Đăng ngày 06-11-2014
Những người mơ đặt chân vào Nhà Trắng đã có thể
bắt đầu chiến dịch ngay từ bây giờ ! Thời hạn bầu cử hãy còn lâu mới
đến, nhưng lịch trình chính trị nước Mỹ đã lên kế hoạch : mọi cặp mắt
đang đổ dồn về các cuộc bầu cử sơ bộ cho kỳ bầu tổng thống năm 2016.
Về
phía đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, cựu đệ nhất phu nhân, cựu Ngoại
trưởng, chưa phải là ứng cử viên chính thức nhưng đang là khuôn mặt sáng
giá nhất. Phía đảng Cộng hòa, không thể đoán ra được một tí gì : khoảng
hơn một chục cái tên đang được nêu ra, và không có nhân vật nào thật
nổi bật.
Cuộc bầu cử để chọn ra Tống thống thứ 45 trong lịch sử Hoa Kỳ được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 08/11/2016. Bầu cử sơ bộ chính thức bắt đầu vào đầu năm 2016. Nhưng những tháng sắp tới đây là lúc để loan báo việc ra tranh cử, việc liên kết với nhau, các cuộc dàn xếp nho nhỏ, và điều cốt yếu của cuộc chiến : gây quỹ tranh cử.
Nếu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm thứ Ba 04/11/2014 giống như một cái tát vào mặt đảng Dân chủ, nay đã trở nên thiểu số ở Thượng viện cũng như Hạ viện, thì thật ra không hẳn đây là một cái tin xấu cho bà Hillary Clinton nếu bà muốn thử thời vận một lần nữa, tám năm sau thất bại trong kỳ bầu cử sơ bộ trước ông Barack Obama.
Phe Cộng hòa đang ở thế mạnh tại điện Capitol đã tặng cho bà một điểm tựa. Và nữ cựu thượng nghị sĩ New York (2001-2009) có thể hy vọng khai thác các bất đồng nội bộ của một đảng vẫn luôn chưa quyết định được về chỗ đứng sẽ dành cho các dân biểu đảng cực hữu Tea Party vẫn luôn rất hung hăng.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul, người có thể lao vào cuộc đua, không chờ đợi đến hôm sau mới đưa ra những tuyên bố thù địch. Ông khẳng định trên Twitter : « Người thua thiệt nhiều nhất hôm thứ Ba là Hillary Clinton », trước khi đăng lên Facebook một loạt hình cựu Ngoại trưởng đứng cạnh các ứng cử viên Thượng viện phe Dân chủ đã bị đánh bại, kèm theo là lời bình Hillaryslosers ( Những người bại trận của Hillary).
« Sau một cú rờ-ve lịch sử, các chính sách của Obama-Clinton một lần nữa sẽ là trung tâm của cuộc bầu cử 2016 ». Phía Ủy ban Cộng hòa Quốc gia, trong một tài liệu đã nêu ra các lý do khiến hai cựu địch thủ phe Dân chủ có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trên lý thuyết, các con số thống kê không nghiêng về phía sẽ có thêm một người chủ mới thuộc phe Dân chủ ở Nhà Trắng, vì hiếm khi một đảng có thể trụ được ba nhiệm kỳ liên tiếp. Chỉ có một ngoại lệ xảy ra trong 60 năm qua : năm 1988, khi ứng viên Cộng hòa George Bush được bầu lên sau khi ông Ronald Reagan đã kết thúc hai nhiệm kỳ.
Bà Hillary Clinton, 67 tuổi, sẽ phải lên tiếng vào đầu năm 2015. Nếu tất cả hoạt động của bà khiến người ta nghĩ rằng bà đang chuẩn bị ra tranh cử, một mối hoài nghi vẫn hiện diện. Phu nhân của ông Bill Clinton nhắc lại rằng bà đang vui thú với vai trò mới là bà ngoại – cháu gái Charlotte, con của Chelsea Clinton chào đời vào cuối tháng Chín – trước khi đưa ra quyết định về tương lai chính trị của mình.
Nếu bà không ra tranh cử tổng thống – một quyết định sẽ làm ngạc nhiên tất cả mọi người, phe Dân chủ sẽ trở nên bơ vơ vì bà Hillary Clinton thu hút mọi chú ý từ một năm qua. Phó tổng thống Joe Biden, lớn hơn bà 5 tuổi, để ngỏ khả năng ra ứng cử nhưng ít ai tin vào giả thiết này.
Việc một ứng cử viên Cộng hòa hôm thứ Ba được bầu lên làm Thống đốc bang Maryland đã làm yếu đi vị thế của Thống đốc Dân chủ mãn nhiệm Martin O’Malley, người cũng đã nêu ra khả năng ra tranh cử.
Về phía đảng Cộng hòa, chưa bao giờ trong lịch sử chính trị hiện đại Hoa Kỳ, một cuộc đua lại được mở rộng như thế.
Dấu hỏi đầu tiên : Jeb Bush, 61 tuổi. Là con trai của George H.W. Bush, Tổng thống thứ 41 của Mỹ (1989-1993) và là em của George W.Bush, Tổng thống Mỹ thứ 43 (2001-2009), cựu Thống đốc Florida có thể cố gắng trở thành Tổng thống thứ 45.
Có quan điểm ngả về cánh trung rõ nét hơn người anh, ông đang còn do dự. Vào đầu năm nay, mẹ ông là bà Barbara Bush đã tuyên bố công khai bà cho rằng ý tưởng về hai gia tộc – Clinton và Bush – sẽ khiến các tranh luận chính trị sẽ trở nên đơn điệu. Bà Barbara nói : « Chúng ta sống trong một đất nước lớn. Nếu chúng ta không có khả năng tìm ra hai hoặc ba gia đình để tranh chức tổng thống, thì thật buồn cười ». Từ đó đến nay, bà giữ im lặng.
Tên các nghị sĩ Marco Rubio (bang Florida), Ted Cruz (Texas) và các thống đốc Chris Christie (New Jersey), Rick Perry (Texas), Scott Walker (Winconsin) và Bobby Jindal (Louisiana) hay Mike Huckabee, cựu thống đốc Arkansas, thường được gợi ra. Còn cái tên Mitt Romney, người đã thua cuộc trong kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa năm 2008 trước thượng nghị sĩ John McCain và tiếp đó trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 trước ông Barack Obama, lại tái xuất hiện. Ban đầu ông này bác bỏ mọi ý định tái tranh cử, nhưng gần đây giọng điệu đã bớt kiên quyết hơn.
Bầu cửTổng thốngChính trịHoa KỳQuốc tếHillary Clinton
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141106-cuoc-chay-dua-vao-nha-trang-da-bat-dau/
Cuộc bầu cử để chọn ra Tống thống thứ 45 trong lịch sử Hoa Kỳ được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 08/11/2016. Bầu cử sơ bộ chính thức bắt đầu vào đầu năm 2016. Nhưng những tháng sắp tới đây là lúc để loan báo việc ra tranh cử, việc liên kết với nhau, các cuộc dàn xếp nho nhỏ, và điều cốt yếu của cuộc chiến : gây quỹ tranh cử.
Nếu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm thứ Ba 04/11/2014 giống như một cái tát vào mặt đảng Dân chủ, nay đã trở nên thiểu số ở Thượng viện cũng như Hạ viện, thì thật ra không hẳn đây là một cái tin xấu cho bà Hillary Clinton nếu bà muốn thử thời vận một lần nữa, tám năm sau thất bại trong kỳ bầu cử sơ bộ trước ông Barack Obama.
Phe Cộng hòa đang ở thế mạnh tại điện Capitol đã tặng cho bà một điểm tựa. Và nữ cựu thượng nghị sĩ New York (2001-2009) có thể hy vọng khai thác các bất đồng nội bộ của một đảng vẫn luôn chưa quyết định được về chỗ đứng sẽ dành cho các dân biểu đảng cực hữu Tea Party vẫn luôn rất hung hăng.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul, người có thể lao vào cuộc đua, không chờ đợi đến hôm sau mới đưa ra những tuyên bố thù địch. Ông khẳng định trên Twitter : « Người thua thiệt nhiều nhất hôm thứ Ba là Hillary Clinton », trước khi đăng lên Facebook một loạt hình cựu Ngoại trưởng đứng cạnh các ứng cử viên Thượng viện phe Dân chủ đã bị đánh bại, kèm theo là lời bình Hillaryslosers ( Những người bại trận của Hillary).
« Sau một cú rờ-ve lịch sử, các chính sách của Obama-Clinton một lần nữa sẽ là trung tâm của cuộc bầu cử 2016 ». Phía Ủy ban Cộng hòa Quốc gia, trong một tài liệu đã nêu ra các lý do khiến hai cựu địch thủ phe Dân chủ có liên hệ chặt chẽ với nhau.
Trên lý thuyết, các con số thống kê không nghiêng về phía sẽ có thêm một người chủ mới thuộc phe Dân chủ ở Nhà Trắng, vì hiếm khi một đảng có thể trụ được ba nhiệm kỳ liên tiếp. Chỉ có một ngoại lệ xảy ra trong 60 năm qua : năm 1988, khi ứng viên Cộng hòa George Bush được bầu lên sau khi ông Ronald Reagan đã kết thúc hai nhiệm kỳ.
Bà Hillary Clinton, 67 tuổi, sẽ phải lên tiếng vào đầu năm 2015. Nếu tất cả hoạt động của bà khiến người ta nghĩ rằng bà đang chuẩn bị ra tranh cử, một mối hoài nghi vẫn hiện diện. Phu nhân của ông Bill Clinton nhắc lại rằng bà đang vui thú với vai trò mới là bà ngoại – cháu gái Charlotte, con của Chelsea Clinton chào đời vào cuối tháng Chín – trước khi đưa ra quyết định về tương lai chính trị của mình.
Nếu bà không ra tranh cử tổng thống – một quyết định sẽ làm ngạc nhiên tất cả mọi người, phe Dân chủ sẽ trở nên bơ vơ vì bà Hillary Clinton thu hút mọi chú ý từ một năm qua. Phó tổng thống Joe Biden, lớn hơn bà 5 tuổi, để ngỏ khả năng ra ứng cử nhưng ít ai tin vào giả thiết này.
Việc một ứng cử viên Cộng hòa hôm thứ Ba được bầu lên làm Thống đốc bang Maryland đã làm yếu đi vị thế của Thống đốc Dân chủ mãn nhiệm Martin O’Malley, người cũng đã nêu ra khả năng ra tranh cử.
Về phía đảng Cộng hòa, chưa bao giờ trong lịch sử chính trị hiện đại Hoa Kỳ, một cuộc đua lại được mở rộng như thế.
Dấu hỏi đầu tiên : Jeb Bush, 61 tuổi. Là con trai của George H.W. Bush, Tổng thống thứ 41 của Mỹ (1989-1993) và là em của George W.Bush, Tổng thống Mỹ thứ 43 (2001-2009), cựu Thống đốc Florida có thể cố gắng trở thành Tổng thống thứ 45.
Có quan điểm ngả về cánh trung rõ nét hơn người anh, ông đang còn do dự. Vào đầu năm nay, mẹ ông là bà Barbara Bush đã tuyên bố công khai bà cho rằng ý tưởng về hai gia tộc – Clinton và Bush – sẽ khiến các tranh luận chính trị sẽ trở nên đơn điệu. Bà Barbara nói : « Chúng ta sống trong một đất nước lớn. Nếu chúng ta không có khả năng tìm ra hai hoặc ba gia đình để tranh chức tổng thống, thì thật buồn cười ». Từ đó đến nay, bà giữ im lặng.
Tên các nghị sĩ Marco Rubio (bang Florida), Ted Cruz (Texas) và các thống đốc Chris Christie (New Jersey), Rick Perry (Texas), Scott Walker (Winconsin) và Bobby Jindal (Louisiana) hay Mike Huckabee, cựu thống đốc Arkansas, thường được gợi ra. Còn cái tên Mitt Romney, người đã thua cuộc trong kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa năm 2008 trước thượng nghị sĩ John McCain và tiếp đó trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 trước ông Barack Obama, lại tái xuất hiện. Ban đầu ông này bác bỏ mọi ý định tái tranh cử, nhưng gần đây giọng điệu đã bớt kiên quyết hơn.
Bầu cửTổng thốngChính trịHoa KỳQuốc tếHillary Clinton
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141106-cuoc-chay-dua-vao-nha-trang-da-bat-dau/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.