
Chính phủ Đức hôm nay 03/03/2022
quyết định gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraina đang bị Nga tấn công, với việc
chuyển giao thêm 2.700 hỏa tiễn phòng không. Điều mỉa mai của lịch sử : đó
là các hỏa tiễn Strela do Liên Xô sản xuất, lấy từ kho vũ khí của Đông Đức cộng
sản cách đây hơn 30 năm.
Bộ Quốc Phòng Đức cũng gởi thêm cho
Ukraina 18.000 nón sắt. Trước đó hôm thứ Bảy 26/02 Berlin đã cho phép viện trợ
500 hỏa tiễn Stinger, 1.400 súng bắn rốc-kết chống chiến xa, ngoài ra còn có 9
súng phóng lựu cũng của Liên Xô cũ.
Từ Matxcơva, đặc phái viên Anissa El Jabri cho biết thêm chi tiết :
Có
498 quân nhân tử trận và 1.587 bị thương trong « chiến dịch quân sự đặc
biệt », theo cách nói của bộ Quốc phòng Nga. Sau đó, bộ này đưa ra con
số thiệt hại bên phía Ukraina, mà theo Matxcơva cao hơn nhiều. Ngược lại
không có một lời nào về các tù binh, tuy hình ảnh những người lính trẻ
được Ukraina cho phép gọi điện về cho gia đình ở Nga vẫn còn trên
internet.
Tình hình trầm trọng thêm vì cung cách quản lý lộn xộn, thiếu nhất
quán của một chính quyền hoàn toàn bị choáng ngợp trước tình hình. Hồng
Kông vẫn theo chiến lược zero Covid do Bắc Kinh áp đặt, nhưng thực tế
không thể áp dụng được vì không đủ nguồn lực. Từ Hồng Kông, thông tín
viên Florence de Changy tường trình :
Đã từ hai tuần qua, các
bệnh viện quá tải trầm trọng đến nỗi tỉ lệ tử vong vì biến thể Omicron
tại Hồng Kông cao hơn cả đa số các nước phát triển. Và từ hai ngày qua,
các cơ sở hỏa táng từ chối nhận những xác được đưa đến, nên phải huy
động các container lạnh để chứa những thi thể đang nằm la liệt trên các
hành lang bệnh viện.
Hai
ngày trước có thảo luận với một người bạn phục vụ trong một cơ quan nghiên cứu
về Cộng Hòa Liên Bang Nga, về hiện tượng xe tăng và quân xa Nga bị “hết xăng”
xảy ra khắp nơi ở Ukraine.
Người
bạn nói xe cộ sử dụng trong một cuộc hành quân phải có đầy đủ nhiên liệu là
điều cơ bản, cho nên khó tin những chuyện “hết xăng” xảy ra lan tràn như vậy. Đó
có thể là sự phá hoại của chính binh lính Nga vì họ không muốn chiến đấu.
Tính
lấy ý kiến “lính Nga phá hoại” của người bạn để viết bài nhưng ngại, vì thấy
chưa có chứng cớ mà viết bậy thì hóa ra mình cũng say mê chém gió “thuyết âm
mưu”.
Mấy
hôm nay, nhìn đội quân xâm lăng của Putin đánh đấm thì mình đã ngờ ngợ. Tiến
quân như thời WWII, có vẻ lạc hậu thế nhỉ?
Dễ
đoán nhất là gì: một nền kinh tế như Nga, chủ yếu nhờ bán nhiên liệu, nhưng số
thu được chỉ bằng một phần của Đức, thì làm sao có thể nuôi một đội quân hùng
hậu cho nổi? Thứ nữa, nhân tài nước Nga chán ngán Putin nên tìm mọi cách chạy
sang Tây để có cuộc sống yên bình, thì lấy đâu ra nhân lực để phát triển công
nghệ-khoa học quân sự?
Nhưng
điểm yếu cốt tử của quân đội Nga, theo như ông anh mình giải thích dưới đây,
thì rất dễ hiểu: đám tướng tá tham nhũng sạch
trơn nguồn lực, khiến quân đội Nga suy yếu. Putin duy trì một chế độ độc tài
oligarch (tài phiệt) thì sẽ đến lúc hứng thành quả.
Chắc
là cũng chẳng mấy ai còn nhớ hôm nay là ngày đầu tiên của mùa xuân châu Âu. Bọn
mình bây giờ tính thời gian theo kiểu khác, hôm nay là ngày thứ mấy của chiến
tranh. Đã sắp qua ngày thứ 6 rồi đấy.
Kiev
nhà mình đã chuyển sang phòng thủ. Các ngả đường vào thành phố đều đã đặt
chướng ngại vật và lập trạm kiểm soát, xe quân sự và tank của Nga không vào
được nữa. Nghĩa là sẽ không còn các trận chiến đường phố ( уличные бои) như đêm
25 và buổi sáng ngày 26/2 nữa.
Thành
phố thực hiện giới nghiêm triệt để gần hai ngày để truy quét nốt số biệt kích
chưa bị tiêu diệt. Nghe trẻ con nhà mình nói chuyện, mới biết ngôn ngữ đúng là
một thực thể có sức biến hóa đáng gờm. Đã có ngay một từ mới để chỉ về việc
truy quét biệt kích, từ "десантировать".
Đầu
tiên khẳng định luôn là bản thân tôi mong Ukraine sẽ kháng cự mạnh mẽ và đánh
bại cuộc xâm lược của Putin. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác cán cân lực lượng,
cần phải có cái nhìn khách quan.
Cho
đến lúc này có thể nói kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh trong vòng vài chục
tiếng đồng hồ của Putin đã phá sản. Hiện nay, quân Nga đã chuyển qua kế hoạch B
là xua đại quân tạo thành các gọng kìm tiến về Kiev.
Plan
A của Putin ban đầu là sử dụng lực lượng đổ bộ đường không nhảy thẳng vào sân
bay Hostomel và đánh vào Kiev, bắt sống hoặc tiêu diệt cơ quan đầu não của
chính quyền Ukraine, buộc Kiev và phương Tây thỏa thuận theo điều kiện của
Moscow, kết thúc nhanh gọn chiến sự.
Ngay
khi Putin tràn quân vào Ukraina thì
phương Tây đã cấm vận một phần hàng không dân dụng Nga. Máy bay Nga không được
bay qua không phận của tất cả các nước trong EU, Bắc Mỹ (gồm Canada, Mỹ).
Tức
là các hãng hàng không Nga không được chở khách đến, đi từ các nước EU, Bắc Mỹ.
Hàng không Nga mất một thị trường quốc tế quan trọng nhất (Hôm trước một máy
bay Nga hạ cánh ở Istanbul đã bị nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ).
Nếu
phương Tây cấm vận cả trong lĩnh vực máy bay, công nghệ hàng không thì các hãng
hàng không Nga coi như tê liệt hoàn toàn trên thị trường quốc tế.
Tờ
Pháp Luật TP HCM đã rất đúng khi phỏng vấn đại diện ngoại giao của Ukraina và
Nga (nhưng phía Nga không hồi âm).
Những
người Ukraina biết đọc tiếng Việt trên mạng xã hội mấy ngày qua không biết họ
sẽ nghĩ gì.
Họ
luôn được dạy là nước nhỏ thì phải khôn ngoan; có người dạy họ là nên đầu hàng.
Cách dạy dỗ này có nền tảng sâu xa là cùng đứng trên thứ văn hóa mà khi đối
diện với một vụ hiếp dâm, thay vì chỉ trích tên tội phạm thế lực, họ quay qua
phê phán nạn nhân đã sexy lại không biết ăn mặc cho kín đáo.
Đại
sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Đặng Hoàng Giang vừa khẳng định tại Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc:
"Lập trường nhất quán của Việt Nam
về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn
trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công
việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế."
Có
thể nói, việc bạo chúa Putin “nắn nót” nút bấm hạt nhân trong thời điểm Nga
đang hứng chịu làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy của cộng đồng quốc tế về việc
Nga bất chấp luật pháp quốc tế xua đại quân xâm lăng Ukraina. Và việc quân đội
hùng mạnh của Nga đang bị thất thế trên chiến trường Ukraina … Cho thấy Putin
đang lúng túng và bí lối.
Và
cũng có thể nói, từ sau thế chiến thứ hai đến nay, chưa từng thấy lần nào cộng đồng quốc tế đoàn kết và quyết liệt chống lại
hành động quân sự - xâm lăng một nước có chủ quyền - của một cường quốc hạt
nhân mạnh nhất nhì thế giới, bất chấp nguy cơ có thể bị trả giá khủng khiếp
bằng sự trả đũa hạt nhân của cường quốc ấy.
Hơn
nữa, sự chống đối được nhiều nước thể hiện kép, vừa trừng phạt nước thủ ác vừa
giúp đỡ nước bị hại, ngày càng gia tăng cường độ và lan rộng như hiệu ứng
Domino.
Chính
ra anh Putin lại có công làm cho bọn giãy chết đoàn kết hơn bao giờ hết. Thời cộng
sản còn thịnh thì thế giới lưỡng cực, hai phe tương đối cân bằng. Bây giờ đến cộng
sản như Trung Quốc và Việt Nam còn không dám ủng hộ Putin, trung lập đối với
những nước này thực ra chính là phản đối rồi đó.
Việt
Nam thì không dám ra mặt ủng hộ Nga nên phải lùa đàn bò ra để định hướng dư
luận. Nhưng chiến tranh càng kéo dài thì bò càng rơi rụng, giờ thấy anh em đuối
quá. Ngu bền vững cũng không phải chuyện đơn giản. Chính thế nên đàn bò đa số
phải clone, con nào dám chường mặt ra mới đáng phong anh hùng mặt dày.
Các
nước kiên định trung lập với Nga và hệ thống cộng sản như Phần Lan, Thụy Điển
mà còn phải công khai phá bỏ nguyên tắc để ủng hộ Ukraine. Các nước phụ thuộc
năng lượng vào Nga như Đức và Pháp còn ủng hộ Ukraine, là đủ hiểu chính nghĩa thuộc về phe nào. Ngày càng nhiều
nước công khai hỗ trợ Ukraine về vật chất và tinh thần.
Kẻ
yếu, viện cớ trung lập để yên thân, đến mức thấy kẻ mạnh xâm lược không dám lên
án, thấy kẻ mạnh cướp bóc không dám hô hoán. Thì đến lúc mình rơi vào hoàn cảnh
tương tự sẽ không ai cứu giúp.
Kẻ
yếu, sợ kẻ mạnh mà “khôn khéo” im lặng để kẻ mạnh ức hiếp người yếu. Thì khi
ngồi ghế quan tòa sẽ bẻ cong công lý mà xử lợi cho người thân, xử lợi cho người
phải chịu ơn, xử lợi cho kẻ có quyền, có tiền.
Trung lập không có nghĩa là im lặng cho cái ác lộng hành. Khôn khéo không có nghĩa
là ủng hộ phi nghĩa. Trung lập có giới hạn. Khôn khéo có biên giới.