Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan hôm nay
23/04/2015 dẫn nguồn tin từ mạng Sina Military Network hôm 20/4 nói
rằng, khu trục hạm loại 052D trang bị tên lửa dẫn đường của Trung Quốc
có khả năng ngăn chận và bắn hạ chiến đấu cơ ném bom Su-22 của quân đội
Việt Nam, trong trường hợp xảy ra xung đột trên Biển Đông.
Liên
Xô trước đây đã cung cấp 180 chiến đấu cơ Mig-21, 40 chiếc Su-22M3 có
thể tấn công trên mặt đất và 6 chiếc Su-22U huấn luyện cho Không quân
Việt Nam sau năm 1979, để thay thế cho loại A-37 đã lỗi thời. Hà Nội
cũng sở hữu kiểu chiến đấu cơ F-5E tiếp quản từ quân đội Việt Nam Cộng
Hòa khi chiến tranh chấm dứt.
Sau đó, đến năm 1988 Việt Nam tiếp nhận thêm 32 chiếc Su-22M4 và 4 chiếc Su-22UM3 huấn luyện. Các phi cơ này một thời gian đã được coi là mối đe dọa lớn nhất cho lực lượng lục quân Trung Quốc ở khu vực biên giới.
Trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Su-22M3 và Su-22M4 đã không được huy động để chống lại các tàu của quân đội Trung Quốc, cho dù các thủy thủ Trung Quốc đã được cảnh báo về nguy cơ bị không kích. Trang mạng Flightglobal chuyên về hàng không cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng 38 kiểu chiến đấu cơ Su-22 khác nhau hoạt động, trong đó có trên 50 chiếc đang được bảo dưỡng.
Với phạm vi tấn công 500 km, chiến đấu cơ Su-22 của Việt Nam có thể hoạt động trên không phận Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đưa vào sử dụng tổng cộng 24 chiến đấu cơ ném bom Su-30MK2V hiện đại do Nga sản xuất, để thay thế cho Su-22 cũ kỹ trước đây. Tuy nhiên số lượng này chưa đủ để loại ra tất cả các chiến đấu cơ Su-22 cũ.
Theo trang mạng trên, trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc đối đầu tại Biển Đông, chiến đấu cơ Su-22 khó thể chống chọi được trước các khu trục hạm hiện đại của quân Trung Quốc.
Mới đây hôm 16/4, hai chiếc Su-22 của Việt Nam bị rơi khi đang huấn luyện trên không phận gần đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận. Hiện chưa có tin tức gì về hai phi công mất tích, cũng như nguyên nhân tai nạn. Theo báo chí trong nước, hai chiếc máy bay bị nạn là phiên bản hiện đại nhất mà Việt Nam có được.
Châu ÁTrung QuốcVũ khíChiến đấu cơViệt NamBiển ĐôngQuân sự
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150423-bao-dai-loan-khu-truc-ham-052d-cua-trung-quoc-co-the-ban-ha-su-22-cua-viet-nam/
Sau đó, đến năm 1988 Việt Nam tiếp nhận thêm 32 chiếc Su-22M4 và 4 chiếc Su-22UM3 huấn luyện. Các phi cơ này một thời gian đã được coi là mối đe dọa lớn nhất cho lực lượng lục quân Trung Quốc ở khu vực biên giới.
Trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Su-22M3 và Su-22M4 đã không được huy động để chống lại các tàu của quân đội Trung Quốc, cho dù các thủy thủ Trung Quốc đã được cảnh báo về nguy cơ bị không kích. Trang mạng Flightglobal chuyên về hàng không cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng 38 kiểu chiến đấu cơ Su-22 khác nhau hoạt động, trong đó có trên 50 chiếc đang được bảo dưỡng.
Với phạm vi tấn công 500 km, chiến đấu cơ Su-22 của Việt Nam có thể hoạt động trên không phận Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đưa vào sử dụng tổng cộng 24 chiến đấu cơ ném bom Su-30MK2V hiện đại do Nga sản xuất, để thay thế cho Su-22 cũ kỹ trước đây. Tuy nhiên số lượng này chưa đủ để loại ra tất cả các chiến đấu cơ Su-22 cũ.
Theo trang mạng trên, trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc đối đầu tại Biển Đông, chiến đấu cơ Su-22 khó thể chống chọi được trước các khu trục hạm hiện đại của quân Trung Quốc.
Mới đây hôm 16/4, hai chiếc Su-22 của Việt Nam bị rơi khi đang huấn luyện trên không phận gần đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận. Hiện chưa có tin tức gì về hai phi công mất tích, cũng như nguyên nhân tai nạn. Theo báo chí trong nước, hai chiếc máy bay bị nạn là phiên bản hiện đại nhất mà Việt Nam có được.
Châu ÁTrung QuốcVũ khíChiến đấu cơViệt NamBiển ĐôngQuân sự
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150423-bao-dai-loan-khu-truc-ham-052d-cua-trung-quoc-co-the-ban-ha-su-22-cua-viet-nam/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.