mardi 19 novembre 2024

Trần Nhã Thụy - Vì sao “Gánh gánh gồng gồng” gánh hết các giải thưởng?

 

“Gánh gánh gồng gồng” là cuốn hồi ký của bà chủ phòng tranh Lotus Xuân Phượng (NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM ấn hành năm 2020).

Theo thông tin báo chí thì đây là cuốn hồi ký được viết lại từ cuốn  Áo Dài - Du Couvent des Oiseaux à la Jungle des Viet-minh  (NXB Plon ấn hành năm 2001) Cũng theo báo chí thì cuốn hồi ký bản năm 2001 viết bằng tiếng Pháp, và bà Xuân Phượng viết chung với nhà báo người Pháp Danièle Mazingarbe.

Không rõ bà Xuân Phượng và Danièle Mazingarbe cùng viết bằng tiếng Pháp (vì bà Xuân Phượng cũng giỏi tiếng Pháp) hay bà Xuân Phượng viết tiếng Việt, sau đó Danièle chuyển ngữ sang tiếng Pháp? Theo tôi thì Danièle Mazingarbe đồng tác giả chứ không phải người chuyển ngữ.

Võ Khánh Tuyên - Chiếc áo và thầy tu

 

Có lần thấy một nhóm khá đông các sinh viên trường đại học tụ tập ở một góc đường, nên tò mò quan sát. Quả là mấy em cháu bây giờ so với thế hệ tôi ngày xưa (tức cỡ 30 năm trước) khác nhau một trời một vực.

Các em bây giờ dáng vóc đẹp hơn, gương mặt sáng sủa và đầy đặn hơn, nói chung là xinh đẹp hơn. Nhưng nhìn lại tổng thể, thấy ngán ngẫm.

Bởi nhiều em cháu nữ sinh viên, tự nhiên giờ trang bị cho mình mấy bộ trang phục kỳ lạ. Áo và quần rộng thùng thình, như lội trong tấm vải vậy. Đã vậy còn chơi luôn áo khoác sùm sụp, nhìn như những zombie di động thiếu sức sống vậy.

Dương Quốc Chính - Bức tranh ở Đại học Đông Dương

 

Ở giảng đường lớn của Đại học Dược và khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (hai đơn vị đang sử dụng Đại học Đông Dương cũ) có một bức tranh tường lớn nhất Việt Nam.

Tranh có diện tích tới 77 m2, cao 7 m dài 11 m, vẽ sơn dầu lên vải và dán lên bức tường cong. Nhưng bức tranh hiện có là bản phục chế. Thấy bảo bị hư hỏng do thời tiết, nhưng mình cho là bị phá đúng hơn!

Nội dung bức tranh là hình ảnh một người đàn bà biểu tượng cho bà mẹ trí tuệ tay cầm quyển sách, đang "giáo hóa cho chúng sinh" bao gồm tất tật cả Tây lẫn ta ở bên dưới, có cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương và quan lại, dân chúng người Việt.

Lưu Trọng Văn - Những người treo cờ

 

Olivier Parriaux và Bernard Bachelard là hai trong ba công dân Thụy Sĩ đã treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà ở Paris vào ngày 19/01/1969.

Sáu tháng sau, một lá cờ như vậy được hai chàng trai người Pháp treo trước Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Sáng qua hai người Thụy Sĩ treo cờ ở Paris được chào đón nồng nhiệt ở Sài Gòn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.11.2024


 

lundi 18 novembre 2024

Phó Đức An - Bật đèn xanh: Bắn!

 

Chờ đợi mãi thì cuối cùng tin vui đã đến với Ukraina. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lục địa Nga.

Ukraine cũng tuyên bố rằng họ có kế hoạch tiến hành cuộc tấn công tầm xa đầu tiên vào Nga trong vài ngày tới.

Loại vũ khí mà Mỹ cho phép Ukraine sử dụng lần này bao gồm tên lửa chiến thuật Lục quân ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Trước đây Ukraine chỉ có thể sử dụng loại vũ khí này để tấn công các mục tiêu của Nga tiếp cận với biên giới Ukraine.

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 18/11/2024

 

Thống kê hàng tuần của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine về tổng số tổn thất của địch từ ngày 24.02.2022 đến ngày 17.11.2024 là khoảng:

Nhân sự ‒ khoảng 720.880 (+11.990) người,

• Xe tăng ‒ 9.350 (+101),

• Xe chiến đấu bộ binh chở quân ‒ 19.021 (+295),

Lê Xuân Nghĩa - Con ngáo ộp vũ khí hạt nhân mà Nga luôn đe dọa không tác dụng

 

Putin: “Chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào Nga.”

Là tuyên bố của Tổng thống Putin cách đây chừng một tuần. Và hôm nay, Hoa Kỳ, Pháp và Vương quốc Anh đã cho phép sử dụng tên lửa tầm xa, chẳng hạn như SCALP/Storm Shadow và ATACMS, để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Điều này cho thấy Mỹ và phương Tây chưa bao giờ sợ hãi sự đe dọa của Nga bằng những “lằn ranh đỏ” hay vũ khí hạt nhân. Việc họ chưa dỡ bỏ hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa là bởi họ có những tính toán riêng của họ, cũng như thực sự không muốn leo thang chiến tranh.

Ngô Nhân Dụng - Kim Jong Un cho Putin thuê lính

 

Tập Cận Bình vẫn coi Kim Jong Un như một chư hầu. Khi họ Kim gửi quân sang giúp Vladimir Putin đánh quân Ukraine, chắc đã được Tập ưng thuận. Vì Tập cũng không muốn Putin thất bại.

Quân Ukraine đã đánh thẳng sang Nga, chiếm một vùng tỉnh Kursk, Putin không muốn rút quân từ Ukraine về chống đỡ, Kim Jong Un bèn giúp một tay.

Tuy bị ràng buộc mật thiết với Trung Cộng, Kim Jong Un tỏ ra đang ngả về phía Nga. Lần cuối cùng Kim Jong Un gặp Tập Cận Bình là từ năm 2019; nhưng trong năm 2023 Kim Jong Un đã gặp Putin hai lần. Trong dịp lễ hội kỷ niệm 75 năm chế độ cộng sản chiếm được chính quyền ở Trung Quốc, Kim Jong Un chỉ gửi một bản văn chúc mừng khô khan; nhưng nhân ngày sinh nhật Putin, Kim Jong Un đã gọi ông ta là “đồng chí thân yêu nhất!” theo Colin Demarest, trên mạng Axios.

Lê Xuân Nghĩa - Mặt trận Kursk đang nóng bỏng

 

Putin bất chấp sinh mạng binh lính để yêu cầu giải phóng Kursk trước ngày Trump nhậm chức, 20/01/2025.

Vì vậy, hiện Putin đổ quân vào Kursk với con số tương đương toàn bộ quân đội chiến đấu của Anh hiện nay, chừng 130 nghìn quân, gồm cả lính Triều Tiên.

Putin vẫn hy vọng Trump sẽ buộc Ukraine phải chấp nhận thực trạng về lãnh thổ, tức Ukraine phải chấp nhận mất tất cả những khu vực mà Nga đang chiếm đóng hiện nay. Do đó, lấy lại Kursk là quyết tâm cao nhất của Putin, dù có nướng tất cả lính.

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Mỹ khác Mexico, Peru hay Brazil?

Bài trước trong mục này bàn về Giải Nobel Kinh tế năm 2024, trao cho James Robinson, Daron Acemoglu (Đại học MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago).

Họ đã tìm hiểu tại sao kinh tế các nước phát triển cao thấp khác nhau, chú ý đến kinh tế Mỹ, Canada so với các nước châu Mỹ La Tinh, như Mexico, Peru hay Brazil.

Ba giáo sư kinh tế học thấy nguyên do quan trọng nhất là các định chế xã hội khác biệt trong các xã hội đó: Dân Mỹ và Canada dựng lên những định chế kinh tế và chính trị cho mọi người có cơ hội như nhau (inclusive institution). Các nước kia nuôi dưỡng các định chế cho một thiểu số cầm đầu nhằm khai thác những người khác (extractive institutions).

Nguyễn Đình Bổn - Giấc mơ đẹp!

 

Chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra. Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran tuyên bố liên minh.

Ukraine trong thế cùng đã sản xuất đầu đạn hạt nhân và bắn vào Moscow. Nga ngay lập tức đáp trả. Nhưng dự định đó chưa thành thì NATO khai hỏa hạn chế.

Tất cả thủ đô của bốn nước kia tan tành một phần. Pu, Tập, Ủn chui boong ke và bị bắt. Lãnh tụ Iran tự sát.

Bông Lau - Về nơi gió cát

Trên đường trở lại cái căn cứ có căn phòng ọp ẹp và cái mền tình iu đỏ chót sến. Nơi có những đêm trăn trở trong tiếng nổ của trọng pháo 105 bắn từ C130.

Ghé phi trường quốc tế Dubai 5 tiếng đồng hồ, nên tận hưởng những giây phút cuối cùng của sự tiện nghi tư bổn. Vào một quán bar/restaurant lịch sự gọi dĩa salad, một ly Coca Cola đá lạnh, và ngồi trên ghế da lót nệm êm ái sạch sẽ thẩm mỹ. Vì ngày thứ Ba lại phải mặc áo giáp ngồi trên ghế lưới của máy bay C130 trực chỉ hướng bắc nơi vùng đất gió cát bất ổn.

Những ngày zui quá ngắn. Những giây phút tự do hỏng có sự kiểm soát của quy luật này nọ quá ít ỏi.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bắt tay

 

- Mọi công dân bình thường khi bắt tay với lãnh đạo thì bắt một tay, đứng thẳng người, không phải khúm núm xun xoe quỵ lụy.

Vì chúng nó chỉ là công chức, không phải là vua quan như ngày xưa. Và người dân là công dân, chứ không phải là nô dân như thời phong kiến.

- Thầy giáo mà bắt tay với học trò làm quan chức thì càng phải thẳng người. Chúng nó không khom lưng với thầy thì tại sao thầy phải xun xoe khom lưng trước chúng nó.

Thái Vũ - Trầm uất

 

Tôi lại nói chuyện thằng thích chân quang. Vì Facebook vừa lên cái cờ líp quang dạy bảo chúng sinh, và được chúng sinh vỗ tay rần trời.

Quang giải thích nguyên nhân trầm cảm, và dạy "trầm cảm là buồn vô cớ, các con nhớ giùm thầy nha, cứ ai hỏi thì trả lời ba từ, buồn vô cớ". Và loanh quanh một hồi thì lại vô cái vòng giải nghiệp thâm căn cố đế.

Những thằng trọc quốc doanh, chúng nó không biết gì, chưa hết lớp 3 bổ túc văn hóa. Ta không trách được.

Trung Dũng - Ngày xửa ngày xưa...

 

Có một vị hành giả áo vá, chân đất, đầu trần. Ăn ngày một bữa chay, ôm lõi nồi cơm điện đi bộ vòng quanh nhiều vòng đất nước...

Thầy ấy nguyện suốt đời kiên trì thực hành giới hạnh và tập học theo đúng lời dạy của đức Thích Ca Mầu Ni cho đến khi nào đắc quả Phật mới thôi.

Hôm nay, 18.11.2024,

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 18.11.2024

 

1. "Ông Minh Tuệ thông báo dừng đi khất thực"- Có thư ông Minh Tuệ, có dấu xác nhận của công ty anh ông Minh Tuệ xác nhận chữ ký của ổng (vì hôm nọ thư không dấu mọi người không tin). Rồi có cả cái clip ông Minh Tuệ nói, hàng chục báo đăng vân vân, bà con vẫn không tin he he.

Nhà cháu còm cho một bạn nhà báo khi bạn ấy đưa cái link nói là ông Minh Tuệ bị công an ép: "Chết ông ấy không sợ thì sợ đếch gì mấy ông công an với chính quyền. Nhưng ông ấy là người hiểu biết. Anh qua đấy, mỗi ngày hàng mấy ngàn người chen lấn xô đẩy hò hét khóc lóc mỗi khi ông ấy xuất hiện, thì ông ấy tránh là đúng chứ có gì đâu mà cứ thêu dệt đủ thứ. Dân mình rất lạ. Nhất là khi ông ấy biết mình bị lợi dụng".

Hiện nay ông Minh Tuệ bị tới ba, bốn phe lợi dụng, kể cả người nhà, cơ khổ là ông ấy, muốn đi tu cũng không được. Và thôi, đây là tin nhà cháu điểm cuối cùng về Minh Tuệ. Không thể thắng được sự u mê he he.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.11.2024


 

Hoa Kỳ lần đầu tiên cho phép Ukraina sử dụng hỏa tiễn tầm xa tại Nga

 

(Le Monde 17/11/2024) Hơn hai tháng trước khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng, ông Joe Biden đã dỡ bỏ hạn chế cho đến nay vẫn ngăn Ukraina dùng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Những nguồn tin đã cho hãng tin Associated Press, báo New York Times, Washington Post và Agence France-Presse (AFP) biết như trên.

Một viên chức Mỹ ẩn danh nói với AFP, Hoa Kỳ « đã bật đèn xanh cho việc sử dụng hỏa tiễn tầm xa ». Theo New York Times, các hỏa tiễn này ban đầu sẽ được dùng tại vùng Kursk của Nga gần biên giới, nơi lính Bắc Triều Tiên đã được triển khai hỗ trợ cho quân Nga. Nhà Trắng từ chối mọi bình luận.

dimanche 17 novembre 2024

Phúc Lai - Viết hơi dài về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 17/11/2024

 

1. “Quân đội Triều Tiên hoàn toàn phù hợp với cuộc chiến tranh của Putox.”

Đây là một kết luận từ một cựu sĩ quan xin được giấu tên sau những thông tin từ quân đội Nga rò ra.

Hiện tại mọi tiếp xúc của các binh lính cấp thấp của nhóm quân này với bên ngoài coi như nghiêm cấm tuyệt đối, ngay cả cấp sĩ quan sơ cấp cũng gần như bị cấm không có liên hệ gì với người Nga, cũng như các quân nhân Nga khác. Đó là lý do hầu hết các thông tin về họ được lan truyền trên mạng xã hội, khi xem xét chúng cần hết sức thận trọng.

Chẳng hạn, bức ảnh một người lính châu Á đã chết làm nền, phía trước là một bàn tay cầm cuốn chứng minh thư quân nhân Triều Tiên màu đó, được cho là đồ giả. Nguồn của nó chưa rõ ràng, nhưng những người ủng hộ Ukraine hiểu biết đã nhắc nhở nhau cảnh giác những thông tin dạng như vậy, và nhà nước Ukraine cũng không ủng hộ việc chế tạo và truyền bá những thông tin đó.