Cao
ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) thông báo: « Trên 1.600 người nhập cư và
tị nạn đã thiệt mạng kể từ đầu năm khi cố vượt Địa Trung Hải ». Koji
Sekimizu, giám đốc Cơ quan Hàng hải Quốc tế (OMI) cảnh báo : « Nếu chúng
ta không làm gì cả, tôi tin rằng trong năm nay sẽ có nửa triệu người
vượt biển, và trong trường hợp đó, có thể đến 10.000 người bị chết ».
Được
triệu tập khẩn cấp sau tai nạn đắm tàu mới nhất hôm Chủ nhật 19/4 làm
cho khoảng 900 người chết, các nguyên thủ châu Âu sẽ xem xét bản kế
hoạch hành động, tương tự như văn bản đã thông qua năm 2013 sau vụ đắm
tàu ở Lampedusa, nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Ủy viên châu
Âu về nội vụ Dimitris Avramopoulos khẳng định, Liên hiệp Châu Âu phải «
tuyên chiến với bọn buôn người ». Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kêu
gọi có những « biện pháp mạnh mẽ ». Thủ tướng Ý yêu cầu can thiệp cụ
thể, nhắm vào những kẻ đưa người vượt biên tại Libya – điểm xuất phát
chính hiện nay.
Trong dự thảo tuyên bố chung, 28 nước thành viên
cam đoan làm mọi cách « để nhận diện, bắt giữ và phá hủy các tàu trước
khi bọn đưa người vượt biên có thể sử dụng ».
Để làm được điều
này, cần phải tiến hành một chiến dịch quân sự - đây là lần đầu tiên
trong cuộc chiến chống nạn nhập cư lậu. Các nhà ngoại giao và chuyên gia
cảnh báo : « Điều đó rất phức tạp, cần có thời gian, có được sự ủy
nhiệm của Liên Hiệp Quốc, thỏa thuận với chính phủ Libya, huy động các
phương tiện quân sự và chấp nhận thiệt hại về nhân mạng ».
Trước
mắt, Liên hiệp Châu Âu sẽ tăng cường các hoạt động giám sát và cứu hộ ở
Địa Trung Hải. Bản kế hoạch đề nghị tăng gấp đôi ngân sách dành cho
Frontex – cơ quan phụ trách giám sát các biên giới – từ 3 triệu lên 6
triệu euro, nhằm củng cố các phương tiện cho chiến dịch Triton ở Ý và
Poséidon ở Hy Lạp.
Các quốc gia thành viên được đề nghị tiếp nhận «
ít nhất 5.000 người » đã được chấp nhận cho tị nạn, chủ yếu nhắm vào
người Syria. Song song đó, châu Âu sẽ nhanh chóng trục xuất những người
tị nạn kinh tế. Các nước được kêu gọi hỗ trợ Ý, Hy Lạp và Malta vào sổ
sách và lựa chọn những ai được cho tị nạn, những ai sẽ bị trục xuất. Đây
là điều khoản bị tranh cãi nhiều nhất, bị các tổ chức nhân đạo chỉ
trích.
Theo Liên Hiệp Quốc, từ đầu năm đến nay có 35.000 người
nhập cư vượt Địa Trung Hải để trốn tránh nạn nghèo đói, bạo lực và chiến
tranh. Tổ chức Nhập cư Quốc tế (OMI) cho biết từ đầu năm đến nay đã có
1.750 người vượt biên đã chết trên biển, cao gấp 30 lần so với cùng kỳ
năm ngoái.
thuyền nhânChâu ÂuXã hộiChính trịQuốc tế
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150423-thuong-dinh-chau-au-tim-loi-giai-cho-van-nan-thuyen-nhan-dia-trung-hai/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.