Trụ sở đài Tiếng nói Hoa Kỳ ở Washington DC. |
Đăng ngày 23-05-2015
Sửa đổi ngày 23-05-2015 18:30
Căng thẳng trở lại giữa phương Đông và phương Tây
khiến bóng ma chiến tranh lạnh lại quay về cùng với cuộc chiến tuyên
truyền. The New York Times cho biết, theo các nghị sĩ, nhà nghiên cứu
chính trị và các nhân viên cũ của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America
-VOA), thì đài này đang gặp khó khăn đúng vào lúc nước Mỹ đang cần phản
công lại nghệ thuật tuyên truyền tinh vi của các nước như Trung Quốc và
Nga, cũng như các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông
David Ensor, Tổng giám đốc VOA đã từ chức vào đầu tháng Tư, từng là
phóng viên của đài phát thanh quốc gia và các kênh truyền hình ABC News,
CNN. Ông được bổ nhiệm năm 2011 để biến đài VOA – được thành lập trong
thời kỳ chiến tranh lạnh – thành một phương tiện truyền thông siêu hiện
đại. Một số người đã vội xem đây là phiên bản nhà nước của CNN.
Nhưng ngân sách bị cắt giảm, các câu hỏi đặt ra về nhiệm vụ của VOA và việc thiếu giám sát đã hạn chế phạm vi cải cách của tân Tổng giám đốc. Hơn nữa, đa số chương trình của đài VOA lại trùng lắp với các tổ chức khác được Nhà nước tài trợ như Radio Free Europe – Radio Liberty. Rất nhiều yếu tố khiến những người chỉ trích cho rằng Voice of America chậm trễ trong việc đưa tin một số sự kiện thời sự nóng bỏng, và không chống chọi nổi với tuyên truyền của những nước khác, đặc biệt là Nga.
Hôm 15/4, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã họp phiên công khai về vấn đề tuyên truyền của Nga, và về các khó khăn của chính phủ Hoa Kỳ để có thể đối phó một cách hiệu quả. Các chuyên gia và lãnh đạo của VOA cho rằng, vấn đề chính là Quốc hội và Nhà Trắng không xác định rõ ràng vai trò của đài trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Theo một báo cáo dựa trên kết quả phỏng vấn trên 30 chuyên gia ngoại giao, thì các chương trình phát thanh quốc tế của của chính phủ Mỹ cần phải « được quan niệm lại hoàn toàn », làm thế nào để phù hợp với các mục tiêu của chính sách đối ngoại.
Được thành lập năm 1942 trực thuộc Văn phòng Thông tin Chiến tranh, nhiệm vụ nguyên thủy của Voice of America là chống lại tuyên truyền của phe Quốc xã và Nhật. Đài được nhìn nhận là đã đóng góp vào việc chấm dứt chiến tranh lạnh, khi cung cấp các thông tin không bị kiểm duyệt cho các nhà ly khai khối Đông Âu, phản bác lại các tuyên truyền cộng sản tại Liên Xô và các nước chư hầu.
Nhưng theo The New York Times được Courrier International trích dịch, từ đó đến nay VOA đã đi xuống, bị co kéo giữa sự cần thiết phải đưa các thông tin khả tín, và việc ủng hộ chính sách Mỹ. Năm 2013, bà Hillary Clinton lúc đó là Ngoại trưởng, đã tuyên bố Broadcasting Board of Governor (BBG, cơ quan kiểm soát các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ trong đó có VOA) đã « hoàn toàn thất bại về năng lực phổ biến một thông điệp ra thế giới ».
Trong kỷ nguyên Facebook và Twitter, một số người còn tự hỏi nếu VOA, với ngân sách khoảng 200 triệu đô la một năm, có mang lại lợi ích gì hay không. Ông Ensor nêu ra một loạt thành công vào thời kỳ ông còn lãnh đạo đài, nhất là số lượng người nghe qua các mạng xã hội và điện thoại di động tăng lên. Bên cạnh đó là các chương trình phát hình mới bằng nhiều thứ tiếng, như tiếng Nga, Ukraina, Iran, tiếng quan thoại, Miến Điện.
Theo các thành viên chính phủ Obama, VOA và các đài khác đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao Mỹ. Ông Richard Stengel, Thứ trưởng phụ trách Ngoại giao và Công vụ nói : « Trước các thử thách mà chúng ta phải đối phó trên nhiều mặt trên, từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo đến Boko Haram, các tổ chức như VOA là một lợi thế đáng kể. Chúng ta phải làm mọi cách để tấn công lại các thông tin của những nhóm này ».
Cho dù bị nhiều chỉ trích cũng như một số vụ lãnh đạo VOA và BBG từ chức, những người đứng đầu BBG khẳng định đã tiến hành kế hoạch tăng tốc chuyển đổi sang kỹ thuật số và củng cố hoạt động phản tuyên truyền của VOA.
Nhưng nhiều nghị sĩ không cảm thấy thuyết phục. Ủy ban Ngân sách Hạ viện khuyến cáo giảm tài trợ cho BBG và các mạng lưới trực thuộc cho đến khi có được « những cải cách quan trọng ». Các dân biểu muốn đưa ra thêm một dự luật để sửa đổi điều lệ của VOA, ghi rõ là đài phải góp phần hỗ trợ chính sách ngoại giao Mỹ và phản bác tuyên truyền của các nước khác. Dự luật bị các nhà báo của đài chống đối, đã được Hạ viện thông qua năm ngoái nhưng Thượng viện bác.
Dân biểu Cộng hòa Ed Royce của bang California, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đề nghị : « Cần giải quyết các vấn đề của VOA bằng cách làm thế nào để với ngân sách hiện nay, có nhiều nguồn lực tại chỗ hơn. Không cần thiết phải bỏ thêm tiền vào một cơ quan cồng kềnh mà không hiệu quả ».
Quốc tếHoa Kỳtuyên truyềnTruyền thôngBáo chíChiến tranhCải cách
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150523-%C2%AB-tieng-noi-hoa-ky-%C2%BB-gap-kho-khan-trong-cuoc-chien-tuyen-truyen/
Nhưng ngân sách bị cắt giảm, các câu hỏi đặt ra về nhiệm vụ của VOA và việc thiếu giám sát đã hạn chế phạm vi cải cách của tân Tổng giám đốc. Hơn nữa, đa số chương trình của đài VOA lại trùng lắp với các tổ chức khác được Nhà nước tài trợ như Radio Free Europe – Radio Liberty. Rất nhiều yếu tố khiến những người chỉ trích cho rằng Voice of America chậm trễ trong việc đưa tin một số sự kiện thời sự nóng bỏng, và không chống chọi nổi với tuyên truyền của những nước khác, đặc biệt là Nga.
Hôm 15/4, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã họp phiên công khai về vấn đề tuyên truyền của Nga, và về các khó khăn của chính phủ Hoa Kỳ để có thể đối phó một cách hiệu quả. Các chuyên gia và lãnh đạo của VOA cho rằng, vấn đề chính là Quốc hội và Nhà Trắng không xác định rõ ràng vai trò của đài trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Theo một báo cáo dựa trên kết quả phỏng vấn trên 30 chuyên gia ngoại giao, thì các chương trình phát thanh quốc tế của của chính phủ Mỹ cần phải « được quan niệm lại hoàn toàn », làm thế nào để phù hợp với các mục tiêu của chính sách đối ngoại.
Được thành lập năm 1942 trực thuộc Văn phòng Thông tin Chiến tranh, nhiệm vụ nguyên thủy của Voice of America là chống lại tuyên truyền của phe Quốc xã và Nhật. Đài được nhìn nhận là đã đóng góp vào việc chấm dứt chiến tranh lạnh, khi cung cấp các thông tin không bị kiểm duyệt cho các nhà ly khai khối Đông Âu, phản bác lại các tuyên truyền cộng sản tại Liên Xô và các nước chư hầu.
Nhưng theo The New York Times được Courrier International trích dịch, từ đó đến nay VOA đã đi xuống, bị co kéo giữa sự cần thiết phải đưa các thông tin khả tín, và việc ủng hộ chính sách Mỹ. Năm 2013, bà Hillary Clinton lúc đó là Ngoại trưởng, đã tuyên bố Broadcasting Board of Governor (BBG, cơ quan kiểm soát các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ trong đó có VOA) đã « hoàn toàn thất bại về năng lực phổ biến một thông điệp ra thế giới ».
Trong kỷ nguyên Facebook và Twitter, một số người còn tự hỏi nếu VOA, với ngân sách khoảng 200 triệu đô la một năm, có mang lại lợi ích gì hay không. Ông Ensor nêu ra một loạt thành công vào thời kỳ ông còn lãnh đạo đài, nhất là số lượng người nghe qua các mạng xã hội và điện thoại di động tăng lên. Bên cạnh đó là các chương trình phát hình mới bằng nhiều thứ tiếng, như tiếng Nga, Ukraina, Iran, tiếng quan thoại, Miến Điện.
Theo các thành viên chính phủ Obama, VOA và các đài khác đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao Mỹ. Ông Richard Stengel, Thứ trưởng phụ trách Ngoại giao và Công vụ nói : « Trước các thử thách mà chúng ta phải đối phó trên nhiều mặt trên, từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo đến Boko Haram, các tổ chức như VOA là một lợi thế đáng kể. Chúng ta phải làm mọi cách để tấn công lại các thông tin của những nhóm này ».
Cho dù bị nhiều chỉ trích cũng như một số vụ lãnh đạo VOA và BBG từ chức, những người đứng đầu BBG khẳng định đã tiến hành kế hoạch tăng tốc chuyển đổi sang kỹ thuật số và củng cố hoạt động phản tuyên truyền của VOA.
Nhưng nhiều nghị sĩ không cảm thấy thuyết phục. Ủy ban Ngân sách Hạ viện khuyến cáo giảm tài trợ cho BBG và các mạng lưới trực thuộc cho đến khi có được « những cải cách quan trọng ». Các dân biểu muốn đưa ra thêm một dự luật để sửa đổi điều lệ của VOA, ghi rõ là đài phải góp phần hỗ trợ chính sách ngoại giao Mỹ và phản bác tuyên truyền của các nước khác. Dự luật bị các nhà báo của đài chống đối, đã được Hạ viện thông qua năm ngoái nhưng Thượng viện bác.
Dân biểu Cộng hòa Ed Royce của bang California, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đề nghị : « Cần giải quyết các vấn đề của VOA bằng cách làm thế nào để với ngân sách hiện nay, có nhiều nguồn lực tại chỗ hơn. Không cần thiết phải bỏ thêm tiền vào một cơ quan cồng kềnh mà không hiệu quả ».
Quốc tếHoa Kỳtuyên truyềnTruyền thôngBáo chíChiến tranhCải cách
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150523-%C2%AB-tieng-noi-hoa-ky-%C2%BB-gap-kho-khan-trong-cuoc-chien-tuyen-truyen/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.