samedi 25 avril 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Việt Nam cần có chiến lược mới sau đại dịch virus Vũ Hán



I. DỊCH VIRUS VŨ HÁN KÉO THEO SỰ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TRÊN TOÀN CẦU 

1. Dịch virus corona đến từ Vũ Hán (gọi tắt là virus Vũ Hán) đã mang đến cho toàn thể loài người những thiệt hại kinh hoàng. Nặng nhất là Hoa Kỳ và châu Âu. Các cường quốc lớn, ngoài quê hương virus Vũ Hán, như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Đức, Nhật đều bị tổn thất nặng nề.

2. Dịch virus Vũ Hán cảnh báo cho cả thế giới biết thế nào là nguy hiểm của chiến tranh sinh học. Nguy hiểm cho mọi cường quốc, kể cả siêu cường.

3. Bởi thế, Hoa Kỳ và các cường quốc khác, cùng nhiều nước trên thế giới sẽ thay đổi chiến lược sau đại dịch virus Vũ Hán.

Huy Đức - Bao giờ nước mắt có thể « lay lòng gỗ đá »


Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh "học tập" trở về năm 1988.

Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.

Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và con trai, tóc cũng đã điểm bạc, ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này]. 

Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4-5-1975. Người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực VNCH, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4-1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản". 

Lưu Trọng Văn - Virus Vũ Hán làm Úc tỉnh ngộ


Khu phố Tàu ở Sydney, Úc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã chỉ trích Úc là "cơ quan ngôn luận" của Mỹ, rằng các nhà lập pháp Úc "đang lặp lại như vẹt những gì người Mỹ nói và hùa theo Mỹ trong các cuộc công kích có ý đồ chính trị nhắm vào Trung Quốc".

Cám ơn ngài đại sứ cộng sản Trung Quốc (CSTQ) tại Úc, ngài đã làm được cái việc mà bao năm Đặng và Tập cố gắng chia rẽ Mỹ và Úc để chơi cờ vây bị thảm bại.

Thật ra ngài chỉ là cái loa của Tập. Một Tập khác Tập cách đây một năm. Tập khác ấy là do cái ghế quyền lực bị lung lay nên phải gồng mình phát xít lên để kích tinh thần dân tộc Đại Hán. 

Nguyễn Tập - Kẻ cướp niềm tin



“Có rất nhiều người nhận gạo chuyên nghiệp. Một ngày nhận đến mười mấy lần. Nếu một, hai lần thì tôi không nói nhưng nhận quá nhiều lại còn có đường dây, tổ chức. Họ chuẩn bị cả quần áo để thay, đi một nhóm từ 4-5 người lần lượt vào lấy. Khoảng 5-10 phút sau, họ quay lại với quần áo khác”.

Câu chuyện ứng xử thiếu nhân văn với cậu (cô) bé áo đen tại cây ATM gạo mấy ngày trước thiết nghĩ không có gì để bào chữa. Nhưng lời trần tình trên báo Thanh Niên sáng nay của anh Hoàng Tuấn Anh- người làm ra ATM gạo đầu tiên đáng để suy ngẫm về một thực tế buồn. 

Quán cơm Nụ Cười do đặc thù là ăn tại chỗ, không được mang về (trừ một số trường hợp đặc biệt như quá nghèo khổ, già yếu, bệnh tật mà quán đã xác minh) nên ít xảy ra trục lợi. 

Lê Xuân Thọ - Virus ăn tạp



Băng nhóm Đường Nhuệ ăn tiền người chết một lần 500 ngàn đồng. Giá mà người chết sống dậy được, thì đỡ tốn 500 ngàn, nhưng người chết thì đã chết.

Băng nhóm kế toán xã Ba Xa, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) ăn chặn tiền hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, gia đình chính sách khoảng 1 tỉ đồng trong hai năm. Giá mà người nghèo hết nghèo, gia đình chính sách hết chính sách, thì khỏi bị ngoạm 1 tỉ đồng kia. Nhưng người nghèo vẫn đang nghèo và gia đình chính sách vẫn đang chính sách.

Băng nhóm CDC Hà Nội mở rộng ăn tiền mua máy xét nghiệm realtime PCR dùng để xét nghiệm Covid-19 với số tiền khoảng 3 tỉ đồng mỗi cái. Giá mà không có Covid-19, thì khỏi mua máy realtime PCR kia. Nhưng Covid-19 đã đến và chưa chịu rời đi.

vendredi 24 avril 2020

Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đại bại

Bốc dỡ hàng từ chiếc máy bay vận tải chở 7 triệu khẩu trang và nhiều trang bị bảo hộ từ Trung Quốc đến Vacxava, Ba Lan ngày 14/04/2020. © Maciek Jazwiecki/Agencja Gazeta via REUTERS
Đăng ngày:


« Ngoại giao khẩu trang » không làm thay đổi hình ảnh của Trung Quốc, chiến dịch này đã thất bại trong việc làm thế giới quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh làm đại dịch lan tràn.

Sau nhiều tuần lễ vừa chối bỏ sự kiện, vừa nhào nặn thông tin, Trung Quốc đến cuối tháng Hai đã chuyển sang thế tiến côn, với tham vọng trưng ra bộ mặt nhân từ của một siêu cường. Bắc Kinh đã ngăn chận được con virus ở trong nước và nay ra tay cứu độ toàn thế giới. Bắc Kinh tự khen mình và, cùng với các container khẩu trang, còn xuất khẩu (lậu) tính « ưu việt » của hệ thống cai trị Trung Quốc.

Chuyện gì xảy ra nếu Kim Jong Un qua đời ?

Hoa đặt trước tượng Kim Il Sung và Kim Jong Il (ông nội và cha của Kim Jong Un) tại điện Kumsusan nhân kỷ niệm 108 năm sinh nhật người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ảnh do KCNA phổ biến ngày 16/04/2020. © KCNA/via REUTERS
Đăng ngày:


Các chính khách ở Mỹ và trên toàn châu Á đang quan tâm đến thông tin « tình báo » cho rằng « Lãnh tụ tối cao » Kim Jong Un (Kim Chính Ân) có thể « đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm » sau một cuộc phẫu thuật tim. Bằng cớ chủ yếu là ông Kim không thể xuất hiện trong dịp lễ lớn « Ngày của Mặt Trời » thứ Tư tuần trước - ngày lễ sinh nhật của ông nội Kim Jong Un là « Lãnh tụ vĩ đại » Kim Il Sung (Kim Nhật Thành).

Sự vắng mặt của Kim Jong Un rất đáng chú ý. Ông Kim được trông thấy lần cuối cách đó bốn ngày, trong một hội nghị của đảng Lao Động Triều Tiên. Tuy nhiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng mấy ai biết được sự thật, còn bên ngoài thì lo tìm kiếm những thông tin được hé lộ.

jeudi 23 avril 2020

Huy Đức - Miếng bả chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tay Trung Quốc


Vĩ tuyến 17 phía Việt Nam Cộng Hòa.

Xung đột Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự lúc này là cần thiết. Nhưng, trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh không chỉ có vấn đề Biển Đông. Để xử lý mối quan hệ ấy, không những cần sách lược khôn ngoan mà còn phải được đặt trong tầm nhìn chiến lược.

Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh - ông Trần Việt Phương - nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”.
 
Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.

Bùi Chí Vinh - Hịch đánh Tàu



Đánh Tàu
Hai ti
ếng bt lên cc kỳ đơn gin
Không ng
y trá như bn đang nhân danh cách mng
Cõng r
n cn gà nhà làm kh nhc nhân dân
Không đ
c khoét ca công, dy máu chia phn
Ba tri
u đô la mt ln hi l

 
Đánh Tàu là đánh tan ti h
Đánh d
p đu bn quan tham rước voi giày mã t
Đánh tan tác b
n bán đng Gc Ma bng xếp giáp quy hàng
Đánh Tàu là đánh b
ng tiếng n
B
n vào mt bn Tp Cn Bình cho đến bn Hán gian 

Tạ Duy Anh - Quan và côn đồ



Tao là quan!



Tất cả những “nhân vật phản diện của phim hành động thực tế” đó đều biết rõ xung quanh họ dày đặc camera, máy ghi âm... sẵn sàng tung vụ việc lên mạng xã hội. Thế mà họ vẫn hành động như đang ở trong nhà mình...


Trước hết, chúng ta cùng điểm qua một vài vụ việc điển hình (gây "sóng gió" dư luận) của những người được mang danh cán bộ, trong thời gian qua.

- Mày có biết tao là ai không?

mercredi 22 avril 2020

Trung Quốc : Nhật ký Vũ Hán của Phương Phương bị phe quá khích đả kích

Nhà văn Trung Quốc Phương Phương (Fang Fang). Ảnh chụp tại Frankfurt năm 2009. RFI
Đăng ngày:


Năm nay 64 tuổi, xuất thân từ một gia đình trí thức khá giả, Phương Phương (Fang Fang) là nhà văn nổi tiếng, từng đoạt được một trong những giải thưởng văn chương danh giá nhất ở Trung Quốc năm 2010.

Là người Vũ Hán, bà bắt đầu viết nhật ký ít lâu sau khi thành phố bị phong tỏa ngày 23/01/2020 và cho đăng trên mạng. Kết thúc vào cuối tháng Ba sau 60 kỳ đăng, nhật ký kể lại nỗi sợ, sự phẫn nộ và hy vọng của 11 triệu cư dân.

« Cuộc tiến công mùa xuân » của Việt Nam trước virus corona

Anh : Huấn luyện chó đánh hơi người nhiễm virus corona

Các nhân viên y tế Anh tại bệnh viện Westminster, Luân Đôn ngày 16/04/2020 trong chiến dịch hỗ trợ ngành y tế chống dịch virus corona. Ảnh mang tính minh họa. © REUTERS/Kevin Coombs

Bà Claire Guest, người sáng lập và là chủ tịch hiệp hội Medical Detection Dogs nói với AFP : « Chúng tôi nghĩ rằng chó có thể phát hiện được Covid-19, và có thể cho chúng đánh hơi nhanh hàng trăm người để biết được ai cần phải cho xét nghiệm và cách ly ».

Tại trung tâm huấn luyện ở Milton Keynes, miền trung nước Anh, những chú chó được tập luyện cách nhận ra mùi của con virus trong số nhiều mẫu thử. Chúng phải báo hiệu khi tìm được mẫu có virus, và được tưởng thưởng.

Tâm Chánh - Sài Gòn không phát chẩn



Người ta nhìn thấy Sài Gòn dễ dàng xuất hiện tâm tình thiện nguyện, mới quy vào tính cách phóng khoáng, hào hiệp. Không hẳn đã là như vậy. 

Nhất là khi ở Sài Gòn, các cộng đồng nhập cư gốc gác nổi tiếng chắt bóp, ki bo cũng đều ran góp công sức, của cải cho các hoạt động tương trợ, nhân đạo. Mà đã đều ran như vậy từ khi nước hãy còn nghèo, dẫu chính quyền trong tay thực dân, đế quốc hay do quốc gia hoặc cộng sản quản lý. 

“ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

mardi 21 avril 2020

Trần Trung Đạo - Sự im lặng của biển



Tôi sinh ra ở miền núi nhưng hai mươi năm qua, số phận lại đẩy về miền biển. Thành phố tôi đang sống là thành phố biển. Ngôi trường tôi học trước đây cũng nhìn ra biển và văn phòng tôi đang làm việc hiện nay được xây trên mặt vịnh Boston, bên kia là Đại Tây Dương bát ngát.

Thời gian dài trôi qua, cuộc sống tạm quen dần nhưng ngày mới về đây thật là khó chịu. Nhất là những ngày mưa bão, biển đổi thành màu đen sậm, xa xa một chiếc ghe đánh cá đang về trễ, tăng thêm phần ảm đạm. Biển vừa làm cho tôi sợ hãi khi liên tưởng đến những ngày còn lênh đênh hơn ba mươi năm trước, nhưng đồng thời cũng vừa có một sức hút vô hình khiến nhiều khi tôi đã đứng hàng giờ đăm đăm nhìn ra biển.

Các triết gia thường nói, trong mỗi phút giây chúng ta đang sống đều có bóng dáng của quá khứ và dấu hiệu của tương lai. Tôi nghĩ họ nói đúng. 

Lưu Trọng Văn - Cộng sản Trung Quốc đã quá khinh thường chính khách Mỹ?



Thượng nghị sĩ Roger Roth, chủ tịch Thượng viện Cơ quan Lập pháp bang Wisconsin (Mỹ), nhận được email từ chính phủ Trung Quốc "nhờ vả" ông bảo trợ một nghị quyết ca ngợi phản ứng của Bắc Kinh trước dịch COVID-19. 

Đính kèm là một bản dự thảo nghị quyết được viết sẵn, trong đó đầy những luận điểm và tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc, để ông Roth đưa ra biểu quyết.

Thượng nghị sĩ Roth nói với báo chí:

Huy Đức - Những người chống Trung Quốc bằng máu của chính mình



Điều gì các viện sử quốc doanh không làm, người lính sẽ tự làm lấy. Đó là ý nghĩ bất chợt của tôi khi đọc đến trang cuối cùng tập bản thảo của một người lính có mặt tại Cao Bằng tháng 2-1979. Hơn 180 trang viết ngồn ngộn tư liệu, đang rất thô mộc. Vì thô mộc như những người lính nên nó quá sống động và vô cùng chân thực. 

Cuốn sách là những trang hồi ức về Trung đoàn 567, một trung đoàn trong những năm 1977, 1978, chỉ được giao khoét núi mở đường; cho tới tháng 12-1978. Tức là chỉ còn mấy chục ngày trước Chiến tranh, vẫn không được huấn luyện sẵn sàng, không được trang bị đầy đủ vũ khí, không được bổ sung quân số… Một trung đoàn địa phương mà đã phải đối đầu với hai sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo dàn… suốt 12 ngày đêm ở Tà Lùng, Khau Chỉa…

Có những trang viết như những thước phim:

Cù Mai Công - Sài Gòn của em, Sài Gòn là em, Hà ơi, Có ơi…



Hà (áo đen) xếp hàng chờ nhận gạo.

* Người Sài Gòn không có thói quen xúc phạm người khác.

Có lẽ cũng như tôi, nhiều người nhói tim khi coi clip một em gái gầy nhom bị tiếng loa đặt ATM gạo từ chối phát lớn, đầy uy lực cho mọi người ở đó cùng nghe: "Em áo đen, mời em ra khỏi vị trí nhận gạo giùm chị".

"Em áo đen" ấy là một em gái tên Hà 17 tuổi, quê An Giang, "từ Tết giờ công ty cho nghỉ, em cũng đi phụ hồ. Nhưng em kéo cát lên sàn không nổi, nên chủ không cho làm, phòng trọ ở chung 5 người, hết gạo, hết tiền".
 
Bị từ chối có lẽ vì người ta thấy Hà ăn mặc tươm tất. Ông bà dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Bất ngờ. Hụt hẫng. Hà bối rối. Hà ngẩn người. Hà mắc cỡ... Bao nhiêu cảm giác trộn lẫn trong Hà lúc đó: "Cuộc đời, Sài Gòn đã không chìa tay ra với mình?".

Đỗ Duy Ngọc – Suy nghĩ về ATM gạo



Cả tuần nay tui suy nghĩ về cái ATM gạo cho người khó khăn trong mùa đại dịch. Đúng là rất hoan nghênh sáng kiến của người sinh ra nó, phải có tấm lòng với người hoạn nạn mới làm được thế. 

Một ký rưỡi một ngày cho một gia đình cũng là tạm ổn trong thời kỳ con virus Vũ Hán tác oai tác quái. Người Việt nghèo ăn uống cũng dễ, chỉ cần có chai nước tương, hay chén nước mắm, hoặc hũ chao với mớ rau là cả nhà cũng xong bữa cơm. Lúc nào khá thì có thịt, có cá, chẳng sao cả. 

Thế nhưng tui vẫn áy náy chuyện không phát gạo cho người đi xe có vẻ đẹp, áo quần tươm tất, có vẻ có tiền, có vẻ sang, có vẻ giàu. Mấy cái có vẻ đó đã hại họ. Và các anh, chị nhà báo nông cạn được dịp dùng những từ rất khó nghe dành cho những người này. Tít báo gọi họ là "vô liêm sỉ", "không biết nhục", "cướp cơm của người nghèo", "bất lương"...Nghe nặng nề quá! 

Hoàng Nguyên Vũ - Cậu bé nghèo bị đuổi khi đi xin gạo và có một loại người đang đánh rơi hết nhân phẩm



Hôm nay, câu chuyện của một cậu bé (xin phép được gọi như vậy) bị đuổi khỏi máy ATM gạo sau đó từ một clip, em bị cả cộng đồng rủa xả cho đến khi sự thật cảnh ngộ của em hiện ra, bẽ bàng và mất mát. Có lẽ, không ít kẻ trong chúng ta đã biết mình ác đến mức nào dù là ác cố ý, hay ác hồn nhiên.

Cậu bé thất nghiệp từ Tết tới nay, thuê trọ ở Sài Gòn xin việc phụ hồ, nhưng vì hình thể bé nhỏ không thể làm nổi nên cuộc sống đang rất bấp bênh. Mấy con người trong phòng trọ, thiếu tiền, thiếu gạo nên mới rủ nhau ra máy ATM xin gạo.

Rồi cái loa trên máy ATM phát ra là cậu bé không nằm trong đối tượng được cứu trợ, không rõ lý do. Cậu bé thơ thẩn đi về và phải trả cái túi không lại cho ê kíp ATM.