mardi 9 juillet 2019

Nguyễn Quang Duy - “Made in Vietnam” trong thương chiến Mỹ-Trung



Ông Phạm Văn Tam, chủ nhân Asanzo và cú lừa hàng Tàu hóa hàng Việt.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox Business, ngày 26/06/2019 vừa qua, Tổng thống Donald Trump công khai lập trường: 

“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung QuốcChúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất trong số tất cả những kẻ lợi dụng.”

Ông Trump đã công khai rõ ràng Hà Nội đang tiếp tay cho Bắc Kinh, nên thiết nghĩ Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét và thay đổi để tránh đưa Việt Nam vào cuộc chiến Mỹ-Trung. 

Thượng bất chính…

Vào ngày 14/3/2018, phát biểu tại Trường Đại Học Quốc Gia Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Samsung lên khoe: “Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).”

lundi 8 juillet 2019

Hồng Kông : Năm người bị bắt sau cuộc biểu tình lớn hôm Chủ nhật

Cảnh sát Hồng Kông bắt người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại khu du lịch Nathan Road, gần Mongkok, ngày 07/07/2019.

Sau cuộc biểu tình lớn hôm 07/07/2019 tại Hồng Kông, năm người đã bị bắt giữ tại khu Vượng Giác (Mongkok) sau khi cảnh sát tấn công vào những nhóm nhỏ người biểu tình không chịu giải tán.

Thông cáo của cảnh sát nói rằng các cuộc biểu tình là « bất hợp pháp », những người bị bắt là do đã « tấn công một cảnh sát và cản trở lực lượng an ninh làm nhiệm vụ ». Tuy nhiên phe phản kháng tố cáo rằng những người biểu tình ở Vượng Giác đang trở về nhà thì cảnh sát chống bạo động xuất hiện, dựng lên một rừng khiên chặn ngang đường đi.

Thủ lãnh sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) trên Twitter khẳng định : « Người Hồng Kông biểu tình ôn hòa chống dự luật dẫn độ, nhưng lại bị cảnh sát đánh đập ». Kèm theo tweet này là tấm hình hai người biểu tình bị thương ở đầu với chú thích : « Lại thêm một ví dụ về việc cảnh sát dùng vũ lực quá trớn ».

Nepal hủy lễ mừng sinh nhật Đạt Lai Lạt Ma do áp lực của Trung Quốc

Do Bắc Kinh gây sức ép, người Tây Tạng tại Nepal không thể mừng sinh nhật 84 tuổi của Đạt Lai Lạt Ma.

Lễ mừng sinh nhật 84 tuổi của Đạt Lai Lạt Ma tại Nepal đã bị chính quyền nước này hủy bỏ, dưới sức ép của Trung Quốc. Một nguồn tin chính thức từ Katmandou hôm qua 07/07/2019 cho AFP biết như trên.

Ông Krishna Bahadur Katuwal, một quan chức Nepal nói với hãng tin Pháp: « Chính quyền không cho phép vì có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh. Cũng có thể là không có chuyện gì xảy ra, nhưng chúng tôi phải thận trọng trước khả năng diễn ra những hành động không hay, thậm chí là tự thiêu ».

Cảnh sát được tăng cường đông đảo hôm thứ Bảy tại các khu vực người Tây Tạng sinh sống, nhất là tại một tu viện nơi dự kiến tổ chức lễ sinh nhật. 

Hy Lạp : Cánh hữu chiến thắng, hứa vực dậy đất nước

Thủ lĩnh đảng Tân Dân Chủ, Kyriakos Mitsotakis trước trụ sở đảng sau khi công bố chiến thắng của đảng cánh hữu, Athens, Hy Lạp, tối 07/07/2019.

Người dân Hy Lạp hôm 07/07/2019 đã khiến thủ tướng mãn nhiệm cánh tả Alexis Tsipras phải chấp nhận một thất bại cay đắng : đảng cánh hữu Tân Dân Chủ chiếm được đa số ghế tại Quốc Hội. Thủ lãnh đảng này, ông Kyriakos Mitsotakis sẽ trở thành thủ tướng, hứa hẹn vực dậy đất nước sau một thập niên khủng hoảng.

Theo kết quả kiểm 94% số phiếu, đảng Tân Dân Chủ giành được 158/300 ghế, đảng Syriza của ông Tsipras chỉ còn giữ được 86 ghế. Việc dồn phiếu cho ông Kyriakos Mitsotakis, con của một cựu thủ tướng, xuất thân từ một gia tộc nổi tiếng, cho thấy người Hy Lạp đã quay trở lại với truyền thống cũ. 

Alexis Tsipras đã làm đảo lộn xu hướng này khi lên làm thủ tướng ở tuổi 40, mang lại nhiều hy vọng cho một Hy Lạp đang hoang mang vì nguy cơ phá sản. Nhưng Tsipras sau đó đã phải chấp nhận các biện pháp nghiêm ngặt của các chủ nợ để tránh cho Hy Lạp phải ra khỏi khu vực đồng euro, và nay cử tri trừng phạt ông.

Tin vắn 08.07.2019


Bà Grace Meng trong một cuộc họp báo tại Lyon ngày 07/10/2018.

(Reuters)Vợ ông Mạnh Hoành Vĩ kiện Interpol

Vợ cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) hôm qua 07/07/2019 loan báo kiện Interpol tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye. 

Ông Mạnh mất tích ngày 25/09/2018 khi sang Trung Quốc, và sau đó Bắc Kinh thông báo ông bị điều tra tội tham nhũng. Vợ ông, bà Grace Meng, được phép tị nạn tại Pháp, tố cáo tổ chức cảnh sát quốc tế có trụ sở tại Lyon không hề bảo vệ gia đình bà, và « đồng lõa với hành vi bất hợp pháp » của Trung Quốc. Interpol lấy làm tiếc về « quyết định vi phạm bí mật tố tụng » của bà Mạnh, nói rằng không hề đe dọa bà như trong cáo buộc.

dimanche 7 juillet 2019

Ngô Nhân Dụng - May mắn! Ông Trump sẽ thua ông Đô la!


Mặc dù các nước khác có thể “chơi xấu” nhưng nước Mỹ khó bắt chước để đồng đô la Mỹ xuống giá. (Hình: Dan Kitwood/Getty Images)

(Người Việt 05/07/2019) Hồi này ông Trump luôn “hục hặc” với đồng đô la Mỹ! Nó lên cao, lên hoài, làm ông Trump khó chịu! Tổng thống Mỹ mới nói phải tìm cách hạ thấp giá trị đồng đô la để chống lại hành động “thao túng ngoại hối” của các nước khác. Nếu “chúng chơi xấu” tại sao mình phải “chơi sạch” làm gì?

Nhưng ông Trump khó làm cho đồng đô la Mỹ xuống giá.

Mặc dù các nước khác có thể “chơi xấu” nhưng nước Mỹ khó bắt chước. Vì Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (gọi tắt là Fed) độc lập với chính phủ. Họ lo bảo vệ giá trị đồng tiền không để cho lạm phát xói mòn. Họ cũng lo sao cho kinh tế chạy đều, không suy thoái. Họ không thể “chơi xấu.”

Hoàng Hải Vân - Lấy giả chống giả, thật là lợi hại !



 Báo Dân Trí đăng bài ca ngợi “Nữ hoàng văn hóa tâm linh” được giao làm Phó ban Phát triển thương hiệu và chống hàng giả Việt Nam, gọi là “bông hồng trên mặt trận chống hàng giả”

Báo này không quên dẫn lời bông hồng dọa sẽ “xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm”, chứng tỏ bông hồng có gai. 

Báo Tuổi Trẻ lên tiếng gọi danh hiệu này là “bá đạo” và phanh phui một số sự thật chẳng thiện lành gì xung quanh bông hồng này. 

samedi 6 juillet 2019

« Hongkong mama », bà mẹ kháng chiến Hồng Kông thời hiện đại

Các bà mẹ Hồng Kông quyết tâm ủng hộ cuộc đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ, 05/07/2019.

L’Obs tuần nàynói về « Hongkong mama » : Dorothy Wong đã trở thành người ủng hộ vô điều kiện các thanh niên biểu tình ở Hồng Kông, họ gọi bà là « má », trong khi xưa nay bà chưa hề nghĩ đến bước ngoặt này.

Trong số những chuyên gia marketing giỏi, Dorothy Wong từ lâu vẫn nổi tiếng với đôi giày cao chót vót luôn mang trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những kilomet hàng lang métro, những bậc thang cho khách bộ hành, lề đường nhấp nhô…là những thứ không dành cho bà. Người phụ nữ Hồng Kông xinh đẹp 55 tuổi sống trong thế giới của hàng hiệu, tài chính cao cấp và các phương tiện truyền thông lớn mà bà chịu trách nhiệm về hình ảnh, thường xuyên tổ chức những sự kiện dành cho giới thượng lưu. 

Nhưng gần đây, tín đồ thời trang này đã bỏ rơi những đôi giày Louboutin sang trọng, thay bằng giày đế thấp, khiến bà bị bạn bè trêu chọc vì chợt bị « lùn » đi đáng kể. Bởi vì Dorothy nay tham gia tất cả những hoạt động của giới trẻ Hồng Kông : biểu tình ngồi, xuống đường, chạy vắt giò lên cổ dưới cơn mưa hơi cay. Và đi bộ những quãng đường dài khi khu Trung Hoàn bị phong tỏa, để tìm mua những mặt hàng cần thiết phân phối cho những người trẻ ở « tiền tuyến ».

Hạ nguồn Mêkông trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh



(VnExpress 04/07/2019) Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mêkông. Nhưng thượng nguồn bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận.

"Chúng không chết nhưng cũng không lớn nổi", Hủ nói, ném lại những con tôm bé hơn ngón tay út xuống hồ. Đó là lần thả lưới thứ ba trong ngày, mới có vài con tôm vướng lưới.

Như nhiều nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Văn Hủ đã từng chuyển đổi từ hai vụ lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, rồi cuối cùng chuyển hẳn sang quảng canh tôm. Đất nhiễm mặn, cây lúa cho năng suất thấp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm mà cây lúa lại tiêu tốn nhiều nước.

Hủ vay ngân hàng, đổ tiền vào thiết bị, con giống; mua chịu thức ăn công nghiệp. Nhưng anh chỉ có lãi hai năm đầu. Những mùa tiếp theo, sau vài tháng xuống giống, tôm chết nổi kín mặt hồ, con còn sống thì quá bé, không bán được.

Càng nuôi càng lỗ, hai vợ chồng Hủ bỏ ruộng lên Bình Dương tìm việc. Họ bỏ lại sau lưng khoản nợ hai trăm triệu và đứa con 2 tuổi.

Mạnh Kim - Hãy khóc cho tiếng Việt !



Thay vì làm to chuyện với một slogan quảng cáo thì “cơ quan chức năng văn hóa” nên tìm giải pháp khẩn cấp để chấn chỉnh tình trạng hỗn loạn tiếng Việt. Cái gọi là “rất phản cảm, thiếu văn hóa và thiếu thẩm mỹ” đang hiện diện tràn lan trong việc sử dụng tiếng Việt, và không chỉ với một từ mà với vô số từ và vô số câu. 

Nếu nói tiếng Việt là một trong những tấm “căn cước” định tính cho văn hóa dân tộc thì cách sử dụng tiếng Việt thời đại này đã cho thấy tấm căn cước tiếng Việt đang bị phá phách ẩu tả đến mức đáng hổ thẹn. Từ việc ghép từ vô tội vạ đến tình trạng đặt ra những “khái niệm” ngữ nghĩa méo mó (chẳng hạn “trạm thu giá”), tiếng Việt đang bị sử dụng với một thái độ vừa cưỡng bức vừa khinh rẻ. Nếu cần tìm một bằng chứng cho thấy văn hóa xuống cấp và chọn ra nạn nhân tiêu biểu thì tiếng Việt là nạn nhân không thể không nhắc.

Không chỉ “cưỡng hôn” – được hiểu lệch lạc là “cưỡng bức để được hôn”, còn có vô số kiểu nói kỳ quái khác. Trong thực tế, có bao giờ chúng ta nói “Nè, khi đang tham gia giao thông thì tạt qua tiệm bánh mì mua giùm cho tôi một ổ”! Có bao giờ người ta nói, “đang tham gia giao thông thì tôi gặp cậu ấy…”! Ai đặt ra cái cụm từ dị hợm này? 

vendredi 5 juillet 2019

Hồng Kông: Giờ đây không bên nào còn có thể quay lui

Cảnh sát để yên cho người biểu tình trong nhiều tiếng đồng hồ dùng các dụng cụ thô sơ để cố đập vỡ kính tòa nhà Nghị Viện Hồng Kông, ngày 01/07/2019. Liệu đây có phải là một cái bẫy?

Libération hôm nay 05/07/2019dành hai trang lớn cho bài phóng sự mang tựa đề « Hồng Kông : Bắc Kinh nhe nanh múa vuốt, người biểu tình siết chặt hàng ngũ ».

Ba ngày sau cuộc biểu tình tập hợp 550.000 người và cuộc xâm nhập vào LegCo tức Nghị viện của hàng trăm thanh niên, Hồng Kông vẫn còn bị sốc. Tối thứ Tư, bắt đầu có một số vụ bắt giữ. Tờ báo đặt ra một loạt câu hỏi và trả lời.

Liệu việc chiếm lĩnh Nghị viện có phải là một vụ dàn dựng để làm phong trào đấu tranh mất uy tín hay không ? Đó là giả thiết được nhiều nhà đấu tranh dân chủ nêu ra.

Hôm thứ Hai đầu tuần, khi tầng lớp ăn trên ngồi trước thân Trung Quốc mở sâm banh ăn mừng 22 năm ngày Hồng Kông được Anh trao trả, lực lượng an ninh trong suốt bảy tiếng đồng hồ chỉ đứng nhìn những người trẻ đang tìm cách đập vỡ cửa sổ, cửa lớn của tòa nhà ; và để yên cho 30.000 người tập hợp bên ngoài Nghị viện. Trong khi 3.000 cảnh sát cơ động trang bị đầy đủ đứng canh cách đó không xa, hàng trăm người biểu tình vẫn có thể tung hoành bên trong LegCo nhiều giờ, và chỉ bị giải tán dễ dàng bằng hơi cay sau đó. 

Một video do cảnh sát đăng lên vào 21 giờ 30 tối thứ Hai, cho thấy một sĩ quan cảnh sát lên án vụ xâm nhập. Nhưng chiếc đồng hồ đeo tay của người này lại chỉ 17 giờ, làm tăng mối nghi ngờ việc tuyên bố này đã được ghi hình từ chiều, tức bốn tiếng đồng hồ trước khi người biểu tình vào được Nghị viện. Nhà đấu tranh Martin Lee còn nghi rằng những người đập phá đầu tiên là theo đơn đặt hàng. 

Hoàng Hải Vân - Sở Khanh trong kinh tế thị trường


Hàng may mặc Việt Nam bán tại Big C (siêu thị Cora của Pháp được người Thái Lan mua lại).

Báo chí nói đại gia Thái Lan thông báo tạm ngưng nhập sản phẩm dệt may Việt Nam vào siêu thị Big C đang khiến cho các nhà cung cấp “choáng váng”. 

Doanh nghiệp điêu đứng, một loạt công nhân có khả năng mất việc làm, đó là lời tố khổ từ phía các nhà cung cấp. Big C chính thức lên tiếng trấn an, rằng tạm ngừng thôi để “tái cấu trúc”, chớ không có ngừng vĩnh viễn. 

Hai bên, một bên lên án, một bên giải thích, chưa có bên nào trưng hợp đồng để chỉ ra hợp đồng có bị vi phạm hay không. Giờ kinh tế thị trường rồi, việc giải quyết nên căn cứ vào hợp đồng. Vì ta không biết các điều khoản trong bản hợp đồng đó được ghi như thế nào, nên chỉ đưa ra vài giả định : 

jeudi 4 juillet 2019

Lưu Trọng Văn - Cuộc chiến tranh cướp... nước, cướp đất... phù sa



VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam.

Cuộc chiến tranh hơn 20 năm nay và đang từng ngày tiếp diễn không tiếng súng, không chết chóc ngay lập tức nhưng là một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt gây cho Việt Nam những tổn thất khủng khiếp như một cuộc diệt chủng.

Trung Quốc với sự tham lam độc ác của mình đã độc chiếm nguồn nước sông Mêkông bắt nguồn từ Tây Tạng đổ về Việt Nam. Mêkông - người Khmer gọi là sông Mẹ, người Việt gọi là Nguồn sống. Mêkông vào Việt Nam tạo nên sông Tiền, sông Hậu cùng chín nhánh - Cửu Long – chín con rồng đổ ra Biển Đông làm nên vùng đất trù phú Nam bộ nuôi sống 20 triệu dân Nam bộ.

Vụ án gà trống Maurice, tiếng ồn hay biểu tượng miền quê ?

Những người ủng hộ gà Maurice trước tòa án Rochefort, miền tây nước Pháp ngày 04/07/2019.

Chú gà trống Pháp tên Maurice, bị một cặp vợ chồng về hưu thỉnh thoảng đến nghỉ hè trên đảo Oléron cáo buộc là gáy quá sớm, hôm nay 04/07/2019 phải ra tòa án Rochefort (Pháp). Được coi là biểu tượng của đồng quê, gà Maurice đã trở thành ngôi sao, lên cả báo Mỹ New York Times.

Bị đơn gà Maurice không hiện diện trước tòa vì không được khỏe, hai vợ chồng nguyên đơn cũng vắng mặt. Nhưng « Pompadour », một chú gà nhỏ và « Jean-René », gà thuộc giống Brahma khổng lồ đã đến để ủng hộ chủ của con gà bị cáo, bà Corinne Fesseau.

Gà Maurice sống tại Saint-Pierre d’Oléron, nơi những tiếng gáy « ò ó o » của nó mỗi sáng sớm gây bực dọc cho chủ một căn hộ gần đó. 

Tin vắn 04.07.2019



Cựu đệ nhất phu nhân Imelda Marcos trong buổi tiệc linh đình mừng sinh nhật 90 tuổi ở Manila ngày 03/07/2019.

(Reuters)Bà Imelda Marcos mừng sinh nhật 90 tuổi, 261 khách mời nhập viện

Có đến 261 người trong số 2.500 khách mời dự tiệc sinh nhật 90 tuổi của bà Imelda Marcos, vợ góa nhà độc tài Philippines Ferdinand Marcos hôm qua 03/07/2019 đã phải vào bệnh viện vì ngộ độc thực phẩm. Cựu đệ nhất phu nhân nổi tiếng là xa xỉ không bị ảnh hưởng gì.

Hàn Quốc có thể trả đũa việc Nhật hạn chế xuất nguyên liệu

Thương hiệu của Samsung Electronics tại trụ sở của tập đoàn tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/03/2018.

Seoul hôm nay 04/07/2019 cảnh báo có thể trả đũa, nếu Tokyo nhất quyết hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu cần thiết cho các công ty công nghệ cao Hàn Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Hong Nam Ki hôm nay tuyên bố « không loại trừ việc áp đặt các biện pháp tương ứng chống lại Nhật », vì Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Ông cũng cho rằng xung đột thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.

Tập đoàn Samsung Electronics Co và SK Hynix Inc, đứng đầu thế giới về chip điện tử và là các nhà cung ứng cho Apple cũng như Hoa Vi, có thể bị thiếu nguyên liệu nếu các hóa chất cần thiết cho việc sản xuất chip và màn hình điện thoại thông minh bị giới hạn bởi các thủ tục phức tạp của Nhật.

Mỹ ngăn Hội đồng Bảo an lên án vụ không kích trại tị nạn Libya

Trại tạm cư cho người tị nạn Tajoura, Libya, bị tàn phá sau trận oanh kích ngày 02/07/2019.

Hoa Kỳ hôm 03/07/2019 đã ngăn trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lên án vụ không kích vào một trại tạm cư ở Libya, làm ít nhất 44 người nhập cư bị thiệt mạng và trên 100 người khác bị thương.

Trong cuộc họp khẩn theo yêu cầu của Pêru, chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an, tất cả các thành viên đều lên án vụ tấn công, và Anh đã soạn dự thảo nghị quyết kêu gọi ngưng bắn, quay lại với tiến trình chính trị. Tuy nhiên Washington không bật đèn xanh cho nghị quyết, mà không đưa ra lý do.

Đây không phải là lần đầu tiên : giữa tháng 04/2019, sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và thống chế Khalifar Haftar, một dự thảo nghị quyết của Anh đề nghị ngưng bắn cho đến nay vẫn còn trên bàn Hội đồng Bảo an.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức von der Leyen « ra mắt » Ủy ban Châu Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen (T) và chủ tịch UBCA mãn nhiệm Jean-Claude Juncker, tại trụ sở của Ủy ban ở Bruxelles (Bỉ) ngày 04/07/2019.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, bà Ursula von der Leyen, người được các nhà lãnh đạo 28 nước Liên hiệp Châu Âu đề cử làm tân chủ tịch Ủy ban Châu Âu, hôm nay 04/07/2019 gặp chủ tịch mãn nhiệm Jean-Claude Juncker tại Bruxelles.

Ông Juncker, sẽ rời chức vụ vào ngày 31/10, hoan nghênh việc chọn lựa « một người châu Âu thực sự, vì lợi ích của châu Âu ». Còn chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh, « lần đầu tiên có được sự cân bằng nam-nữ », và hy vọng Nghị viện Châu Âu sẽ đi theo hướng này.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Châu Âu ngày 16/07 tới, bà Ursula von der Leyen phải có được ít nhất 376 phiếu thuận để chính thức trở thành chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Như vậy, bà phải có được sự ủng hộ của ba nhóm lớn là PPE (cánh hữu, 182 đại biểu), xã hội (154 đại biểu) và cánh trung (108 đại biểu) – một kết quả cho đến nay vẫn chưa thể bảo đảm. 

Trung Quốc mua cảng Pirée, dân Hy Lạp thất nghiệp

Cảng Pirée của Hy Lạp, hiện do Trung Quốc quản lý đến năm 2052, nơi những chuyến tàu container tấp nập đưa hàng đến các nước châu Âu.

Từ sau khi mua được hải cảng đầu tiên tại châu Âu là Pirée của Hy Lạp, tập đoàn Cosco (China Ocean Shipping Company) của Trung Quốc đã ăn nên làm ra, biến nơi đây thành cửa ngõ để đi vào châu lục. Tuy nhiên, có một điều nghịch lý là tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực cảng lại lên đến 80% !

Le Monde mô tả, ở phía tây cảng Pirée, những cần cẩu màu xanh lục và màu cam là chỉ dấu của cảng Drapetsona và Keratsini, những thành phố công nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở các ngõ vào bến cảng, nơi những chiếc tàu chở container chen chúc, ra vào liên tục, nhân viên được đón tiếp bằng những lá cờ đỏ của Trung Quốc.

Đầu cầu châu Âu của « Một vành đai, một con đường »

Ông Du Tăng Cảng (Yu Zenggang), người đứng đầu cơ quan quản lý cảng Pirée khoe : « Năm 2018 là một năm hoàn toàn thành công và thắng lợi. Những thành tựu kinh tế của cảng phù hợp với nền kinh tế Hy Lạp, và các khoản đầu tư trong tương lai của chúng tôi sẽ tạo ra thêm tăng trưởng và nhiều công ăn việc làm mới ».

Ngô Nhân Dụng - Trump làm Abe lên ruột!



Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe (phải) đón Tổng Thống Donald Trump tại Hội Nghị G-20 ở Osaka hôm 28 Tháng Sáu, 2019. Ông Abe từng lo sợ ông Trump rút nước Mỹ ra khỏi bản hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật năm 1951. (Hình: Kim Kyung-Hoon - Pool/Getty Images)
(Người Việt 03/07/2019) Trước và trong thời gian Hội Nghị G-20 ở Osaka, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe phấp phỏng không biết Tổng Thống Donald Trump sẽ làm gì sau những lời tuyên bố chỉ trích bản Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật, ký năm 1951.

Ông Trump đứa ra các ý kiến trên Twitter, như thường lệ vào ngày 26 Tháng Sáu trước khi lên đường đi Osaka. Lời lẽ rất nặng nề: “…Nếu Nhật Bản bị tấn công, chúng ta (Mỹ) sẽ phải đánh trận Thế Chiến Thứ Ba. Chúng ta sẽ tới, sẽ bảo vệ họ… đánh nhau với bất cứ giá nào. Đúng không? Nhưng nếu chúng ta bị tấn công, Nhật Bản không phải giúp chút nào cà. Họ có thể ngồi coi cuộc tấn công trên ti vi Sony. Đó, khác nhau như thế đó – OK?”

Chính phủ và dân chúng Nhật chắc phải “lên ruột” không biết ông tổng thống Mỹ sắp làm gì. Ông đã từng rút nước Mỹ ra khỏi hiệp ước NAFTA (để ký một hiệp ước mới, vẫn chờ được Quốc Hội Mỹ thông qua). Rút ra khỏi TPP với các nước Châu Á, Thái Bình Dương. Gần đây nhất, ông rút ra khỏi hiệp ước về nguyên tử với Iran.