Đăng ngày 19-11-2014
Trung Quốc hiện nay đầu tư ra ngoại quốc nhiều hơn
là nước ngoài đầu tư vào. Sự đảo lộn này, minh họa cho ảnh hưởng mới
trên trường quốc tế của nền kinh tế thứ nhì thế giới, theo các chuyên
gia không phải là không có rủi ro.
Thời kỳ mà Trung Quốc được coi là
đất hứa cho việc chuyển dịch sản xuất của các công ty phương Tây đã đi
qua. Hiện nay với tiền lương đang tăng lên, Trung Quốc đã trở nên ít hấp
dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia. Xu hướng đang đi ngược lại : đầu
tư của Trung Quốc ra nước ngoài đã tăng lên 18% trong mười tháng đầu năm
2014.
Chấm dứt giai đoạn mà Trung Quốc khi mua các công ty nước ngoài, chủ yếu chỉ nhằm đảm bảo nguồn cung quặng mỏ và dầu lửa. Các tập đoàn Trung Quốc nay mua lại các công ty ngoại quốc trong đủ mọi lãnh vực, từ thực phẩm đến kỹ nghệ cơ khí, và các công nghệ tiên tiến hàng đầu.
Vào đầu năm 2013, tập đoàn dầu lửa Trung Quốc CNOOC đã mua lại tập đoàn năng lượng Canada Nexen, với cái giá kỷ lục là 15,1 tỉ đô la – món đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ra nước ngoài. Tuy vậy đây chỉ là một phần nhỏ nếu so với tổng số tiền đầu tư 625 tỉ đô la để mua các công ty ngoại quốc, cũng cùng trong năm ấy.
Đầu tư ra các nước là một phong trào bề sâu, chủ yếu do các tập đoàn quốc doanh hùng mạnh dẫn đầu. Các tập đoàn này có được các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Bắc Kinh, và được các ngân hàng quốc doanh lớn tạo điều kiện dễ dàng về tài chính. Theo thống kê chính thức, đầu tư Trung Quốc ra nước ngoài đã tăng gấp 30 lần chỉ trong vòng một thập kỷ.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhang Xiangchen mới đây đã khẳng định : « Việc đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài vượt qua số đầu tư mà Trung Quốc nhận được, chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu không trong năm nay, thì chẳng chóng thì chầy cũng sẽ đạt được ».
Nền kinh tế thứ nhì thế giới nay là nhà đầu tư thứ ba của hành tinh, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai nước nhận được vốn đầu tư nhiều nhất từ Bắc Kinh là Hoa Kỳ và Úc.
Nhưng sự bành trướng ra thế giới này không phải là không có rủi ro. Các chuyên gia nhấn mạnh đến sự thiếu kinh nghiệm của các công ty Trung Quốc tại một số thị trường, và các quyết định của họ đôi khi theo lợi ích của chính quyền trung ương hơn là theo cung cách kinh doanh thông thường.
Tập đoàn sản xuất xe hơi Shanghai Automotive Industry Corp (SAIC) đã gặp phải thất vọng nặng nề khi nắm quyền kiểm soát tập đoàn xe hơi Hàn Quốc Ssangyong Motor, mà các khó khăn tài chính trầm trọng đi kèm với một cuộc đình công kéo dài, và cuối cùng dẫn đến phá sản. Trong cuộc phiêu lưu này, SAIC đã mất đến nhiều tỉ nhân dân tệ.
Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Bình An (Ping An) bị lãnh đòn khi Fortis – ngân hàng đồng thời là nhà bảo hiểm Bỉ-Hà Lan bị giải thể năm 2008, trong đó Bình An đầu tư đến 3,5 tỉ đô la.
Ngay cả trong lãnh vực hầm mỏ rất quen thuộc của Trung Quốc, cũng có nhiều ngạc nhiên đáng buồn. Theo Wang Jiahua, một trong những người có trách nhiệm của Hiệp hội Mỏ Trung Quốc, khoảng 80% đầu tư của Bắc Kinh vào các mỏ ở nước ngoài đều thất bại.
Một ví dụ về thất bại chua cay nhất đồng thời mang tính biểu tượng, là dự án đập thủy điện khổng lồ tại Miến Điện trên sông Irrawaddy. Tập đoàn China Power Investment Corp đã thiệt mất 1,2 tỉ đô la trong dự án nhà máy điện Myitsone, mà lượng điện sản xuất ra sẽ cung ứng cho Trung Quốc, do chính phủ Miến Điện quyết định cho ngưng vào năm 2011.
Nguyên do hàng đầu của các vấn đề trên là thiếu chiến lược, cũng như thiếu kiểm tra của các lãnh đạo tập đoàn lớn Trung Quốc. Tao Jingzhou, thuộc công ty luật Dechert LLP China khẳng định như trên. Ông giải thích : « Việc lãnh đạo một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc ký kết một hợp đồng mua và sáp nhập, thường được hoan nghênh như một thành công lớn. Hai năm sau đó, nếu cứ liên tục bị lỗ, thì lại không còn là mối quan tâm của ông ta nữa ».
Đầu tư Kinh tế Trung Quốc Châu Á
Chấm dứt giai đoạn mà Trung Quốc khi mua các công ty nước ngoài, chủ yếu chỉ nhằm đảm bảo nguồn cung quặng mỏ và dầu lửa. Các tập đoàn Trung Quốc nay mua lại các công ty ngoại quốc trong đủ mọi lãnh vực, từ thực phẩm đến kỹ nghệ cơ khí, và các công nghệ tiên tiến hàng đầu.
Vào đầu năm 2013, tập đoàn dầu lửa Trung Quốc CNOOC đã mua lại tập đoàn năng lượng Canada Nexen, với cái giá kỷ lục là 15,1 tỉ đô la – món đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ra nước ngoài. Tuy vậy đây chỉ là một phần nhỏ nếu so với tổng số tiền đầu tư 625 tỉ đô la để mua các công ty ngoại quốc, cũng cùng trong năm ấy.
Đầu tư ra các nước là một phong trào bề sâu, chủ yếu do các tập đoàn quốc doanh hùng mạnh dẫn đầu. Các tập đoàn này có được các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Bắc Kinh, và được các ngân hàng quốc doanh lớn tạo điều kiện dễ dàng về tài chính. Theo thống kê chính thức, đầu tư Trung Quốc ra nước ngoài đã tăng gấp 30 lần chỉ trong vòng một thập kỷ.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhang Xiangchen mới đây đã khẳng định : « Việc đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài vượt qua số đầu tư mà Trung Quốc nhận được, chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu không trong năm nay, thì chẳng chóng thì chầy cũng sẽ đạt được ».
Nền kinh tế thứ nhì thế giới nay là nhà đầu tư thứ ba của hành tinh, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai nước nhận được vốn đầu tư nhiều nhất từ Bắc Kinh là Hoa Kỳ và Úc.
Nhưng sự bành trướng ra thế giới này không phải là không có rủi ro. Các chuyên gia nhấn mạnh đến sự thiếu kinh nghiệm của các công ty Trung Quốc tại một số thị trường, và các quyết định của họ đôi khi theo lợi ích của chính quyền trung ương hơn là theo cung cách kinh doanh thông thường.
Tập đoàn sản xuất xe hơi Shanghai Automotive Industry Corp (SAIC) đã gặp phải thất vọng nặng nề khi nắm quyền kiểm soát tập đoàn xe hơi Hàn Quốc Ssangyong Motor, mà các khó khăn tài chính trầm trọng đi kèm với một cuộc đình công kéo dài, và cuối cùng dẫn đến phá sản. Trong cuộc phiêu lưu này, SAIC đã mất đến nhiều tỉ nhân dân tệ.
Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Bình An (Ping An) bị lãnh đòn khi Fortis – ngân hàng đồng thời là nhà bảo hiểm Bỉ-Hà Lan bị giải thể năm 2008, trong đó Bình An đầu tư đến 3,5 tỉ đô la.
Ngay cả trong lãnh vực hầm mỏ rất quen thuộc của Trung Quốc, cũng có nhiều ngạc nhiên đáng buồn. Theo Wang Jiahua, một trong những người có trách nhiệm của Hiệp hội Mỏ Trung Quốc, khoảng 80% đầu tư của Bắc Kinh vào các mỏ ở nước ngoài đều thất bại.
Một ví dụ về thất bại chua cay nhất đồng thời mang tính biểu tượng, là dự án đập thủy điện khổng lồ tại Miến Điện trên sông Irrawaddy. Tập đoàn China Power Investment Corp đã thiệt mất 1,2 tỉ đô la trong dự án nhà máy điện Myitsone, mà lượng điện sản xuất ra sẽ cung ứng cho Trung Quốc, do chính phủ Miến Điện quyết định cho ngưng vào năm 2011.
Nguyên do hàng đầu của các vấn đề trên là thiếu chiến lược, cũng như thiếu kiểm tra của các lãnh đạo tập đoàn lớn Trung Quốc. Tao Jingzhou, thuộc công ty luật Dechert LLP China khẳng định như trên. Ông giải thích : « Việc lãnh đạo một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc ký kết một hợp đồng mua và sáp nhập, thường được hoan nghênh như một thành công lớn. Hai năm sau đó, nếu cứ liên tục bị lỗ, thì lại không còn là mối quan tâm của ông ta nữa ».
Đầu tư Kinh tế Trung Quốc Châu Á
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141119-trung-quoc-dau-tu-manh-ra-nuoc-ngoai-nhung-nhieu-rui-ro/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.