(AFP) – Drone lại làm rối loạn hàng không
Singapore
Vận chuyển hàng không tại sân bay
Singapore tối qua 24/06/2019 đã bị rối loạn vì các vật thể bay không người lái
(drone). Khoảng 18 chuyến bay đã bị trễ, và 7 chuyến bị chuyển sang sân bay
khác. Đây là lần thứ hai : mới tuần trước phi trường Changi cũng đã phải
đóng một phi đạo vì phát hiện drone.
Các vật thể không người lái này là nỗi lo
của hàng không thế giới, chẳng hạn tháng 12/2018, sân bay Gatwick của Anh bị tê
liệt 36 tiếng đồng hồ, gây trở ngại cho hàng chục ngàn hành khách trong dịp lễ
Nöel.
Đông đảo người biểu tình bao vây trụ sở cảnh sát Hồng Kông ngày 21/06/2019.
Hồng Kông, tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Iran,
thắng lợi của phe đối lập trong cuộc đua giành chức thị trưởng Istanbul ở
Thổ Nhĩ Kỳ, đợt nóng gay gắt tại Pháp trong tuần này là những chủ đề
được báo chí Paris chú ý nhất hôm 24/06/2019. Tác giả Nicolas Baverez
trên trang Ý kiến của Le Figaro viết về « Thách thức từ Hồng Kông đối với Trung Quốc ».
Dưới
áp lực của Tập Cận Bình, chính quyền Hồng Kông dưới sự lãnh đạo của
khuôn mặt đầy tham vọng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã chuẩn bị dự
luật cho dẫn độ sang Trung Quốc, vi phạm thỏa thuận ngày 19/12/1984 khi
Luân Đôn trao trả cho Bắc Kinh. Sự siết chặt này diễn ra sau một loạt
biện pháp nhằm khống chế Hồng Kông từ năm 2012 đến nay. Có thể kể :
truyền thông bị buộc vào khuôn khổ, hạn chế tự do ngôn luận, cấm một
đảng đòi độc lập, bỏ tù các thủ lãnh « Cách mạng Dù » năm 2014, bắt cóc năm chủ nhà xuất bản năm 2015, doanh nhân Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) mất tích bí ẩn năm 2017.
Dự
luật này là giọt nước làm tràn ly, gây ra các cuộc biểu tình khổng lồ,
mà ấn tượng nhất là hôm 16/6 với 2 trên 7,4 triệu dân xuống đường. Từ
khi trao trả, chưa bao giờ Hồng Kông có một cuộc khủng hoảng với tầm cỡ
như thế. Và nhất là chưa bao giờ Bắc Kinh lại phải nhượng bộ như vậy,
trong khi đảng Cộng Sản vẫn nhất định độc quyền lãnh đạo, lo sợ mọi dạng
thức đòi tự do sẽ lây lan sang Hoa lục.
Tác giả cho rằng không
nên coi nhẹ việc Tập Cận Bình tỏ ra thận trọng, không muốn sử dụng bạo
lực. Sự lùi bước của Bắc Kinh là một biểu tượng mạnh mẽ, có thể làm
phương hại đến hình ảnh hoàng đế đỏ đầy quyền lực của chủ tịch Trung
Quốc.
Một bài viết thẳng thắn một cách đáng ngạc
nhiên trên báo nhà nước Việt Nam!
(VHNA 17/06/2019)LTS: Hiện nay, dư luận đang rất quan tâm
về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng đường cao tốc Bắc Nam và tỏ ra rất băn
khoăn, lo lắng về sự an nguy của đất nước nếu nhà thầu Trung Quốc trúng thầu thực
thi con đường này. Văn hóa Nghệ An xin giới thiệu cùng bạn đọc chia sẻ của Tiến
sĩ Trịnh Định, Đại học Quốc gia Hà Nội với nhà báo Phan Văn Thắng về vấn đề
này.
Phan Văn Thắng: Gần đây Việt Nam có chủ trương xây dựng
đường cao tốc Bắc Nam, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đường cao
tốc này đối với sự phát triển của đất nước?
Trịnh Định: Ở bất cứ quốc gia nào, hệ thống đường
giao thông là tiền đề để công nghiệp hóa, đô thị hóa. Một quốc gia muốn phát
triển, việc trước tiên là phải chú trọng phát triển giao thông. Về cơ bản, cho
đến nay, hệ thống giao thông chúng ta đang thua rất xa so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, xét về
chủ trương và ý tưởng là đúng đắn, tuy hơi muộn.
Các nhân viên cứu hộ tiếp tục đào bới tìm người sống sót tại tòa nhà bị sụp đổ ở Sihanoukville, Cam Bốt hôm 22/06/2019.
Tại Cam Bốt, một tòa nhà 7 tầng đang xây tại Sihanoukville đã
bị sụp đổ hôm 22/06/2019 đã làm ít nhất 18 người chết và 24 người bị
thương, theo tổng kết hôm nay. Chủ đầu tư là người Trung Quốc, công
trình này không có giấy phép xây dựng.
Trên 1.000 người trong đó có các
quân nhân, cảnh sát, nhân viên y tế tiếp tục đào bới để cố gắng tìm
những người sống sót. Từ Phnom Penh, thông tín viên Juliette Buchez gởi
về bài tường trình :
« Cho đến đầu giờ chiều hôm qua, con số
được loan báo là ít nhất 3 người chết và khoảng 20 người bị thương.
Nhưng số thương vong sẽ còn nặng nề hơn vì nhiều công nhân đang còn bị
chôn vùi dưới đống đổ nát. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân
vì sao tòa nhà bị sụp đổ, nhưng bốn người Trung Quốc trong đó có một
giám sát công trường đã bị công an thẩm vấn.
Hình ảnh chiếc máy bay không người lái bị bắn rơi trên truyền hình Iran, 21/06/2019.
(Người Việt
21/06/2019)Không
ai đoán được ông Donald Trump sắp làm gì. Ông Trump biết như vậy, và cố ý làm
cho người ta thấy như vậy. Đó là chiến thuật “Lấy hư làm thực, lấy thực làm hư,” theo sách Tôn Tử.
Khi nghe tin chiếc máy bay không người
lái của Mỹ bị bắn rớt trong Vịnh Hormuz, ông Trump nói ngay rằng Iran đã phạm
một “Lầm lẫn lớn!” Đây là một lời đe
dọa rất nặng, khi một vị tổng thống Mỹ nói ra. Sau đó, ông lại nói, chắc đây là
một vụ bắn lầm, ngụ ý chắc giới lãnh đạo Iran không ra lệnh nhưng thuộc cấp tự
ý bắn.
Ngày hôm sau, ông Trump cho biết ông đã
ra lệnh tấn công ba địa điểm ở Iran để trả đũa, nhưng sau mười phút đã quyết
định thôi. Nhiều người nghĩ các hỏa tiễn sắp phát pháo hay máy bay đang trên
đường tới đánh các đài radar và căn cứ phòng không ở Iran để trả đũa, nhưng sau
mười phút đã được lệnh ngưng, hoặc quay trở về. Nhưng sau đó ông Trump nói rõ
hơn: Ông chưa ra lệnh chuẩn bị đánh.
Ông Trump đã thành công: Không ai biết
ông sẽ làm gì, sau khi gửi hai mẫu hạm và thêm 2,500 quân tới vùng Vịnh Oman và
Biển Ba Tư, tất cả đều nhắm vào Iran.
Tay bắt mặt mừng, nhưng tình hữu nghị Trung-Triều có thực sự "thắm thiết"?
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bày tỏ «tình yêu
mến» Kim Jong Un, nhưng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm mọi
cách để xuất hiện như một đối tác không thể thiếu của cặp Trump-Kim,
trong chuyến thăm Bình Nhưỡng vừa rồi
Chuyến
công du Bắc Triều Tiên đầu tiên của một chủ tịch Trung Quốc kể từ 14
năm qua đã giúp hai nước phô bày sự hòa hảo vừa tìm lại được, sau thời
gian căng thẳng do quốc tế trừng phạt chương trình nguyên tử của Bình
Nhưỡng – mà Bắc Kinh cũng tham gia.
Cuộc viếng thăm hai ngày kết
thúc hôm thứ Sáu 21/06/2019 cũng phục vụ cho quyền lợi của nhà lãnh đạo
Trung Quốc, trước cuộc gặp tổng thống Mỹ tuần tới tại Nhật Bản mà cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ là đề tài chủ đạo.
Người biểu tình phong tỏa một con đường tại Hồng Kông ngày 21/06/2019.
Hàng ngàn người biểu tình mặc trang phục màu đen
hôm nay 21/06/2019 tập trung trước trụ sở cảnh sát Hồng Kông để đòi trả
tự do cho những người đấu tranh bị bắt trong những ngày gần đây, và yêu
cầu trưởng đặc khu phải từ chức.
Ngay
từ sáng sớm hôm nay, nhiều người đã xuống đường tại khu vực trung tâm
thành phố, hầu hết mặc đồ màu đen, màu áo được chọn lựa trong cuộc biểu
tình vĩ đại quy tụ hai triệu người vào Chủ nhật tuần trước. Họ mang khẩu
trang, hô những khẩu hiệu phản đối chính quyền và phong tỏa Harcourt
Road, con đường dẫn vào Nghị Viện, trong một thời gian ngắn.
Sau
đó đoàn người chuyển hướng về trụ sở cảnh sát Hồng Kông, đòi thả những
người biểu tình bị bắt, mở điều tra về bạo lực cảnh sát. Họ hô vang « Xấu hổ cho cảnh sát côn đồ ! ». Bên cạnh đó, người biểu tình còn đòi hủy bỏ dự luật dẫn độ và trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức.
Đài truyền hình Mỹ CNN hôm nay 21/06/2019 dựa trên
các hình ảnh vệ tinh cho biết Trung Quốc đã đưa ít nhất bốn chiến đấu
cơ J-10 đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt
Nam. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017 có bằng chứng loại máy bay tiêm
kích này được triển khai tại Biển Đông.
Các
chuyên gia khi quan sát những ảnh chụp này đã nhận định, các phi cơ
J-10 đậu công khai ngoài trời cùng với các thiết bị, không có các thùng
dầu phụ, cho thấy chúng đã được tiếp nhiên liệu ngay trên đảo và đã hiện
diện ít nhất 10 ngày. Họ đặt câu hỏi vì sao Bắc Kinh lại muốn phô
trương như vậy.
Ông Carl Schuster, cựu quan chức trung tâm tình báo phối hợp của bộ chỉ huy Thái Bình Dương, cho rằng Trung Quốc muốn «
khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ của họ, và họ có thể đưa chiến đấu cơ
đến bất kỳ nơi nào họ muốn. Đồng thời họ chứng tỏ là Bắc Kinh có thể mở
rộng năng lực không quân trên Biển Đông theo ý mình ».
Cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario bị trục xuât khỏi Hồng Kông mà không cho biết lý do. Ảnh ABS-CBN News
Cựu ngoại trưởng Philippines, ông Albert del
Rosario, người giữ vai trò quan trọng trong vụ kiện Trung Quốc về Biển
Đông và tố cáo Tập Cận Bình phạm tội ác chống nhân loại, hôm nay,
21/06/2019, đã bị ngăn nhập cảnh Hồng Kông, bị giữ lại để thẩm vấn tại
sân bay nhiều tiếng đồng hồ.
Các
hãng thông tấn AFP, Reuters và AP đồng loạt đưa tin ông Rosario đến
Hồng Kông sáng nay với hộ chiếu ngoại giao, nhưng đã bị giữ lại suốt sáu
tiếng đồng hồ. Sau đó ông bị trục xuất về Manila trên một chuyến bay
của Cathay Pacific mà không được cho biết lý do.
Ông Abert del
Rosario, ngoại trưởng Philippines dưới thời tổng thống Aquino từ năm
2011 đến 2016, tố cáo việc sách nhiễu này đã vi phạm Công ước Vienna về
ngoại giao năm 1961.
Cảng Sihanoukville, Cam Bốt. Ảnh chụp ngày 28/09/2017.
Đặc khu kinh tế Sihanoukville do Trung Quốc sở hữu
tại Cam Bốt hôm nay 21/06/2019 bác bỏ thông tin là các công ty ở đây đã
bị phạt vì đã thay đổi xuất xứ hàng Trung Quốc để né thuế hải quan của
Mỹ.
Hôm thứ Tư 19/6, phát ngôn
viên đại sứ quán Mỹ Arend Zwartjes trong một email đã xác nhận với hãng
tin Reuters là bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã thanh tra và phạt một số
công ty bên trong đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ) vì những công ty
này đã thay đổi xuất xứ hàng Trung Quốc thành hàng sản xuất tại Cam Bốt,
nhằm tránh thuế hải quan mà chính quyền Donald Trump áp đặt lên Bắc
Kinh. Phát ngôn viên này không cho biết thêm chi tiết.
Đặc khu
kinh tế Sihanoukville trong một thông cáo đăng trên trang web tối qua đã
bác bỏ cáo buộc trên đây, nói rằng họ đã kiểm tra nội bộ, nhưng không
thấy đơn vị nào trong số 29 công ty tại đây có sản phẩm xuất khẩu sang
Hoa Kỳ bị hải quan Mỹ thanh tra và phạt.
Một cuộc họp của đại biểu Quốc hội Cuba ngày 02/06/2018.
Kể từ tháng 10 tới, Cuba sẽ có chủ tịch và thủ
tướng mới – chức vụ đã bị bãi bỏ từ năm 1976, và số đại biểu trong Quốc hội sẽ giảm đi 1/5, theo dự luật bầu cử được công bố hôm 20/06/2019.
Dự
luật sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào tháng Bảy quy định Quốc hội sẽ bầu ra
chủ tịch nước có nhiệm kỳ 5 năm, và chỉ có thể tái cử một lần. Một chức
vụ mới là thủ tướng sẽ do chủ tịch nước đề nghị và được Quốc hội thông
qua.
Số lượng 605 đại biểu tại Quốc hội hiện nay sẽ giảm xuống
còn 474, còn Hội đồng Nhà nước, hiện do ông Miguel Diaz-Canel, lãnh đạo
từ 31 thành viên chỉ còn 21 thành viên. Chức chủ tịch Quốc hội cũng sẽ
được hợp nhất với chức vụ chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Các thủy thủ Mỹ trên hàng không mẫu hạm lớp Nimitz USS Abraham Lincoln tại vùng Biển Ả Rập ngày 16/06/2019.
Căng thẳng Mỹ-Iran lên tột đỉnh sau vụ một chiếc
drone của Mỹ bị bắn hạ trong vịnh Ba Tư. Chiều hôm qua 20/06/2019, Iran
công bố một số hình ảnh và cáo buộc Mỹ « gây hấn » tại Liên Hiệp Quốc.
Phản ứng đầu tiên của Donald Trump là dọa trả đũa hành động mà ông gọi
là « sai lầm nghiêm trọng » của Iran. Trong đêm qua, Teheran nhận được
thông điệp của tổng thống Mỹ gồm hai điểm : Hoa Kỳ chuẩn bị oanh kích
nhưng vẫn giữ thiện chí thương lượng.
Tình hình trong 24 giờ qua đang đi theo hướng làm tăng thêm nguy cơ chiến tranh trong vùng Vịnh. Tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ lo ngại chủ nhân Nhà Trắng sẽ bị phe diều hâu thuyết phục chọn giải pháp vũ lực. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :
«
Tôi không nghĩ rằng đây là cố ý, mà ai đó vừa hèn vừa ngu đã làm việc
này ». Tổng thống Mỹ dường như muốn làm giảm nhẹ trách nhiệm cho chế độ
Iran sau vụ bắn hạ chiếc máy bay không người lái.
Ông Quách Thai Minh (Terry Gou), chủ tập đoàn Foxconn.
(AP) – Chủ tịch Foxconn rút khỏi ban lãnh đạo để
tranh cử tổng thống Đài Loan
Ông Quách Thai Minh (Terry Gou), 68 tuổi,
chủ nhân tập đoàn Foxconn chuyên gia công iPhone cho Apple, hôm nay 21/06/2019
loan báo nhường vai trò lãnh đạo cho một ủy ban để tập trung cho cuộc tranh cử
tổng thống Đài Loan.
Nhà tỉ phú giàu nhất Đài Loan đã điều
hành Foxconn từ 40 năm qua có đối thủ trong cuộc tranh cử sơ bộ tại Quốc Dân Đảng
là Hàn Quốc Du (Han Kuo Yu), một thị trưởng rất được lòng dân. Cả hai đều bị chỉ
trích là quá thân cận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Hai triệu người Hồng Kông biểu tình không phải vì bị Trung Quốc đem quân chiếm đóng, mà vì an toàn pháp lý.
(Người Việt 18/06/2019)Tại sao dân Hồng Kông đi biểu tình hàng
triệu người, rồi tới hai triệu người, bày tỏ thái độ chống Cộng Sản Trung Quốc?
Bắc Kinh không đòi thay đổi chế độ, bắt
lãnh thổ này nhập ngay vào Trung Quốc. Không công ty thương mại nào bị đe dọa
quốc hữu hóa hay đóng cửa. Không ai bị bắt giam rồi “tự tử” trong đồn công an.
Trung Cộng cũng không tính đem quân tới chiếm đóng – họ đã lập đồn quân duy nhất
tại chỗ để xác định chủ quyền.
Nguyên nhân chính yếu huy động các thanh
niên, các thương gia, cho tới các bà nội trợ xuống đường chống dự luật cho phép
dẫn độ người Hồng Kông qua lục địa là một khái niệm trừu tượng: Pháp Luật Công
Minh. Người ta sợ có ngày họ sẽ bị đưa vào xét xử trong một tòa án của chế độ Cộng
Sản mà họ biết là không độc lập. Họ lo sẽ bị mất một thứ gọi là An Toàn Pháp
Lý; tức là cứ làm đúng pháp luật thì sẽ được yên ổn làm ăn sinh sống. An Toàn
Pháp Lý là một nền tảng xây dựng lên nền kinh tế thịnh vượng của xứ này.
Chỉ trích cá nhân là điều nên tránh. Nhưng khi đã động
chạm đến lợi ích quốc gia thì không thể nể nang.
Vietnam Finances ngày 18/6/2019 có đăng ý kiến của ông Huỳnh
Thế Du “Để nhà thầu Trung Quốc xây cao
tốc Bắc - Nam, mời tư vấn Nhật Bản giám sát”:
“Việt Nam có thể áp dụng giải pháp: để các nhà thầu Trung Quốc
xây dựng và mời tư vấn Nhật Bản giám sát. Khả năng hai anh này bắt tay với nhau
là rất thấp vì đang là đối thủ cạnh tranh một mất một còn.”
Một trong những bức ảnh đẹp
nhất cuộc biểu tình Hong Kong (Ảnh của Vincent Yu/AP)
Cuộc biểu tình
cực đẹp của giới trẻ Hong Kong đã tức thì đưa Hong Kong lên tuyến đầu dân chủ
và nhân quyền châu Á. Hình ảnh cuộc biểu tình không chỉ mang lại sự ngưỡng mộ
mà còn trở thành niềm cảm hứng cho bất kỳ phong trào dân chủ nào.
Nó cũng được nhắc
đến để so sánh với Việt Nam. Đây là một so sánh bề nổi rất máy móc, khi các yếu
tố nền tảng quan trọng tạo ra môi trường mang đến xúc tác dẫn đến sự hình thành
và bùng nổ biểu tình đã không được nhắc đến, từ giáo dục, hệ thống chính trị,
hệ thống luật pháp đến thậm chí cách thức sinh hoạt trong cộng đồng xã hội.
Giới trẻ Việt Nam
đã bị miệt thị là hèn, ham ăn ham chơi, ngu dốt, không hiểu biết lẫn không quan
tâm chính trị. Giới trẻ Việt Nam chỉ biết “vỡ òa” trước chiến thắng bóng đá và
khóc rũ rượi khi đón “sao Hàn”. Tuy nhiên, điều gì khiến giới trẻ trở nên như
vậy?
Hoàng Chi Phong nói chuyện với đám đông bên ngoài Nghị viện ngày 17/06/2019, yêu cầu lãnh đạo Hồng Kông từ chức và hủy bỏ dự luật dẫn độ sang Trung Quốc .
Hai mươi tuổi,
sinh viên, bị chính quyền tay sai của Trung Cộng ở Hongkong bỏ tù 3 lần. Hôm
qua, mới được phóng thích, em đã xuống đường.
Ở một nơi mà người
dân cùng nhau biểu tình ôn hòa đòi thứ mà họ cần được hưởng. Ở nơi mà 2 triệu
người dân dù xuống đường, vẫn nhường lối cho xe cứu thương đi và sắp hàng để
lấy nước rửa mặt khi xuống đường, thì một thanh niên, vốn là một đứa trẻ, được
giáo dục lòng yêu nước, yêu tự do, trân trọng dân chủ một cách văn minh nhất, như Hoàng Chi Phong, cũng là điều rất dễ
hiểu.
Đám đông của
Hongkong những ngày qua không đập phá, không bạo lực vì họ hiểu, tài sản đó là
do chính công sức của họ làm ra, hoặc là di sản của đời cha ông họ để lại. Họ
biết họ cần phá cái gì, và cần bảo vệ cái gì.
Thủ lãnh sinh viên Hoàng Chi Phong lúc vừa ra khỏi nhà tù Hồng Kông ngày 17/06/2019.
Ngày 17/6/2019, thủ lĩnh phong
trào Dù Vàng Hoàng Chi Phong (黃之鋒) được trả tự do.
Hình ảnh cậu thanh niên gầy gò nhưng cương nghị, ôm
trong tay chồng sách từ nhà tù đi ra đối với tôi là một trong những hình ảnh
gây ấn tượng sâu sắc nhất.
Cậu không đi về nhà ngủ một
giấc cho sướng hoặc ra quán café để đấu láo với lũ bạn mà lập tức tham gia ngay
vào cuộc biểu tình đang diễn ra trên đất Hong Kong. Xem đoạn video
clip Chi Phong trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh một cách dứt khoát, tự tin và
trôi chảy, tôi không thể không chạnh lòng khi nghĩ đến rất nhiều bạn sinh viên
tôi dạy, bỏ biết bao nhiêu tiền ra để học mà một câu tiếng Anh nói mãi cũng
không trôi, viết một câu bằng tiếng Anh nếu không sai lỗi này thì cũng sai lỗi
khác.
Nhìn biển người Hong Kong
xuống đường biểu tình đòi nhân quyền và biển người Việt Nam xuống đường đi bão
vì một trận bóng đá giải khu vực, chúng ta phải hiểu rằng Việt Nam đã thua Hong
Kong cả trăm năm về mặt nhận thức.
Người biểu tình Hồng Kông chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đối mặt với cảnh sát, 16/06/2019.
Sau cuộc biểu tình vĩ đại ở Hồng Kông hôm Chủ nhật 16/06/2019, độc giả báo Le Monde
đã đặt nhiều câu hỏi cho thông tín viên của tờ báo tại Hồng Kông,
Florence de Changy. Sau đây là một số nội dung trao đổi trên trang web
của tờ báo Pháp.
Tôi nghe nói rằng hệ thống bầu cử Hồng Kông dành ưu tiên cho các đảng thân Bắc Kinh. Quý báo có thể giải thích ?
Đây
chỉ là tóm lược nhiều tình hình khác nhau tùy theo loại bầu cử. Bắt đầu
bằng cấp cao nhất : bầu trưởng đặc khu Hồng Kông. Chỉ có 1.200 « cử tri
» có quyền bỏ phiếu, và cử tri đoàn này gồm nhiều nhân tố trong đời
sống kinh tế, xã hội và chính trị ; hầu hết thân Hoa lục. Thế nên hầu
như bảo đảm rằng đa số các « đại cử tri » này đều bầu cho ứng cử viên
được Bắc Kinh ưa thích.
Trong số 1.200 phiếu đó, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga
(Carrie Lam) đã được 777 phiếu, và người tiền nhiệm của bà là Lương
Chấn Anh (C.Y. Leung) mang biệt danh 689, vì ông được đúng số phiếu đó
để giành đa số. Trước thời kỳ này, các ứng cử viên dân chủ rất khó đắc
cử, tuy cũng đã có người chiến thắng.
Trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông ngày 16/06/2019, ảnh ông Tập Cận
Bình cùng các lãnh đạo khác cũng xuất hiện với dòng chữ "Bè lũ độc
tài".
Đúng ba mươi năm sau vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn, người quyền lực nhất Trung Quốc đã chọn lựa « rút lui chiến thuật »
trước làn sóng phản kháng tại Hồng Kông - hiện vẫn được hưởng chế độ
đặc biệt - theo phân tích của chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, trường
đại học Báp-tít ở Hồng Kông.
Chuyên gia về Trung Quốc học cho rằng, các nhà lãnh đạo cộng sản «
đã cảm thấy sợ hãi. Họ lo ngại sẽ ảnh hưởng tới Hoa lục, và sự kiện này
nói lên rất nhiều về nỗi ám ảnh đối với sự an toàn của đảng Cộng Sản ».