Affichage des articles dont le libellé est Ngân hàng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngân hàng. Afficher tous les articles

dimanche 17 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Trương Mỹ Lan, "thống đốc độc quyền quản lý SCB"

 

Theo cáo trạng, từ năm 2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan thâu tóm từ 85 % đến 91,5 % cổ phần Ngân hàng SCB. Qua đó nắm quyền chỉ đạo, thực chất là thao túng toàn bộ Ngân hàng SCB để phục vụ các mục đích của mình.

Trong 10 năm Trương Mỹ Lan thao túng toàn bộ SCB, có ba đời thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Bình "ruồi" (4 năm), Lê Minh Hưng (4 năm) và Nguyễn Thị Hồng (2 năm).

Nhưng họ đã không tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng SCB (theo khoản 2, điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010).

vendredi 8 décembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Những con chuột lớn nhất nằm trong lọ

Tờ báo South China Morning Post tỏ ý thương mấy cái thùng styrofoam trong trắng vô tội, bị “mang tiếng xấu” oan vì dính vào các vụ tham nhũng, hối lộ “cấp cao” ở Việt Nam.

Khi các nước cộng sản cho tư nhân được làm ăn, đổi mới kinh tế nhưng vẫn giữ chế độ độc tài, người ta thường báo động sẽ diễn ra cảnh “tư bản hoang dã.” Nhưng “Tư bản hoang dã” vào thế kỷ 19 ở Âu Mỹ cũng không “rừng rú” bằng xã hội Việt Nam bây giờ.

Thí dụ chuyện ngân hàng. Các ngân hàng ở Anh, Hòa Lan, Mỹ đã đặt ra các luật lệ từ thế kỷ 16, 17. Họ đặt ra luật lệ, ai cũng phải tuân hành. Vì đó là cách tốt nhất để làm ăn, kiếm tiền. Họ biết nếu bỏ qua các luật lệ này thì cuối cùng chính họ bị thiệt hại. Vì nếu không tin tưởng, chẳng ai thèm gửi tiền nữa. Muốn được công chúng tín nhiệm hơn, họ yêu cầu có người ngoài đóng vai kiểm soát. Chính phủ lập ra các cơ quan giám sát để bảo vệ dân chúng nhưng cũng bảo vệ uy tín các ngân hàng. Sống trong luật lệ minh bạch như vậy thì không thể gọi họ là “rừng rú.”

mardi 5 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Cuối cùng tiền nằm trong kho !

 

Báo Tuổi Trẻ đặt tựa theo thể nghi vấn "Tháng cuối năm 2023 : Bơm 1 triệu tỉ đồng vào nền kinh tế, kịp không ?". Không đánh đố độc giả, báo hỏi tức trả lời bằng dẫn chứng ở thân bài:

"Đó là nhiệm vụ bất khả thi cho các ngành và địa phương, nhưng còn ngày nào cần cố hết sức ngày đó. Làm gì để thúc tiền chạy vào nền kinh tế đang là bài toán nan giải không chỉ là câu chuyện của năm 2023 mà còn ở những tháng tiếp theo của năm 2024.

Ngay từ đầu năm, TP.HCM thể hiện quyết tâm rất cao, năm 2023 phải giải ngân đạt 95% nhưng đến tháng 11 mới giải ngân được khoảng 45 %. Còn theo Bộ KH&ĐT, cả nước giải ngân khoảng 461.000 tỉ đồng, đạt 65,1 %!"

Huy Đức - Từ vụ Trương Mỹ Lan nhìn lại chính sách ngân hàng qua các đời thống đốc

 

Nhìn khối lượng tài sản kê biên trong vụ Vạn Thịnh Phát, không khỏi không liên hệ tới vụ Nước Hoa Thanh Hương.

Ngày 10-03-1990, khi khám nhà, “bắt khẩn cấp” Nguyễn Văn Mười Hai, công an phát hiện một lượng tiền mặt lên tới 15,5 tỉ đồng, một lượng vàng thoi nặng 149,88 ký. Ngoài ra, Mười Hai còn có 18 căn nhà và 20 chiếc xe hơi, trong đó có những chiếc Mercedes mà ở Việt Nam chưa ai từng có.

Nguyễn Văn Mười Hai huy động vốn không phải để sản xuất. Số tiền ông ta “huy động” từ 160 nghìn người lên đến 154,7 tỉ đồng, tương đương với 77 nghìn lượng vàng tính theo giá năm 1990, trong khi tổng số nước hoa Thanh Hương bán được chỉ là 1,193 tỉ.

Dương Quốc Chính - Bơm triệu tỉ ra nền kinh tế cách nào ?

 

Bơm tiền ra nền kinh tế chủ yếu qua hai con đường. Một là giải ngân vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công, hai là qua ngân hàng thương mại để cho vay.

Nhưng đầu tư công vẫn đình trệ, thường không nơi nào tiêu hết vốn, vì sợ...chi sai, bị đốt luôn! Thôi thà không đốt tiền ngân sách, còn hơn để bị đốt lò. Thế là cửa bơm ra nhiều tiền nhất bị nghẽn.

Cửa cho vay thì doanh nghiệp không mặn mà, vì kinh tế đình trệ trên toàn cầu, cả nước bạn luôn. Thì vay đống tiền về ngắm sao? Người ta thu hẹp doanh nghiệp còn chả kịp kìa. Nhìn MWG sắp cắt 200 shop "ăn bám" và đã cắt cả vạn lính so với thời điểm 2022 đó. Thế nên cách thứ hai cũng không thông.

mercredi 29 novembre 2023

Hà Phan - Trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ngân hàng SCB đoạt 72 giải thưởng 'tốt nhất'!

 

Trớ trêu thay, ngay trong giai đoạn Lan chở hàng trăm ngàn tỉ từ SCB "của Điệp" về nhà thì SCB nhận giải “Ngân hàng vì trách nhiệm cộng đồng tốt nhất Việt Nam 2021”.

Đầu 2022 ngân hàng Lan nhận hàng loạt giải thưởng nhất, số 1 Việt Nam, nhưng cuối năm Lan vô lò, và SCB vào luôn diện kiểm soát đặc biệt! Danh không hão, vì Lan mua danh của cả Ta lẫn Tây để lùa tiền đồng bào vào rọ cho nhanh, cho nhiều.

Kiểu như Lan đã, sẽ rất nhiều và Lan chỉ là một trong số đó - bỏ tiền mua danh ảo để kiếm tiền thật, và cuối cùng thì dân đen vẫn là nạn nhân đau đớn nhất. Chẳng riêng gì ngân hàng mà ngành nào hầu như cũng rứa, từ ông tiến sĩ dỏm, giáo sư thiếu "liêm chính" đến doanh nhân thiếu tâm thừa tiền...

lundi 27 novembre 2023

Hà Phan - Thế đấy, Điệp ơi!

 

Với chút ít kiến thức kinh tế của dân khối C thi ba môn 10 điểm, tôi đủ để hiểu chẳng nhà băng Việt nào cho bà Lan hay Vạn Thịnh Phát vay cùng lúc hơn 1 triệu tỉ, như một số tỏ ra cao nhân mỉa mai giễu cợt!

Đấy là tổng số tiền hơn chục năm ròng vòng qua đảo lại, xào tới quay lui của nhóm làm thì ít rút ruột khá nhiều này.

Còn 304 ngàn tỉ bả chiếm đoạt, là con số mà cũng từng ấy năm tài sản 3 đồng định giá 10 đồng, rút ra ném vào thùng xốp chở về nhà rồi đi đâu đấy hay mua bán cái gỉ cái gì, mà có khi giai đoạn 2,3 của vụ án này dân tình mới rõ.

vendredi 24 novembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Trung Quốc: Mô hình kinh tế gây bế tắc

 

Ngoài mối lo giảm phát, thay vì lạm phát, Trung Quốc đứng trước hai vấn đề lớn nữa: Số người làm việc giảm xuống và hiệu năng sản xuất ngưng đọng.

Giá nhà cửa ở Trung Quốc từ tháng Chín qua tháng Mười đã tụt xuống năm tháng liền, mạnh nhất kể từ tháng Hai năm 2015, theo bản tin kinh tế Bloomberg. Cả nền kinh tế xuống theo vì ngành xây dựng đóng góp một phần tư trong Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Trung Quốc.

Kinh tế xuống không phải chỉ do thị trường địa ốc. Nguyên nhân sâu xa là sự thất bại của cả mô hình kinh tế bất chấp thực tế cũng như lý luận, vì chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền hành của đảng Cộng sản.

Nguyễn Thông - Ai sẽ trả tiền SCB?

 

Những ngày này năm trước (2022) chứ đâu xa. Nhớ mấy hôm cuối tháng 11.2022 ấy, tôi đi qua mấy trụ sở, phòng giao dịch của ngân hàng SCB thấy đông nghẹt người. Phát hoảng, hỏi ra thì biết người dân tới rút tiền, lo bị mất sau khi đại gia Trương Mỹ Lan bị bắt.

Vẫn nhớ rất rõ, trước tình hình căng, chính quyền, công an, ngân hàng nhà nước, báo chí mậu dịch cùng lên tiếng trấn an dân chúng. Nói người dân đừng lo lắng, đừng rút tiền, tiền ở đâu thì còn đó, không có gì mà lo...

Đồng thời đề nghị nhà nước xử lý nghiêm những thế lực thù địch, lợi dụng đục nước béo cò, tung tin kích động, xuyên tạc, gây rối, gây hoang mang, kích động dân chúng đi rút tiền.

jeudi 23 novembre 2023

Mai Quang Hiền - Một mạng người…

 

Tối qua tôi đã bị ám ảnh khi xem clip bác bảo vệ với vết dao đâm thấu ngực trái, cố lết đi những bước cuối cùng...

Tôi không thích người ta tung hô tinh thần dũng cảm cho bác bảo vệ trong hoàn cảnh này. Cổ vũ cho người khác lao vào cuộc chiến không cân sức, không khác gì đẩy người ta vào chỗ chết.

Nhớ trước đây có vụ một tên cướp có dao mà đâm gục tới sáu hiệp sĩ. Hiệp sĩ đường phố ít nhiều cũng có nghề mà còn vậy, đằng này chỉ là một bác bảo vệ già tay không tấc sắt.

dimanche 19 novembre 2023

Hà Phan - Vạn Thịnh Phát : Còn kẻ nào ngoài danh sách bị truy tố ?


Số tiền 415.000 tỉ bà Lan và Vạn Thịnh Phát rút ruột, gây thiệt hại ở SCB vượt xa tổng thu ngân sách TP HCM năm 2021, 304.000 tỉ chiếm đoạt còn hơn tài sản tất cả tỉ phú tiền đô nước nhà cộng lại.

Hàng chục tỉnh thành ở Việt Nam cày bục mặt nguyên năm cũng không bằng từng đó. Hơn 22 tỉ đô đấy bằng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản quốc gia hai năm!

Giờ thì chúng ta đã rõ tiền đâu bà Lan và băng nhóm Vạn Thịnh Phát tậu hàng loạt bất động sản siêu sang, đắc địa nhất nhì Sài Gòn và thao túng nhiều thứ ở TP HCM suốt hàng chục năm ròng!

Mai Quang Hiền - Chiếm đoạt 304 nghìn tỉ, hiểu thế nào?

 

Chị tôi cần tiền mua đất, mua rất nhiều đất, nên vay ngân hàng để mua. Nhưng khổ, nhiều khi ngân hàng lại bị cấm cho vay mua đất, nên chị phải xoay.

Chị lập hàng loạt công ty, bịa ra nhiều phương án kinh doanh khác nhau để vay ngân hàng. Đương nhiên là mỗi khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo (thường là bằng bất động sản, và bất động sản này có thể cũng được mua bằng tiền vay trước đó).

Chị vay ngân hàng thì có tài sản thế chấp, tới kỳ vẫn trả lãi, đến hạn trả gốc thì vẫn trả đầy đủ. Theo ngôn ngữ dân gian thì cũng chưa gọi là chiếm đoạt, vì chưa quỵt nợ của ai, và tài sản chị còn đầy...

Dương Quốc Chính - Sở hữu chéo ngân hàng

 

Bản chất vụ Vạn Thịnh Phát là do nhà nước/pháp luật không thể kiểm soát tình trạng sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp (thường là bất động sản).

Tức là khiếm khuyết của pháp luật, nên mới để cá nhân, doanh nghiệp sở hữu ngân hàng lên tới 91% cổ phiếu, như bà Lan đã làm được.

Chuyện này là phổ biến, ai sở hữu chéo được ngân hàng thì cũng làm như bà Lan thôi, ngu gì không làm chứ? Chỉ là ở mức độ nào, đen hay đỏ, đại ca có đỡ được không.

samedi 18 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Vạn Thịnh Phát rút ruột ngân hàng thế nào ?

 

Bài của bà Lan Vạn Thịnh Phát mình thấy không có gì mới cả, các vụ án khác liên quan tới ngân hàng như ACB, Ocean Bank đều dùng cách tương tự. Thế mà sao lại làm được 10 năm chả cơ quan chức năng nào biết?

Bài đại khái là thâu tóm lấy một vài ngân hàng, tất nhiên cũng cần vốn lớn cỡ 10 ngàn tỉ trở lên. Xong rồi rút ruột ngân hàng đó bằng cách khoản vay dưới chuẩn (kê khống tài sản thế chấp, chế ra dự án để vay...).

Nhưng họ làm được 10 năm trong khi ngân hàng vẫn luôn phát triển tốt, thì sao gọi là lừa đảo? Thấy có gì sai sai! Vì SCB cho tới lúc bị kiểm soát cũng vẫn là ngân hàng mạnh khỏe chứ đâu phải yếu kém gì? Thế là sức khỏe ảo à?

mercredi 10 mai 2023

Hà Phan - Vì đâu doanh nghiệp Việt phải bán rẻ tài sản cho nước ngoài ?

 

Bộ trưởng Dũng cho hay "Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản. Những gì bán được thì đã bán, và bán bằng 50% giá thực". Người mua "toàn là nước ngoài" nhưng ông Dũng không nói nước nào!

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết "Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, doanh nghiệp nói rất thẳng thắn. Họ đã dùng những đồng dự trữ cuối cùng để trang trải cho hai năm vừa rồi, giờ thì không còn dư địa để làm".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng " Việc điều hành chính sách tiền tệ còn chậm, nới "room" tín dụng quá muộn khi chỉ còn mười mấy ngày hết năm 2022. Hệ quả là không dùng hết "room" tín dụng mở ra và không dùng hết "room" tín dụng cũ, cho thấy phản ứng chính sách thiếu nhạy bén, cần suy nghĩ để rút kinh nghiệm điều hành".

mercredi 26 avril 2023

Mai Bá Kiếm - Trong hai năm, SCB thay 4 tổng giám đốc mà Ngân hàng Nhà nước không thấy bất thường ?

 

Tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn giữ chức tổng giám đốc SCB trong 7 năm đã từ nhiệm, ông Hoàng Minh Hoàn là phó lên “quyền tổng giám đốc”.

Ba tháng sau, ông Jeremy Chen thay ông Hoàng Minh Hoàn làm quyền tổng giám đốc SCB, để triển khai“Chiến lược chuyển đổi và phát triển bền vững giai đoạn 2020 – 2030” với sự tư vấn chiến lược của McKinsey & Company.

“Quyền tổng giám đốc ngoại” chỉ “khè” Ngân hàng Nhà nước và cổ đông được 7 tháng. Ngày 15/05/2021 ông Jeremy Chen “bỏ của chạy lấy người”, ông Trương Khánh Hoàng lên thay. Sau hơn một năm, ngày 12/08/2022, SCB đã miễn nhiệm quyền tổng giám đốc của ông Hoàng, bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu Phó tổng giám đốc “phụ trách”.

samedi 25 mars 2023

Ngô Nhân Dụng - Khi nào ngân hàng bị phá sản?

 

Ngày 9 tháng Ba, 2023, SVB bán công trái được $21 tỉ, bị lỗ $1,8 tỉ. Những người gửi tiền mất niềm tin. Trong một ngày, họ rút ra $42 tỉ! Ngân hàng công bố dự án bán cổ phần để gây vốn $1,75 tỉ nhưng chưa kịp làm thì đã hết tiền.

Các ngân hàng Silicon Valley Bank, Signature Bank, chỉ hoạt động ở nước Mỹ, không thuộc hạng lớn; Credit Suisse ở Thụy Sĩ, một ngân hàng quốc tế, mới là “anh chị bự.” Nhưng cả ba đều lần lượt phá sản; phải được ngân hàng trung ương đứng ra cứu.

Ngân hàng Silicon Valley mới hoạt động 40 năm, tổng số tài sản $209 tỉ đô la. Credit Suisse là một trong 30 ngân hàng lớn trên thế giới, đã 167 tuổi, với 50.000 nhân viên, 150 cơ sở tại 50 quốc gia, tài sản trị giá 1,3 ngàn tỉ đồng franc Thụy Sĩ, khoảng $1,4 ngàn tỉ đô la.

mercredi 22 mars 2023

Lê Học Lãnh Vân - Viễn cảnh thế giới sẽ lại chia thành hai khối ?

 

Chiều hôm qua, trong lúc nhiều hàng quán tại Sài Gòn vui cười nhộn nhịp, Credit Suisse, ngân hàng Thụy Sĩ, đã bị (được) UBS đề nghị mua lại. Vụ sáp nhập được sự đồng ý của chính quyền Thụy Sĩ để ngăn chặn một vụ sụp đổ tài chính khủng khiếp!

Tút này không nhằm thuật lại chi tiết đề nghị sáp nhập, không tường thuật các dự đoán lợi hại cho nhà đầu tư cổ phiếu hay đầu tư trái phiếu ngân hàng. Chỉ cho biết một định chế tài chính rất quan trọng của thế giới, đối tác của hầu hết các ngân hàng quốc gia, đang trong cơn nguy cấp.

Cùng lúc ông Tập Cận Bình tỏ ý ủng hộ ông Putin trong chuyến công du đầu tiên sang Nga của ông từ khi Nga khởi động cuộc chiến.

mardi 14 février 2023

Mai Bá Kiếm - Hậu quả pháp lý khi bà Hứa Thị Phấn qua đời mà chưa thi hành án

 

Bà Hứa Thị Phấn qua đời ngày 13/02/2023 khi chưa chấp hành án 30 năm tù (tổng hợp của hai bản án 30 năm tù vì Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 6.300 tỉ đồng và 20 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1.338 tỉ đồng tại Ngân hàng Đại Tín)

Hai bản án này có hiệu lực từ năm 2019, nhưng do bà Phấn bệnh, mất 93% sức khỏe, được tạm hoãn thi hành án 4 năm mới qua đời. Bà hưởng thọ 76 tuổi, gia đình đứng ra tổ chức tang lễ là niềm an ủi lớn lao cho một bị án chịu mức phạt tối đa của án tù có thời hạn.

Tuy nhiên, do điều 49 “Giải quyết trường hợp phạm nhân chết” trong “Luật thi hành án hình sự 2010” đã không tiên liệu trường hợp “bị án chết tại nhà”, nên sẽ để lại hệ quả pháp lý về đình chỉ việc chấp hành án phạt tù cho bà Hứa Thị Phấn!

Huy Đức - Coi chừng sát thương cả nền kinh tế

 

Không ít doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang đứng trước nguy cơ “mất thanh khoản”, nhưng cách nói “giải cứu doanh nghiệp BĐS” rất dễ gửi đi một thông điệp sai. Sai cho cả nhận thức của xã hội và sai cả cách tiếp cận cho người làm chính sách.

Vụ án Tân Hoàng Minh (THM) bị khởi tố vào đầu tháng 4-2022 [chưa có kết luận điều tra để chúng ta có thể biết chính xác những sai phạm của THM. Nhưng vụ án này] đã làm lung lay một định chế tài chánh cực kỳ quan trọng: trái phiếu doanh nghiệp. Kênh huy động vốn đang được các doanh nghiệp BĐS khai thác mạnh mẽ này coi như sụp đổ khi vụ án tiếp theo, Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố.

Cả thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, kênh huy động vốn trung và dài hạn vừa bị rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”, thị trường BĐS lại phải đối diện với một nguy cơ khác.