Đăng ngày 16-05-2015
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã vấp phải sự từ
chối thô bạo của Bắc Kinh, khi yêu cầu quan tâm đến lời cảnh báo của
Washington về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, nguyên do gây
căng thẳng với các nước láng giềng.
Đến
Bắc Kinh sáng nay 16/05/2015, ông John Kerry hội đàm với đồng nhiệm
Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi). Theo những người thân cận, Ngoại trưởng
Mỹ đã phản đối mạnh mẽ việc quân đội Trung Quốc xây các đảo nhân tạo
tại Biển Đông.
Sau cuộc gặp gỡ, Vương Nghị nói với báo chí bằng giọng điệu cứng rắn : « Việc xây dựng tại ‘Nam Sa’ và một số đảo đá ngầm hoàn toàn nằm trong phạm vi lãnh hải Trung Quốc. Tôi muốn tái khẳng định ở đây rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của phía Trung Quốc là cứng như đá và bất di bất dịch ».
Lầu Năm Góc có ý định gởi các chiến hạm và phi cơ trinh sát đến khu vực 12 hải lý để đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã tăng tốc xây dựng từ một năm qua. Vùng lãnh hải được quốc tế công nhận là 12 hải lý xung quanh các đảo tự nhiên, và theo Washington, không thể áp dụng cho các đảo nhân tạo được tự ý bồi đắp.
Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố : « Tôi yêu cầu Trung Quốc, thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị, có những biện pháp hài hòa với các bên để giảm bớt căng thẳng và gia tăng cơ hội cho một giải pháp ngoại giao ». Nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ « quan ngại về tiến độ và tầm cỡ » của các công trường xây dựng Trung Quốc, ông kêu gọi một « giải pháp ngoại giao thông minh » thay vì « các tiền đồn và phi đạo ».
« Vạn Lý Sa Thành »
Các công trình của Trung Quốc, đôi khi được mệnh danh là « Vạn Lý Sa Thành », được xây dựng tại quần đảo Trường Sa, mà Bắc Kinh đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan, Malaysia. Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, gây căng thẳng ngoại giao với các nước láng giềng. « Đường lưỡi bò » 9 đoạn do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trong thập niên 40, thậm chí vươn ra gần sát bờ biển các nước lân cận.
Tuần trước, Lầu Năm Góc công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bồi đắp các đảo san hô, chuyển đổi thành các cảng biển và công trình khác, trong đó có một phi đạo dài. Nhờ việc lấn biển này, diện tích sử dụng chỉ trong một năm từ 200 hecta đã tăng lên 800 hecta.
Theo các nhà phân tích, tuy ý định của Lầu Năm Góc đã được Tổng thống Barack Obama chuẩn y, việc Đệ thất hạm đội của Mỹ tiến vào Thái Bình Dương, vùng biển mà Bắc Kinh coi như « ao nhà » của họ, có thể gây ra khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai cường quốc kinh tế. Hơn nữa Biển Đông còn là tuyến đường hàng hải và thương mại chiến lược.
Vương Nghị nói : « Chúng ta cần duy trì sức bật đã có trong quan hệ quân sự giữa hai nước », nhấn mạnh sự cần thiết phải « thông báo các hoạt động quân sự quan trọng », và « một thỏa thuận nhanh » về quy tắc ứng xử giữa Không quân đôi bên.
Không quân và Hải quân hai nước đã từng suýt đụng độ nhiều lần trong khu vực tranh chấp.
Ngoại trưởng John Kerry sẽ phải thuyết phục các quan chức cao cấp Trung Quốc, nhất là Tập Cận Bình sẽ gặp ngày mai, về « các hậu quả hết sức bất lợi cho hình ảnh của Trung Quốc, trong quan hệ với các láng giềng, ổn định khu vực và có thể cả quan hệ Mỹ-Trung » do hành động xây đảo nhân tạo. Ông « sẽ khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ về duy trì tự do hàng hải ».
Hôm nay, ông John Kerry cũng sẽ gặp nhân vật số hai của Quân ủy trung ương, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong). AFP nhắc lại, Quân ủy trung ương do Tập Cận Bình làm chủ tịch, là cơ quan chỉ đạo quân đội Trung Quốc.
Trong một bình luận mới đây, Tân Hoa Xã cho rằng: « Washington hoàn toàn không có cơ sở khi lên án Bắc Kinh, vì đây chỉ là một cái cớ để duy trì bá quyền của Mỹ trong khu vực ».
Biển ĐôngHoa KỳTrung QuốcTranh chấpViệt NamĐông Nam ÁChủ quyềnChâu ÁQuốc tếHàng hải
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150516-bien-dong-bac-kinh-%C2%AB-bat-kha-dao-dong-%C2%BB-truoc-my/
Sau cuộc gặp gỡ, Vương Nghị nói với báo chí bằng giọng điệu cứng rắn : « Việc xây dựng tại ‘Nam Sa’ và một số đảo đá ngầm hoàn toàn nằm trong phạm vi lãnh hải Trung Quốc. Tôi muốn tái khẳng định ở đây rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của phía Trung Quốc là cứng như đá và bất di bất dịch ».
Lầu Năm Góc có ý định gởi các chiến hạm và phi cơ trinh sát đến khu vực 12 hải lý để đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã tăng tốc xây dựng từ một năm qua. Vùng lãnh hải được quốc tế công nhận là 12 hải lý xung quanh các đảo tự nhiên, và theo Washington, không thể áp dụng cho các đảo nhân tạo được tự ý bồi đắp.
Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố : « Tôi yêu cầu Trung Quốc, thông qua Ngoại trưởng Vương Nghị, có những biện pháp hài hòa với các bên để giảm bớt căng thẳng và gia tăng cơ hội cho một giải pháp ngoại giao ». Nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ « quan ngại về tiến độ và tầm cỡ » của các công trường xây dựng Trung Quốc, ông kêu gọi một « giải pháp ngoại giao thông minh » thay vì « các tiền đồn và phi đạo ».
« Vạn Lý Sa Thành »
Các công trình của Trung Quốc, đôi khi được mệnh danh là « Vạn Lý Sa Thành », được xây dựng tại quần đảo Trường Sa, mà Bắc Kinh đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan, Malaysia. Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, gây căng thẳng ngoại giao với các nước láng giềng. « Đường lưỡi bò » 9 đoạn do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trong thập niên 40, thậm chí vươn ra gần sát bờ biển các nước lân cận.
Tuần trước, Lầu Năm Góc công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bồi đắp các đảo san hô, chuyển đổi thành các cảng biển và công trình khác, trong đó có một phi đạo dài. Nhờ việc lấn biển này, diện tích sử dụng chỉ trong một năm từ 200 hecta đã tăng lên 800 hecta.
Theo các nhà phân tích, tuy ý định của Lầu Năm Góc đã được Tổng thống Barack Obama chuẩn y, việc Đệ thất hạm đội của Mỹ tiến vào Thái Bình Dương, vùng biển mà Bắc Kinh coi như « ao nhà » của họ, có thể gây ra khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai cường quốc kinh tế. Hơn nữa Biển Đông còn là tuyến đường hàng hải và thương mại chiến lược.
Vương Nghị nói : « Chúng ta cần duy trì sức bật đã có trong quan hệ quân sự giữa hai nước », nhấn mạnh sự cần thiết phải « thông báo các hoạt động quân sự quan trọng », và « một thỏa thuận nhanh » về quy tắc ứng xử giữa Không quân đôi bên.
Không quân và Hải quân hai nước đã từng suýt đụng độ nhiều lần trong khu vực tranh chấp.
Ngoại trưởng John Kerry sẽ phải thuyết phục các quan chức cao cấp Trung Quốc, nhất là Tập Cận Bình sẽ gặp ngày mai, về « các hậu quả hết sức bất lợi cho hình ảnh của Trung Quốc, trong quan hệ với các láng giềng, ổn định khu vực và có thể cả quan hệ Mỹ-Trung » do hành động xây đảo nhân tạo. Ông « sẽ khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ về duy trì tự do hàng hải ».
Hôm nay, ông John Kerry cũng sẽ gặp nhân vật số hai của Quân ủy trung ương, tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong). AFP nhắc lại, Quân ủy trung ương do Tập Cận Bình làm chủ tịch, là cơ quan chỉ đạo quân đội Trung Quốc.
Trong một bình luận mới đây, Tân Hoa Xã cho rằng: « Washington hoàn toàn không có cơ sở khi lên án Bắc Kinh, vì đây chỉ là một cái cớ để duy trì bá quyền của Mỹ trong khu vực ».
Biển ĐôngHoa KỳTrung QuốcTranh chấpViệt NamĐông Nam ÁChủ quyềnChâu ÁQuốc tếHàng hải
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150516-bien-dong-bac-kinh-%C2%AB-bat-kha-dao-dong-%C2%BB-truoc-my/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.