Affichage des articles dont le libellé est Đại hội Đảng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đại hội Đảng. Afficher tous les articles

jeudi 6 janvier 2022

Tập Cận Bình sẽ độc tôn thiên hạ ?


Đăng ngày:

Tập hoàng đế trước những thách thức


Năm 2022 chừng như mở ra cả một đại lộ thênh thang cho ông Tập. Đại hội Đảng lần thứ 20 vào mùa thu sẽ phá lệ, giao cho ông một nhiệm kỳ thứ ba. Nghị quyết được Hội nghị trung ương thông qua tháng 11/2021 vẽ lại lịch sử Trung Quốc theo cách nhìn của ông Tập. Chủ nghĩa toàn trị kỹ thuật số bảo đảm kiểm soát xã hội, đại dịch Covid giúp xuất khẩu tăng vọt, nhất là vật liệu y tế và máy tính. Hồng Kông đã bị khống chế, gọng kềm siết lại với Đài Loan, và Trung Quốc khởi đầu năm mới bằng cách phô trương sức mạnh toàn cầu nhân Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh.

Tuy nhiên sự đời không đơn giản. Tập Cận Bình sẽ tại vị thêm nhiệm kỳ thứ ba, nhưng không thể nắm trong tay tất cả quyền lực, và sẽ phải có những thỏa hiệp để vượt qua những khó khăn chồng chất. Hồi kết của « bốn mươi năm huy hoàng » tạo ra tâm trạng lo âu ở Hoa lục, tham vọng bành trướng của Tập Cận Bình khiến quốc tế phải tìm cách ngăn chận.

vendredi 8 octobre 2021

Trung Quốc: Tập Cận Bình lại đả hổ, hai cọp dữ vào chuồng


Đăng ngày:

 

Tháng 7/2020, Trần Nhất Tân (Chen Yixin), tổng thư ký Ủy ban Chính Pháp của đảng cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo « phải nạo nọc độc đến tận xương tủy ». Vài tháng trước đó, một loạt thanh trừng đã nhắm vào công an, tòa án và bộ phận an ninh – trung tâm của quyền lực. Những con người mà Tập Cận Bình đòi hỏi « trung thành tuyệt đối, trong sạch tuyệt đối, đáng tin cậy tuyệt đối », theo công thức của bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi).

Hai « cọp » từng đàn áp Pháp Luân Công và luật sư nhân quyền nay vào tù

lundi 19 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Kẻ nào là đế quốc thưa ngài Raul Castro?

Phát biểu từ chức tại Đại hội Đảng Cộng Sản Cuba, ngài Raul nói:

"Tôi hài lòng rằng chúng ta trao quyền lãnh đạo đất nước cho một đội ngũ lãnh đạo cam kết vì nguyên tắc Cách mạng và chủ nghĩa xã hội, với tinh thần vì nhân dân, đầy tinh thần nhiệt huyết và chống đế quốc...".

Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì "đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa".

samedi 10 avril 2021

Nguyễn Thông - Cuộc cách mạng làng Mùi An Nam


Báo chí và hệ thống truyền thông quốc doanh đang thỏa sức ca ngợi sự “thành công tốt đẹp” của kỳ họp quốc hội, tán tụng bộ máy mới, những gương mặt “mới mà cũ” đầy phẩm chất. Thậm chí còn khảo cổ khai thác những vỉa xưa thời chăn trâu cắt cỏ, học trường làng, đi kiếm củi, làm thuê làm mướn của đương sự.

Tất cả chỉ nhằm rằng kỳ này đã “sáng suốt lựa chọn” được những nhân tài, mở ra thời kỳ mới, tương lai tươi sáng cho xã hội, cho đất nước. Nó giống như một cuộc cách mạng, thay đổi mạnh mẽ bộ máy, và mọi ước mơ đang biến thành hiện thực.

Nhưng, nếu ta chịu khó để ý, thì hầu như đại hội đảng hoặc kỳ họp quốc hội nào cũng cái phom (form) như thế, không có đại hội/kỳ họp nào dở xấu tồi kém cả, không có sự lựa chọn nào không chính xác cả. Mọi thứ mặt trái chỉ được phơi bày khi bộ máy và những con người ấy hoạt động.

samedi 6 février 2021

Lê Nguyễn Hương Trà - Số ủy viên Bộ Chính trị của cả miền Nam chỉ bằng Nghệ Tĩnh !

Cập nhật: Ông Võ Văn Thưởng hôm nay 06/02/2021 đã được phân công giữ chức Thường trực Ban bí thư, ông Trần Tuấn Anh làm trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ban Tuyên giáo Trung ương, "ông kẹ" của các cơ quan báo chí, do ông Nguyễn Xuân Thắng - giám đốc Học viện Chính trị quốc gia thay Võ Văn Thưởng cầm đầu (2021-2026). 

Như vậy, vắng mặt trên tứ trụ, vị trí thứ 5 đã chính thức thuộc về người miền Nam Võ Văn Thưởng (1970) – Thường trực Ban bí thư; sau cuộc họp phân công cơ quan đảng của Bộ Chính trị chiều nay !

Các Phó thủ tướng dự kiến là Vũ Đức Đam, Phan Đình Trạc, Đinh Tiến Dũng và Trần Tuấn Anh. Những vị trí mới trong nội các chính phủ sẽ còn nhiều thay đổi tới tháng 6/2021, sau tổng tuyển cử và Quốc hội khóa mới họp phiên đầu tiên. Các dự đoán hiện nay đều có tính tương đối !

Lưu Trọng Văn - Ứng cử viên Quốc hội ngoài đảng, họ là ai ?


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt đảng chốt con số khống chế số đại biểu Quốc hội cho khóa mới là từ 25-50 trên tổng số 500 đại biểu. Tức là từ 5% đến 10% số đại biểu.

Kỳ Quốc hội trước cũng chốt vậy. Khi chọn ra 97 ứng cử viên được mặt trận các cấp do đảng lãnh đạo cùng các vòng tổ dân phố do đảng tổ chức thanh lọc, cuối cùng chỉ có 21 người trúng cử.

Liệu kỳ Quốc hội này dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội 13 "vì Dân, lấy Dân là gốc", con số đại biểu Dân có nhỉnh lên chút ít đạt trên 25 đại biểu không?

mercredi 3 février 2021

Thanh Hằng - Sức dân và thầy thuốc có hạn, thưa quý vị !


Truyền hình vừa đưa tin đêm nhạc hội có gần 2.000 người dự, diễn ra tối qua 02/02, đều được xét nghiệm âm tính.

Trong kia vừa chiều hôm kia, 01/02, lãnh đạo Hà Nội còn than phiền với Bộ Y tế là không đủ năng lực xét nghiệm. Bộ Y tế đã phải giao cho 12 đơn vị trong ngành y hỗ trợ. Tức là đã có hàng nghìn thầy thuốc phải căng mình làm việc để đỡ gánh nặng cho Hà Nội.

Thế nhưng, “đã nghèo lại còn eo” khi Hà Nội phải phung phí mấy nghìn sinh phẩm cho một sự kiện “phản chống dịch”, giữa lúc Bộ Y tế cong đít lên tuyên truyền không tập trung đông người để khoanh vùng dập dịch.

Vài suy ngẫm về chương trình nghệ thuật đặc biệt tối 02/02/2021 trên sân vận động Mỹ Đình

I.

Không biết Hội diễn nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đảng có từ bao giờ ? Nhưng chắc chắn tại Đại hội II (1951, trong kháng chiến), và tại Đại hội III (1960, khi đã hòa bình) đều không có hình thức phô trương như bây giờ.

Trong thực tiễn, vấn đề nên hay không nên tổ chức lễ hội chào mừng có thể nói là 50/50, hãy chưa bàn đến. Vấn đề cần bàn là, khi đã tổ chức, thì quy mô và phương thức tổ chức sẽ như thế nào ?

Ở phương diện này, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình tối ngày 02/2/2021 đã để lại những điều phải suy ngẫm.

lundi 1 février 2021

Lưu Trọng Văn - Quyền Dân sẽ quyết định Quốc gia thịnh vượng bền vững


"Bây giờ tôi không được khỏe lắm, các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành. Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng."

Gã không thích cách nói đó. Gã thích bác nói toẹt: Tôi mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn muốn làm để thực hiện bằng được khát vọng của tôi đó là : Đưa Đất nước thật sự giàu có, văn minh, Đồng bào thương yêu nhau, tử tế với nhau.

Thế thôi, rồi bác vạch ra kế hoạch hành động, những việc mà bác và đảng của bác còn Nợ với Dân quá lâu rồi.

Nguyễn Ngọc Chu - Xin nghỉ mà không được nghỉ ?


I. “ĐẢNG VIÊN THÌ PHẢI CHẤP HÀNH”?

1. Hôm nay nhiều báo đăng lời của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng lý giải tại sao tiếp tục ở lại - dù tuổi cao, dù không khỏe lắm. Báo VietnamNet đưa tin: "Tôi thì không khỏe lắm, tuổi cao rồi, tôi xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên thì phải chấp hành".

Còn báo Tuổi Trẻ điện tử thì: “Tổng bí thư, Chủ tịch nước: 'Tôi đã xin nghỉ nhưng được phân công, đảng viên phải chấp hành”.

Huy Đức - Nhân vật của năm, của Đại hội XIII: Phạm Minh Chính


Ông Phạm Minh Chính - được Đại hội bầu để ứng cử vào vị trí Thủ tướng - rõ ràng là nhân vật của năm, hay đúng hơn, là nhân vật của Đại hội XIII.

Có lẽ, với vai trò chuẩn bị nhân sự cho Đại hội, không chỉ ông mà cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu vẫn theo truyền thống, Bộ Chính trị trình Trung ương "Bộ Tứ" trước, thì hai ông ngồi trong đó sẽ rất... khó coi.

Ở đây, cái cách "xin ý kiến Trung ương" từng bước: Tách hay không tách Tổng bí thư – Chủ tịch nước, mấy trường hợp đặc biệt và cho vị trí nào; Đưa tất cả các trường hợp quá tuổi ra lấy phiếu... Thì, những người (tưởng là) ứng cử viên trước đó có không lọt vô, dẫu có ấm ức, cũng không thể nào trách cứ.

Việt Nam : Bế mạc Đại hội Đảng, công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư


Đăng ngày:

Bộ Chính trị gồm 18 người mới được bầu chỉ có một ủy viên nữ duy nhất so với khóa trước có 3 người, 10 người tham gia lần đầu. Ban Bí thư được bầu ra gồm 5 người và Ban Kiểm tra Trung ương 19 người, Ban chấp hành Trung ương khóa 13 gồm 200 người (bao gồm cả ủy viên dự khuyết), trong đó có 23 đại biểu quân đội.

Nghị quyết được Đại hội thông qua hôm nay khẳng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội là « phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại », trong đó « sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu ».

Mạc Văn Trang - Thảo nào nhân sự đảng là “tuyệt mật"?


Nay xem Danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII vừa được công bố, mới càng thấy “tuyệt mật" về nhân sự của ĐCSVN là bí quyết thành công !

Nếu công khai danh sách để “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân góp ý" thì nhiều chuyện “thâm cung bí sử" của nhiều đồng chí sẽ tóe loe ra, không khéo “bung", “toang" thì nguy. Bí mật nên “Lòng Dân" mới không biết “Ý Đảng" ra răng mà mần !

Nếu để dân ý kiến, tôi tin rằng mấy vị sau đây khó lòng ở lại làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương :

Nguyễn Hưng Quốc - Tuyệt mật


Từ khoảng hai tháng nay, trên báo chí Tây phương và các bản tin lưu hành trên mạng xã hội bằng tiếng Việt, người ta đã nói đến chuyện Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, dù quá tuổi quy định, vẫn được bầu vào Bộ Chính trị.

Hơn nữa, người ta còn khẳng định, trong nhiệm kỳ mới, ông Trọng sẽ là Tổng bí thư còn ông Phúc sẽ là Chủ tịch nước.

Cũng chưa hết. Người ta còn nói đến một số người khác, với những chức vụ cụ thể, trong đó, nổi bật nhất là, ông Phạm Minh Chính sẽ là Thủ tướng và ông Vương Đình Huệ sẽ là Chủ tịch Quốc hội. Vân vân.

Lưu Trọng Văn - Chúc mừng tướng Giang !


Vậy là chuyện bầu bán trong đảng của bác cả Trọng đã kéo rèm.

Trong danh sách 18 ủy viên Bộ Chính trị mới, gã đặc biệt quan tâm tới tướng Phan Văn Giang. Ông là lính chiến nhiều năm ở mặt trận phía bắc.

Việc khả năng ông sẽ là bộ trưởng Quốc phòng, tổng chỉ huy quân đội rất có ý nghĩa khi Đất nước đang đối diện với khủng hoảng Biển Đông, mà kẻ gây hấn là đám cộng sản phía bắc kia.

Hoàng Nguyên Vũ - Anh Nhạ về


Cảm xúc của mình: chẳng vui. Hết nhiệm kỳ anh về âu cũng là chuyện thường.

Nhưng chuyện ngành giáo dục thì không chỉ riêng cá nhân nào. Khi một chiếc xe có vấn đề thì người lái nào cũng giống nhau cả.

Có thể nói, anh Nhạ bị réo tên nhiều cũng đồng nghĩa với ngành giáo dục có nhiều vấn đề, nhiều sự cố. Anh ấy bị réo nhiều, cũng có thể do những phát ngôn chạm đến ranh giới chịu đựng của người khác.

vendredi 29 janvier 2021

Covid-19: Việt Nam ghi nhận thêm 54 ca nhiễm mới, nhiều nơi bị cách ly


Đăng ngày:

Thủ tướng Phúc cho biết nhiều lãnh đạo tỉnh đã xin phép vắng mặt tại Đại hội Đảng để quay về địa phương chỉ đạo chống dịch. Chủ tịch và bí thư Hải Dương đã được đồng ý, nhiều tỉnh thành khác kết nối trực tuyến từ Hà Nội để theo sát tình hình.

Hải Dương hôm nay có 47 ca bệnh mới, Quảng Ninh 3, Hà Nội 2 và Hải Phòng 1 ca. Tổng cộng trong hai ngày qua đã có đến 154 ca nhiễm mới, trong đó có trên 130 ca ở Hải Dương và đều tập trung tại công ty Poyun có 2.300 công nhân. Các mẫu ở xung quanh công ty này đều âm tính, và bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá đã « khoanh trúng ổ dịch », huy động 1.200 người đến Hải Dương tham gia chống dịch.

mardi 26 janvier 2021

Lê Hồng Hiệp - Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng

 


(NCQT 25/01/2021) Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước.

Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước.

Tâm Chánh - Bản phác họa chính trị của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


Cơn tai biến năm 2019 vẫn còn ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng vận động tay trái và di chuyển của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên âm sắc và ngữ điệu trong suốt hơn một giờ đứng trình bày những nội dung khái quát các văn kiện đại hội XIII, cũng tỏ rõ bản lĩnh của một người cầm chịch dày dạn.

Đó là một báo cáo sắc sảo ít có sự thổi phồng, khoa trương như các diễn đạt chính trị thường thấy. Về toàn bộ những gì đảng cầm quyền của ông định hình nên tính chất hiện đại của đất nước, như đã tiến hành và trong từng cột mốc sắp tới 2025, 2030, 2045.

lundi 25 janvier 2021

Ngọc Vinh - Phương pháp lư hương và các ngôi sao


Hôm nay anh tôi ra thủ đô dự đại hội, không biết đảng có cho anh giữ chức gì để an ủi không, sau khi anh hết nhiệm kỳ làm vương thành Hồ. Trong số 100 người ở thành thì hết 99 người bảo tôi rằng, chắc kỳ này anh mày về nhà đuổi gà thôi, chả còn xơ múi quyền lực gì được nữa đâu. 

Mỗi lần nhìn anh tôi trong điệu bộ rầu rĩ, không hiểu sao, tôi cứ nhớ tới cái lư hương đặt trước tượng Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng. Khuôn mặt anh có điều gì đó khiến cái lư hương cứ trở đi trở lại chiếm lấy tâm trí tôi, bắt tôi suy nghĩ mãi về nó.

Trần Hưng Đạo là vị tướng yêu nước, có công trạng rất lớn giúp nhà Trần đánh đuổi giặc phương bắc khỏi bờ cõi nước ta. Vì công trạng này, nhân dân đã phong thánh cho ông. Ít khi họ gọi ông cộc lốc là Trần Hưng Đạo, thay vào đó là cái tên trìu mến : Đức thánh Trần.