Ông Tập Cận Bình tuyên thệ cho nhiệm kỳ chủ tịch nước thứ hai, ngày 17/03/2018. |
Thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải hôm nay 29/03/2019 viết về buổi « Hoàng hôn của những tiếng nói bất đồng ở Trung Quốc ». Một
trong những nhà trí thức hiếm hoi dám chỉ trích ông Tập Cận Bình, giáo
sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), dạy môn luật ở trường đại học danh
tiếng Thanh Hoa (Tsinghua), Bắc Kinh đã bị đình chỉ giảng dạy.
Vị giáo sư được kính nể này hồi tháng 7/2018 đã đăng một bài viết mang tựa đề « Nỗi sợ và niềm hy vọng của chúng ta ». Lo ngại quyền lực sẽ tập trung vào tay một cá nhân, sau khi giới hạn hai nhiệm kỳ cho chức chủ tịch đã bị hủy bỏ vào đầu năm 2018. Ông viết : « Tôi tự hỏi, liệu chúng ta đang ở vào hồi kết của kỷ nguyên cải cách và mở cửa, quay lại với chế độ toàn trị ? ». Bài bình luận của giáo sư Hứa Chương Nhuận đã gây chấn động toàn thể giới trí thức Hoa lục trong mùa hè năm ngoái, được chia sẻ rộng rãi trên mạng WeChat.
Việc ông bị trừng phạt là một đòn răn đe cho cộng
đồng trí thức : thời kỳ mà họ có thể chỉ trích chế độ đã qua rồi. Think
tank Unirule thành lập cách đây 25 năm, đã bị đóng cửa năm ngoái. Một
nhà nghiên cứu thân cận với ông Hứa Chương Nhuận nhận xét : « Ông
Hứa đã cho đăng 8 bài trong năm 2018. Việc ông ấy vẫn đăng bài được
trong tình trạng kiểm duyệt gắt gao cho thấy trong nội bộ có những quan
chức cấp cao cũng đồng tình với ông. Trung Quốc cần phải mở cửa với thế
giới, phải có thái độ thiện chí ».
Trong khi đó dưới thời Tập
Cận Bình, tất cả các lãnh vực đều bị siết lại, và đại học cũng không
thoát. Những camera được lắp đặt trong lớp học, các giảng viên đi chệch
khỏi đường hướng của đảng có nguy cơ bị trừng phạt, một số sinh viên còn
tố cáo thầy cô mình. Theo Le Monde, những thời điểm nhạy cảm
cận kề có thể đóng vai trò nào đó trong việc kỷ luật giáo sư Hứa Chương
Nhuận. Ngày 4 tháng Năm đánh dấu 100 năm phong trào đấu tranh sinh viên
Ngũ Tứ, nổ ra vào ngày 04/05/1919. Còn ngày 4 tháng Sáu sắp tới là kỷ
niệm 30 năm vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn.
Công nhận Golan, Trump vô tình giúp Trung Quốc trên Biển Đông?
Nhìn sang Trung Đông, « Trump, cao nguyên Golan và người Palestine », đó là tựa bài bình luận của cây bút lão luyện Alain Frachon trên Le Monde.
Tổng thống Mỹ được ví như một chuyên gia chất nổ tài ba, ông vừa đặt
một lượng TNT đáng kể ở chân núi Hermont, tại biên giới
Israel-Liban-Syria-Jordani, một vùng đất vốn đã trong thế cân bằng mong
manh. Đó chỉ là một tin Twitter, nhưng có thể gây chấn động ở độ rất cao
theo thang bậc Richter.
Hôm thứ Năm 21/3, Donald Trump bỗng cho hay đây là lúc để Washington « công nhận chủ quyền của Israel ở cao nguyên Golan ».
Tại sao như thế và vì sao lại trong lúc này ? Đó là nhằm trợ giúp thủ
tướng sắp mãn nhiệm của Israel, ông Benjamin Netanyahou trước cuộc bầu
cử gay go sắp tới.
Cao nguyên Golan xinh đẹp rộng 1.500 km vuông
bị Israel chiếm trong cuộc chiến với Syria tháng 6/1967. Suốt hơn 50 năm
qua, đa số nhà lãnh đạo Israel kể cả ông Netanyahou thương lượng với
Damas, thường qua trung gian của Hoa Kỳ, trên cơ sở đổi Golan lấy hòa
bình. Hồi năm 1979, Nhà nước Do Thái cũng đã trả lại vùng Sinai cho Ai
Cập, với hiệp ước hòa bình giữa đôi bên. Công thức này cũng là căn bản
cho cuộc đàm phán Israel-Palestine hiện nay.
Ông Trump vừa làm nổ
tung một phần của luật pháp quốc tế ở Trung Đông và các nơi khác. Đồng
thời, sự rộng lượng của nhà tỉ phú còn làm hai ông bạn Vladimir Putin và
Tập Cận Bình rất vui lòng. Nếu Mỹ chấp nhận nguyên tắc dùng vũ lực để
vẽ lại đường biên giới, thì dựa trên cơ sở nào mà trừng phạt Nga vì đã
sáp nhập Crimée của Ukraina? Làm thế nào có thể lên án việc Trung Quốc
xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, đặt các nước liên quan trước việc đã
rồi?
Venezuela : Donald Trump bắt đầu mất kiên nhẫn
Cũng liên quan đến tổng thống Mỹ, Le Monde nhận định « Ông Trump mất kiên nhẫn trước nguy cơ sa lầy tại Venezuela ».
Khi
công nhận tổng thống tự phong Juan Guaido hôm 23/1, Donald Trump có lẽ
đã nghĩ đây là một đòn quyết định khiến ông Nicolas Maduro phải nhanh
chóng rời ghế. Cho dù hàng loạt nước khác theo chân, Maduro vẫn chống
chọi được nhờ vào quân đội. Sau đó Washington hạ lá bài chủ chốt là
trừng phạt tập đoàn dầu khí quốc doanh Venezuela. Nhưng từ đó đến nay Mỹ
vẫn dừng lại ở những đe dọa suông và cấm nhập cảnh một số quan chức của
chế độ Cararas.
Hôm thứ Tư ông Trump bực tức trách cứ các đời
tổng thống trước đã để mặc cho tình hình Venezuela xấu đi. Việc Nga gởi
binh lính và thiết bị đến Caracas càng làm tăng thêm căng thẳng. Đặc sứ
Mỹ Eliott Abrams tự tin nhắc lại trường hợp Tunisie và Ai Cập, cho rằng
trước sau gì chế độ độc tài Venezuela cũng sụp đổ. Trong khi chờ đợi,
Donald Trump có thể tự an ủi : Venezuela nằm trong số những hồ sơ hiếm
hoi có được sự ủng hộ mạnh mẽ của phe Dân Chủ đối lập.
Brexit vẫn bế tắc
Nhận định « Theresa May hy sinh để cứu vãn Brexit », Le Monde cho rằng việc đảng Liên Minh Dân Chủ (DUP) vẫn kiên quyết chống thỏa thuận với EU là đòn đau cho nữ thủ tướng.
La Croix trong bài « Sự bế tắc của Anh về Brexit »
đặt câu hỏi : Liệu một ngày nào đó Anh quốc có ra khỏi Liên hiệp Châu
Âu (EU) được hay không ? Vài giờ sau khi thủ tướng Theresa May loan báo
sẵn sàng từ chức nếu thỏa thuận đã ký với EU được thông qua, các dân
biểu Anh vẫn bỏ phiếu chống cả 8 kịch bản, kể cả « no deal », tức ra
khỏi EU mà không có thỏa thuận nào. Trong trường hợp đó, cái giá phải
trả về kinh tế là không nhỏ.
Thông tín viên của Les Echos
tại Luân Đôn cho biết chưa bao giờ thấy tổng giám đốc Phòng Thương mại
Anh, ông Adam Marshall giận dữ như thế. Trong hội nghị thường niên tổ
chức ngay cạnh điện Westminster, tức tòa nhà Quốc hội Anh, ông Marshall
lớn tiếng : « Chúng tôi rất phẫn nộ. Quý vị đã bỏ rơi các công ty
Anh. Quý vị tập trung vào những ngôn từ thay vì vấn đề căn bản, chiến
thuật thay vì chiến lược, chính trị thay cho sự thịnh vượng ».
Trong khi đó theo một cuộc thăm dò, có đến gần phân nửa dân Pháp muốn một « Brexit nhanh chóng, không có thỏa thuận ».
Những người lớn tuổi tỏ ra ít thông cảm hơn với láng giềng Anh : 56%
người trên 65 tuổi muốn một « no deal », tỉ lệ này với giới trẻ dưới 24
tuổi chỉ là 32%. Có đến 73% người Pháp cho rằng việc Anh ra khỏi Liên
Hiệp Châu Âu không ảnh hưởng gì đến đời sống của mình, nhưng thật ra
theo INSEE, Brexit về lâu về dài sẽ làm GBP của Pháp sụt mất 1,7%.
Ủy ban Châu Âu chuẩn bị 19 biện pháp khẩn cấp để ngăn ngừa tình trạng hỗn
loạn khi Anh quốc đột ngột dứt áo ra đi, từ giao thông đường bộ, đường
không cho đến khu vực đánh cá. Chỉ còn hai văn bản chưa được thông qua,
liên quan đến visa và vấn đề hết sức nhạy cảm là cam kết đóng góp vào
ngân sách châu Âu của Luân Đôn (40 tỉ euro).
Ukraina: Không ứng cử viên tổng thống nào khiến phương Tây và Nga quan tâm
Về
cuộc bầu cử tổng thống Ukraina, Le Figaro nhận xét không có ứng cử viên
nào thu hút, đổi với cả phương Tây và Nga. Tổng thống mãn nhiệm Petro
Porochenko, khuôn mặt quen thuộc Ioulia Timochenko lẫn diễn viên hài
Volodymyr Zelenski đều không thuyết phục được Matxcơva, Bruxelles và
Washington.
Le Monde chú ý đến một chi tiết được cho là nỗ lực cuối cùng của ông Porochenko để lôi kéo lượng cử tri đã quay lưng lại với ông. « Hãy cân nhắc »,
đó là dòng chữ trên những tờ áp-phích mới nhất. Không có chân dung lẫn
chữ ký của tổng thống, đây là lời kêu gọi một sự chọn lựa cẩn trọng,
tránh một cú nhảy vào vô định – với một khuôn mặt phụ nữ gai góc đã quá
nhàm chán là bà Timochenko, hay anh hề Zelenski chưa hề có kinh nghiệm
chính trường.
Tựa chính báo Pháp
Le Monde băn khoăn « Làm thế nào tìm được 9 tỉ euro để giúp những người già không thể tự phục vụ » : từ nay đến năm 2030 chính phủ Pháp cần thêm 9,2 tỉ euro để đối phó với tình trạng lão hóa dân số. Le Figaro báo động « Nhà thờ, nạn nhân của các vụ phá hoại đáng ngại ».
Năm ngoái có đến 129 vụ đánh cắp và 877 vụ phá hoại đủ kiểu tại nơi
chốn thiêng liêng của Công Giáo, trung bình mỗi ngày có ba vụ. Các dân
biểu cánh hữu đòi hỏi Quốc Hội lập nhóm điều tra, đánh giá đúng tầm mức
vấn nạn này để ngăn ngừa, đối phó.
Trên lãnh vực kinh tế, Les Echos nêu ra « Bài học về quản lý của người cứu vãn hãng Peugeot ». Tổng giám đốc PSA, ông Carlos Tavares đã vực dậy tập đoàn đang lâm nguy và sau đó là Opel một cách ngoạn mục.
Nhìn ra thế giới, La Croix quan tâm đến « Một cuộc bầu cử náo động ở Ukraina » : luôn đang trong tình trạng xung đột với các nhóm ly khai, Chủ nhật này người dân sẽ đi bầu tổng thống mới. Libération đăng ảnh một lá cờ Algérie lớn, với đông đảo người biểu tình phía sau, chạy tựa « Algérie của họ : Ca sĩ rap, nhà điện ảnh, nhà văn, họa sĩ… ». Tờ báo dành nhiều đất cho giới nghệ sĩ, trí thức Algérie để bàn luận về tình hình đất nước.Ở
trang trong, hai sự kiện thời sự đáng chú ý nhất hôm nay là Brexit và
bầu cử tổng thống ở Ukraina được tất cả các báo đề cập đến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.