vendredi 22 janvier 2021

Nguyễn Thông - Tam trụ


Những tờ báo mậu dịch đồng loạt đưa tin hội nghị 15 của đảng đã chọn được những người xứng đáng vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt, mà thiên hạ quen gọi là "tứ trụ".

Dù báo chí chưa công khai tên tuổi cụ thể nhưng trong dư luận đã nêu rõ ai, ông nào ngồi ghế nào. Có lẽ không sai, bởi ở xứ này những thứ được coi là mật, tối mật, kín như bưng lại là những thứ bị lộ nhanh nhất.

Chỉ có điều, đảng cứ việc chọn người của đảng, chứ ai lại lấn sân chọn cả "tam trụ" khiến nhân dân, quốc hội bị đặt vào sự đã rồi, có nguy cơ thành bù nhìn.

Vinh Võ - Tại sao luận tội khi không có điều tra, không nhân chứng?


(Để hiểu thêm tâm trạng của người đi biểu tình, không nhất thiết là quan điểm của blog).

Bản thân mình bỏ gần cả ngàn dollar bay từ Cali qua Washington DC để tham gia rally. Nào tiền khách sạn, tiền vé máy bay, ăn uống, tiền Uber ... cho ba ngày ở DC. Là mình tự nguyện đi. Chứ Tổng thống Trump không có xúi mình.

Mình cũng cầm cờ đi từ Nhà Trắng tới Capital Hill. Cũng là tự mình đi. Tổng thống Trump không có xúi mình. Mình tới Quốc hội biểu tình là quyền do Hiến pháp Mỹ quy định như vậy. Muốn gì thì hãy tu chính Hiến pháp, bỏ quyền tự do biểu tình của dân Mỹ. Chứ đừng đổ hết lên đầu Tổng thống Trump.

Đảng Dân Chủ luận tội Tổng thống Trump khi không có bất cứ ai đứng ra tố cáo rằng ông Trump chủ mưu, xúi giục họ. Không có bất kỳ một cuộc điều tra nào. Không có bất kỳ nhân chứng nào. Không có người tố cáo. Vậy mà lại ào ào tiến hành luận tội.

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.01.2021


 

jeudi 21 janvier 2021

Bông Lau - « Joe, ông biết tôi đã thắng »


Sáng sớm ngày hôm nay nghe bài diễn văn “good bye” của Tổng thống Donald Trump trước khi lên chiếc Air Force One để bay về Florida. Bài diễn văn rất nhân văn và ông vắn tắt lặp lại một lần nữa những thành quả để lại của mình.

Hôm qua Tổng thống Trump cũng có một bài diễn văn rất dài và cũng rất nhân văn. Ông chúc tân chính quyền được thành công và muốn tất cả người Mỹ chúng ta cùng nhau tiến về phía trước. Nhìn về tương lai là văn hóa đặc thù của người Mỹ.

Chiều nay bỗng thấy lưu truyền trên mạng xã hội một lá thơ của Tổng thống Trump để lại cho tân Tổng thống Joe Biden. Nội dung chỉ võn vẹn mấy chữ “Joe, ông biết tôi đã thắng” (Joe, you know I won). Và cộng đồng Facebook hí hửng chia sẻ.

Hoàng Hải Vân - Thế giới từ biệt vị tổng thống hòa bình nhất của nước Mỹ


Từ sau Đại chiến II, Trump là vị tổng thống Mỹ đầu tiên không gây ra cuộc chiến tranh nào trên thế giới, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Dù Trump trừng phạt các chế độ toàn trị nuôi dưỡng chiến tranh đe dọa nền an ninh của nước Mỹ và hòa bình thế giới như Iran và Trung Quốc, nhưng vẫn trọng thị quyền tự quyết của nhân dân những nước này.

Bốn năm trước, chính quyền Trump đã tiếp nhận một quân đội uể oải (hollowed) do ngân sách bị cắt giảm tàn bạo, một quân đội 10 năm không được tăng lương đáng kể trong khi Iran làm mưa làm gió trên khắp Trung Đông và ISIS kiểm soát một vùng đất lớn hơn Pennsylvania (lời Phó Tổng thống Pence).

Hoàng Nguyên Vũ - Tạm biệt ông Trump, một nguồn cảm hứng đặc biệt khó có thêm lần nữa


Hôm nay, ông Trump nói lời tạm biệt người dân Mỹ sau một nhiệm kỳ tổng thống ; chúng ta cũng tạm biệt ông, một Tổng thống Mỹ để lại nhiều xúc cảm đặc biệt.

Thành tựu của một Tổng thống thì nhìn vào các chỉ số và các mối quan hệ của quốc gia đó trong thời gian Tổng thống đó tại vị. Những điều này là vấn đề của nước Mỹ, không phải của quốc gia khác, cũng không phải của tôi hay của bạn.

Nhưng, cảm hứng từ một con người, là của tất thảy. Một Tổng thống với cá tính đặc biệt, với trí thông minh đặc biệt, với những quyết định gây tranh cãi và những hành xử cũng khác thường, chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử với những trang sử rất ấn tượng.

Trần Trung Đạo - Những tuyên bố cuối cùng của Pompeo về Đài Loan chỉ nhằm « đâm sau lưng » Biden ?


Tôi thường trả lời các câu hỏi, nhận xét hay phê bình trong tinh thần xây dựng. Có nhiều câu hỏi cần cả tháng vì phải đọc lại sách để trả lời và có câu trả lời ngay. Câu dưới đây trả lời ngay và chép qua đây để các bạn trẻ đọc.

Một ý kiến cho rằng chỉ còn hơn một tuần trước khi rời chức vụ ngoại trưởng, Mike Pompeo đưa ra tuyên bố hủy bỏ các “tự hạn chế” do chính Mỹ đề ra trước đây để làm vừa lòng Trung Cộng chỉ là một cách “đâm sau lưng” Joe Biden ?

Chính sách đối ngoại của Mỹ về Đài Loan tương đối thống nhất suốt 4 năm dưới thời Tổng thống Trump ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ chứ không chỉ trong vài tuần chót.

Lưu Trọng Văn – Hà Giang : Ba đường phố mang tên liệt sĩ biên giới phía bắc


Hà Giang có ba con đường mang tên ba anh hùng liệt sĩ chống Trung Quốc xâm lược.

Theo VnExpress, thành phố Hà Giang ngày 30/1 sẽ làm lễ gắn biển ba tuyến đường, phố mới mang tên các anh hùng liệt sĩ Hoàng Hữu Chuyên, Lê Trần Mãn và Nguyễn Viết Ninh hy sinh chống Trung Quốc xâm lược khi chiến đấu bảo vệ biên giới Vị Xuyên.

Đại úy Hoàng Hữu Chuyên hy sinh ngày 12/7/1984, trong trận đánh giành lại cao điểm 233 với quân Trung Quốc. Trận đánh nằm trong chiến dịch MB84, nhiều đơn vị tham gia nhằm lấy lại các cao điểm quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/1984. Đại úy Chuyên hy sinh lúc 32 tuổi, để lại vợ cùng hai con trai, một con gái.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.01.2021


 

mercredi 20 janvier 2021

Hercule Biden có đấu nổi với một Rambo Trump từ chối phất cờ trắng ?


Đăng ngày:

Cùng đăng ảnh ông Joe Biden tươi cười trên trang nhất, Libération chạy tựa « Let’s Joe », tít lớn của La Croix là « Biden, bước ngoặt », còn đối với Les Echos « Lời hứa Biden ». Le Figaro chọn tấm ảnh công viên National Mall trước điện Capitol với 200.000 lá cờ để thay thế cho đám đông, và hàng tựa « Joe Biden, một nhiệm kỳ để hòa giải nước Mỹ ». « Biden muốn khôi phục lại nước Mỹ như thế nào », tựa của Le Monde.


Ngăn chận tối đa người ủng hộ Trump trong lễ đăng quang Biden

Le Figaro nhận định « Biden lên điều hành nước Mỹ trong bão tố ». Lễ nhậm chức hầu như không có công chúng, ngoài lực lượng quân nhân hùng hậu và các nhà báo, có khoảng 1.000 khách mời chính thức. Sau khi tuyên thệ, bài diễn văn của ông Biden hẳn sẽ lấy lại chủ đề « đấu tranh cho linh hồn nước Mỹ » trong chiến dịch tranh cử, nhưng tờ báo nhắc nhở rằng đại đa số cử tri Cộng Hòa vẫn coi việc ông được bầu lên là không chính danh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.01.2021


 

Đỗ Trung Quân - Tiền nhân giữ nước bằng máu, không bằng mồm


Năm 1991 khi thực hiện bìa cho tập thơ “Cỏ hoa cần gặp“, phần tiểu sử dịch giả, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên hỏi ngày sinh của tôi. Tôi cười “Không có ạ ! Kwan thuộc thành phần lý lịch bất minh !“

Ông cũng cười, phết cho một ngày sinh vào tiểu sử cực ngắn : Đỗ Trung Quân 19-1-1955. Ngày 18-1 là ngày sinh của dịch giả, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên. Vậy là ông cho tôi ngày sinh sau ông một ngày.

Đấy cũng là ngày Trung Quốc cướp quần đảo lớn nhất của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa…

Đặng Sơn Duân - Nỗi đau Hoàng Sa, Kissinger và ngụy biện nhược tiểu


Nhắc đến nỗi đau mất Hoàng Sa, hẳn người Việt nào cũng nguyền rủa bọn bành trướng Bắc Kinh.

Nhưng chắc cũng không ít người nghiến răng kèn kẹt khi nhớ tới Henry Kissinger.

Bởi vậy khi thấy Mike Pompeo vỗ mặt Kissinger và đám đồ đệ của ông ta, tự nhiên người ta cảm thấy hả dạ, phát sinh hảo cảm, từ đó mà ủng hộ. Yêu ghét nó tự nhiên vậy thôi !

mardi 19 janvier 2021

Lê Đức Dục - Chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa bất thành của Không lực Việt Nam Cộng Hòa


Không thể đặt vào lịch sử những chữ “Nếu”.

Người Pháp có câu “Với những chữ “nếu" có thể bỏ cả Paris vào trong chiếc lọ”.

Cũng như thế, bây giờ không thể nói “Nếu” vào tháng 1-1974, cuộc không kích của 5 phi đoàn tiêm kích F.5 của không lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) với hơn 100 máy bay nhằm tái chiếm Hoàng Sa thành công thì cục diện Biển Đông bây giờ đã khác !

Lê Đức Dục - Vì sao Trung Quốc chọn ngày 19-1 để đánh cướp Hoàng Sa ???


Bạn hãy "gúc" đi, ngày 18-1-1950 là ngày thiết lập Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc và Việt Nam.

Chọn ngày để xâm lược nó cũng tính mở champagne để ta vừa cụng ly vừa bầm tím ruột nên nó luôn lấy cớ này để tổ chức hát hò liên hoan trên xứ chúng ta vào đúng dịp này !

Cuộc xâm lăng của giặc Tàu từ hôm nay, 16-1 và Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc ngày 19-1.

Áng hùng văn 47 năm trước về chủ quyền Hoàng Sa


TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974)

Nguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang -Hòa và Duy-Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974


Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Nguyễn Thông - Yêu cầu chứ không phải đề nghị


47 năm trước, ngày 19.1, bọn Tàu cộng chiếm đứt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tức ở chỗ, nó là "anh em đồng chí như môi với răng" với mình mà lại trắng trợn cướp của mình.

Là một công dân, tôi đề nghị (đề nghị chứ chưa phải yêu cầu, bởi các vị là quan chức lãnh đạo cầm quyền, còn tôi chỉ dạng dân thường). Từ nay giở đi, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, cũng có nghĩa là người phát ngôn của quốc gia, khi lên án những hành vi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam không được dùng từ "đề nghị" mà phải bằng từ "YÊU CẦU".

Trần Văn Thọ - 47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thế nào?


(TNO 19/01/2021) Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. 

Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn.

Huy Đức - Nhịp cầu Hoàng Sa : 7 năm 30 căn nhà cho cựu binh ba miền


Như thường lệ, tối nay, 19-1-2021, lại có cuộc gặp mặt các cựu binh và thân nhân các tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến chống lại quân Trung Quốc xâm lược lãnh thổ của Việt Nam: Hoàng Sa (19-1-1974).

Trước đó, chúng tôi đã thăm và giúp: cựu binh Gạc Ma Tạ Duy Đương (Nghệ An) 120 triệu; giúp cựu binh Trần Xuân Bình (Quảng Trị) 200 triệu; giúp 10 gia đình cựu binh Gạc Ma ở miền Trung bị lũ lụt mỗi gia đình 10 triệu.

Trong 7 năm qua, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa đã vận động được hàng ngàn lượt đóng góp, với số tiền lên tới hơn 12 tỉ đồng.