Đăng ngày 16-05-2015
Luật sư nổi tiếng Phố Chí Cường (Pu Zhiqiang) từng
bào chữa cho nghệ sĩ Ngải Vị Vị và nhiều nhà đấu tranh nhân quyền
khác, hôm 15/05/2015 đã bị khởi tố với tội danh « kích động hận thù sắc
tộc » sau một năm bị giam cầm, dựa theo những bình luận của ông trên
internet.
Vị luật sư 50 tuổi bị
cáo buộc « kích động hận thù sắc tộc », « xúi giục và gây rối » - những
tội danh có khung hình phạt từ 5 đến 10 năm tù tại Trung Quốc.
Amnesty International ngay lập tức kêu gọi Bắc Kinh « ngưng truy bức » ông Phố Chí Cường. Theo tổ chức phi chính phủ này : « Phố Chí Cường không làm gì khác ngoài việc có ý kiến về thời sự trên mạng xã hội. Chính quyền Trung Quốc thường xuyên vi phạm tự do ngôn luận và cố gắng dập tắt một tiếng nói độc lập ».
Đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, việc khởi tố luật sư này « dường như nằm trong xu hướng của Trung Quốc mặc nhiên bắt giữ các luật sư, người đấu tranh trên mạng, các nhà báo, các chức sắc tôn giáo và những người phản biện các chính sách của Nhà nước ».
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, có mặt tại Bắc Kinh trong hai ngày cuối tuần này, sẽ hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc. Chủ đề nhân quyền sẽ được đề cập đến.
Theo vợ luật sư Phố Chí Cường, ông đang bị tiểu đường và cao huyết áp. Trong một lá thư ngỏ tố cáo việc ông « bị thẩm vấn mỗi ngày 10 tiếng đồng hồ liên tiếp trong ba tháng đầu bị giam cầm », cho rằng đó là « tra tấn về thể chất và tinh thần một cách vô nhân đạo».
Luật sư Phố Chí Cường hầu như không có cơ hội tránh khỏi một bản án nặng nề, vì dám đụng chạm đến các chính khách cao cấp và hình ảnh của đảng Cộng sản. Năm 2014, tỉ lệ kết án của các tòa án Trung Quốc lên đến 99,93%. Trong số các bị cáo ra tòa, có đến 1,184 triệu người bị tòa tuyên có tội, chỉ có vỏn vẹn 825 người được trắng án.
Phố Chí Cường luôn sát cánh bên những người đấu tranh cho tự do tại Trung Quốc. Ông từng ký vào Hiến chương 08 do giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), hiện đang bị tù, khởi xướng. Vị luật sư cũng biện hộ cho nghệ sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị (Ai Weiwei), blogger Đàm Tác Nhân (Tuan Zuoren) – người điều tra về các ngôi trường xây ẩu bị sụp đổ sau trận động đất ở Tứ Xuyên. Gần đây ông lên tiếng bênh vực cho đồng nghiệp Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) đang bị giam cầm, và nhà báo Cao Du (Gao Yu).
Không chỉ biện hộ cho các nhân vật tên tuổi, Phố Chí Cường còn giúp đỡ những người vô danh khác : một bà mẹ bị đưa đi cải tạo lao động, một nhà đấu tranh sinh thái Tây Tạng, hay các cán bộ đảng bị chiến dịch chống tham nhũng ồ ạt của Tập Cận Bình buộc tội một cách oan ức…
Tài khoản trên mạng Vi Bác của ông thường xuyên bị kiểm duyệt. Ông đã phải lập 12 tài khoản khác nhau từ năm 2011 cho đến lúc bị bắt vào năm ngoái, ngay vào dịp kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.
Tờ South China Morning Post ở Hồng Kông điểm lại một số lời bình của luật sư Phố Chí Cường trên mạng xã hội: « Từ đỉnh cho đến chân ngọn tháp, chính quyền Trung Quốc không thể sống sót nếu không nói dối ». Hoặc tuy phê phán các hành động của quân đội Nhật thời chiến, ông vẫn cho là « Nếu Trung Quốc được người Nhật lãnh đạo, sẽ tốt đẹp hơn 10.000 lần so với hiện nay ». Ông không ngần ngại lên án việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay người Tây Tạng ở Tứ Xuyên và Cam Túc - một điều mà chính quyền Bắc Kinh khó thể tha thứ.
Nhân quyềnTrung QuốcĐàn ápChâu ÁPháp luật
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150516-luat-su-pho-chi-cuong-bi-khoi-to-vi-%C2%AB-kich-dong-han-thu-sac-toc-%C2%BB/
Amnesty International ngay lập tức kêu gọi Bắc Kinh « ngưng truy bức » ông Phố Chí Cường. Theo tổ chức phi chính phủ này : « Phố Chí Cường không làm gì khác ngoài việc có ý kiến về thời sự trên mạng xã hội. Chính quyền Trung Quốc thường xuyên vi phạm tự do ngôn luận và cố gắng dập tắt một tiếng nói độc lập ».
Đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, việc khởi tố luật sư này « dường như nằm trong xu hướng của Trung Quốc mặc nhiên bắt giữ các luật sư, người đấu tranh trên mạng, các nhà báo, các chức sắc tôn giáo và những người phản biện các chính sách của Nhà nước ».
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, có mặt tại Bắc Kinh trong hai ngày cuối tuần này, sẽ hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc. Chủ đề nhân quyền sẽ được đề cập đến.
Theo vợ luật sư Phố Chí Cường, ông đang bị tiểu đường và cao huyết áp. Trong một lá thư ngỏ tố cáo việc ông « bị thẩm vấn mỗi ngày 10 tiếng đồng hồ liên tiếp trong ba tháng đầu bị giam cầm », cho rằng đó là « tra tấn về thể chất và tinh thần một cách vô nhân đạo».
Luật sư Phố Chí Cường hầu như không có cơ hội tránh khỏi một bản án nặng nề, vì dám đụng chạm đến các chính khách cao cấp và hình ảnh của đảng Cộng sản. Năm 2014, tỉ lệ kết án của các tòa án Trung Quốc lên đến 99,93%. Trong số các bị cáo ra tòa, có đến 1,184 triệu người bị tòa tuyên có tội, chỉ có vỏn vẹn 825 người được trắng án.
Phố Chí Cường luôn sát cánh bên những người đấu tranh cho tự do tại Trung Quốc. Ông từng ký vào Hiến chương 08 do giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), hiện đang bị tù, khởi xướng. Vị luật sư cũng biện hộ cho nghệ sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị (Ai Weiwei), blogger Đàm Tác Nhân (Tuan Zuoren) – người điều tra về các ngôi trường xây ẩu bị sụp đổ sau trận động đất ở Tứ Xuyên. Gần đây ông lên tiếng bênh vực cho đồng nghiệp Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) đang bị giam cầm, và nhà báo Cao Du (Gao Yu).
Không chỉ biện hộ cho các nhân vật tên tuổi, Phố Chí Cường còn giúp đỡ những người vô danh khác : một bà mẹ bị đưa đi cải tạo lao động, một nhà đấu tranh sinh thái Tây Tạng, hay các cán bộ đảng bị chiến dịch chống tham nhũng ồ ạt của Tập Cận Bình buộc tội một cách oan ức…
Tài khoản trên mạng Vi Bác của ông thường xuyên bị kiểm duyệt. Ông đã phải lập 12 tài khoản khác nhau từ năm 2011 cho đến lúc bị bắt vào năm ngoái, ngay vào dịp kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.
Tờ South China Morning Post ở Hồng Kông điểm lại một số lời bình của luật sư Phố Chí Cường trên mạng xã hội: « Từ đỉnh cho đến chân ngọn tháp, chính quyền Trung Quốc không thể sống sót nếu không nói dối ». Hoặc tuy phê phán các hành động của quân đội Nhật thời chiến, ông vẫn cho là « Nếu Trung Quốc được người Nhật lãnh đạo, sẽ tốt đẹp hơn 10.000 lần so với hiện nay ». Ông không ngần ngại lên án việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay người Tây Tạng ở Tứ Xuyên và Cam Túc - một điều mà chính quyền Bắc Kinh khó thể tha thứ.
Nhân quyềnTrung QuốcĐàn ápChâu ÁPháp luật
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150516-luat-su-pho-chi-cuong-bi-khoi-to-vi-%C2%AB-kich-dong-han-thu-sac-toc-%C2%BB/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.