samedi 10 juin 2023

Phan Châu Thành - Nga và Ukraina, hai nền văn hóa trái ngược

Cuộc xâm lược của Putin vào Ukraina đang cho chúng ta thấy cả sự xung đột của hai nền "văn hóa" trái ngược với nhau.

Một bên là Nga, với đại diện là Putin, Shoigu, Medvedev... mở mồm ra là hùng hùng hổ hổ, dọa nạt, chỉ biết dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề. Tuy sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng to lớn, số lượng binh lính, vũ khí nhiều hơn phía Ukraina rất nhiều lần, trên thực tế, dối trá, dốt nát và tham nhũng làm cho mọi thứ mục rỗng, thành ra đụng đâu hỏng đấy, làm gì nát đó. Đã thế, từ trên xuống dưới toàn nói phét không ngượng mồm, bất tài, vô dụng, chỉ chực khủng bố, đàn áp dân thường, người yếu... là nhanh.

Bên kia là phương Tây và Ukraina - đang cố gắng học theo lối suy nghĩ của họ: Nói ít, làm nhiều, luôn luôn nhẹ nhàng, lịch sự nhưng bền bỉ, quyết tâm và chú trọng vào thực lực. Không ai trong số họ tránh né sự thật, ngược lại họ cố gắng nhìn thẳng vào sự thật nhất có thể, mổ xẻ, phân tích công khai, để rút ra bài học mà giải quyết vấn đề.

Thọ Nguyễn - Trẻ em và kỹ năng sống

 

Hôm nay 10.06. 2023 tổng thống Columbia Petro Gustavo đã đăng trên Twitter của ông tin mừng: bốn cháu bé bị mất tích sau vụ tai nạn máy bay hôm 01.05 đã được quân đội Columbia tìm thấy trong rừng già Amazon.

Sau 40 ngày chống chọi với đói khát và mọi điều kiện khắc nghiệt của hoang dã, bốn cháu bé tuy mất nước nhiều nhưng đều khỏe mạnh.

Bốn chị em, lớn nhất 14 tuổi, rồi 9, 4 tuổi và em bé nhất mới chưa đầy một tuổi là con một gia đình thổ dân da đỏ. Các cháu cùng mẹ bay trên một chiếc Cesna 206 để đến thăm ông bố là một người bị quân thổ phỉ FARC (Du kích cánh tả Con Đường Sáng) truy bắt nên phải bỏ quê đi trốn. Không may trên đường chiếc máy bay gặp thời tiết xấu nên đâm xuống một khu rừng rậm thuộc Amazon.

Lê Xuân Nghĩa - « Đồng chí, anh em »

Phớt lờ mọi phản đối và tình đồng chí, anh em. Trung Quốc tiếp tục leo thang ở Bãi Tư Chính của Việt Nam

Theo ghi nhận vào hôm nay, Trung Quốc tăng cường thêm tàu tuần tra Zhong Goo Yu Zheng 310 và tàu tiếp vận “Tam Sa 2” xâm nhập Bãi Tư Chính ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hiện chúng đang đang di chuyển qua các mỏ dầu khí của Việt Nam ở phía bắc Bãi Tư Chính.

Nguyễn Thông - Gót chân Asin

 

Nghe các ông bà người phát ngôn phát mãi một bài học thuộc lòng, cứ chán ặt ra.

Nói thế để Trung cộng nó sợ chăng? Không bao giờ, thậm chí nó càng coi thường. Nó thừa biết đấy chỉ là tiếng nói của một cá nhân không có quyền hành gì, cao lắm là của Bộ Ngoại giao, chứ không phải của nhà nước hoặc cấp cao hơn.

Nói thế để khẳng định chủ quyền chăng, cho thế giới biết là của A của B chăng? Chủ quyền mồm, xin thưa, chả có tác dụng gì, nhất là với một thằng đểu như Tàu cộng. Nó thừa biết "bạn" nó chỉ dám vặn dây cót mồm thế thôi.

Tạ Duy Anh - Bà già nghèo và ngành điện

 

Vài lời rào đón: Bài viết này tôi viết từ 10 năm trước, đăng trên báo Công lý và Xã hội, sau đó in trong cuốn "Làng quê đang biến mất"- NXB Hội Nhà văn 2014. Bối cảnh của bài viết là báo chí hồi đó đưa tin về việc ngành điện đầu tư ngoài ngành khiến thua lỗ nặng, nhưng lương bổng của lãnh đạo ngành điện thì cao ngất ngưởng, nhiều người rất giầu, cùng với việc giá điện tăng không ngừng.

Giờ đọc lại thì thấy, hóa ra sau 10 năm, tư duy độc quyền của ngành điện vẫn không thay đổi mảy may. Và chuyện thiếu điện, dù có thể đổ lỗi cho quy hoạch, như bài của nhà báo Huy Đức, nhưng ngành điện không thể bám vào đó để rũ trách nhiệm

***

Lần ấy tôi về quê và lúc chập tối tranh thủ đến thăm một người bà con nghèo. Tôi đến trước ngõ, tần ngần nhìn vào phía bên trong cổng tối om. Đã định quay ra thì nghe tiếng gọi. Lát sau mới thấy có ánh đèn điện. Hóa ra bà cụ già với một đứa cháu ngoại đang ăn cơm nhờ ánh sáng của nhà bên cạnh hắt sang! Tôi hỏi sao không thắp đèn lên, thì bà trả lời: “Hồi chưa có diện thì cứ mong đứng mong ngồi. Giờ có điện thì lại không dám dùng vì không có tiền”.

Huy Đức - Quy hoạch đưa đất nước quay lại thời “quan liêu bao cấp”

 

Trong buổi tọa đàm “Giải bài toán thiếu điện” [do CLB Café Số tổ chức chiều 9-6-2023] ông Hà Đăng Sơn (một chuyên gia) có ý phê bình những người phê bình “Quy hoạch điện VII”. Ông mô tả công việc của những người làm quy hoạch là rất phức tạp và đòi hỏi trí tuệ. Tuy nhiên, ông Sơn than là Quy hoạch “quá cứng nhắc, 5 năm mới được điều chỉnh, trong khi thực tế thay đổi chóng mặt”. 

Cùng trên bàn chủ tọa, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, cho rằng, “Thực tế thay đổi sao không viết lại quy hoạch. Sao lại tự mình vẽ ra (quy hoạch) rồi buộc mình”. Theo ông Cung, “phải để thị trường ban hành”. Ông Cung cho rằng, “Phải thay đổi cách thức làm chính sách, phải để các nhà đầu tư đưa ra quyết định, đừng bàn nữa, đừng chỉ thị nữa”.

TS Nguyễn Đình Cung giải thích, “Thiếu điện là cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư. Thay vì ngồi xét duyệt hồ sơ [mua điện từ 85 dự án năng lượng tái tạo không kịp giá fit] thì chỉ cần dùng giá là mua được”. Nguyên Long, một nữ nhà báo rất thuộc bài và dẫn chương trình khá duyên dáng, cắt lời, “Nhưng điện là hàng hóa đặc biệt”. TS Nguyễn Đình Cung dơ hai tay lắc đầu. Có cảm giác như ông rất tuyệt vọng khi đã cố giảng giải về “thị trường” mà những người xung quanh ông vẫn tư duy “hành chánh”.

Nguyễn Thông - Chuyện cúp điện (1)

Năm 2023, đầu tháng Sáu tây, mùa hè, El Nino nặng, Quốc hội đang bận họp trong phòng lạnh. Cán bộ quanh năm suốt tháng chỉ thấy họp họp. Chẳng biết họ làm việc ích nước lợi dân vào lúc nào.

Ngôi nhà do Đức thiết kế trông như cục xi măng, có người còn bảo giống cái trại lính. Nghị viên xúng xính com lê ca vát. Bên ngoài trại Diên Hồng, dân Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… la oai oái vụ cúp điện. Bà bạn tôi ở Hà Nhì (thị xã Hà Đông vùng Hà Tây cũ, nay thuộc thủ đô) nhắn hỏi như quát, này, trong mày có cúp điện không.

Tôi cười, giờ thì chưa, tạm thời duy trì một nước hai chế độ (điện), nhưng ít ngày nữa thì không biết thế nào. Ngoài mày còn có điện mua của Tàu chứ trong ni đường dây 500 ki lô vôn nó mà đình công bởi ngoải hết điện, không còn gì truyền lên nữa thì tao khác gì mày. Mụ càu nhàu làm đ*o gì có điện tàu, tao đang đánh vật với biến đổi khí hậu đây này, nghe chừng có vẻ bức xúc nóng giận lắm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.06.2023


 

Dạ Ngân - Hớt hải quay lại

 

Một thời gian dài chừng 4 thập niên (1955 -1995), người dân sống ở miền Bắc bị đứt gãy đời sống tâm linh mà họ từng xem trọng. Phần vì công cuộc tập thể hóa, phần vì thiếu đói và buồn lo, hơi đâu.

Cũng không có nghĩa là nhà thờ bặt tiếng chuông, hay chùa chiền thành phế tích hết. Người dân là bầy kiến với thời tiết, chiến tranh và xã hội bão giông thì sống sót là may.

Tôi nhớ những năm cuối thập niên 1980 lần đầu ra Hà Nội. Chùa và Đền và Phủ thanh tịnh như chúng tôi hằng mong, thảy được thầm lặng nguyên sơ, mái rêu, nền gạch sứt, những cây nhang mảnh dẻ vừa phải, hòm gỗ cúng dường khép nép. Chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh, Phủ Liễu Hạnh… là những nơi chúng tôi luôn muốn trở lại để cúi đầu trước âu vàng tam giáo bản sắc Việt sâu bền gốc rễ.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 471, 09-06-2023

1. Chiến trường Zaporizhzhia đang rất căng thẳng, quân Ukraina được cho là đã xuyên thủng được phòng tuyến tiền tiêu của phía Nga, ép quân Nga phải rút lui ở nhiều vị trí, tuy cái giá phải trả là rất đắt. 

Nhưng bởi phía Ukraina áp đặt lệnh cấm loan truyền thông tin, những bản đồ này được lập ra chủ yếu dựa vào các nguồn hai bên trên Telegram nên rất khó để kiểm chứng - mình đăng để mọi người tham khảo cho dễ hiểu hơn thôi.

vendredi 9 juin 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Điện, mười năm nữa thì sao ?

 

Một công ty kinh doanh chỉ cần có 100.000 khách hàng thường xuyên thì đã thu vào lợi nhuận khá lớn và phát triển nhanh chóng.

Vậy mà ngành điện có đến 100 triệu khách hàng tiêu dùng ổn định và hàng triệu khách hàng là các cơ sở kinh doanh sản xuất lớn nhỏ lúc nào cũng mua điện, mà làm ăn cứ lỗ nặng là sao? Rồi lại thiếu điện cung cấp cho khách hàng nữa.

Chuyện kéo dài hơn 30 năm kể từ khi mở cửa đón nhận ánh sáng văn minh nhân loại đến bây giờ, chứ không phải là chuyện ngày một ngày hai.

Nguyễn Thông - Vùng cấm

 

Dư luận cả trong lẫn ngoài luồng (tức báo chí mậu dịch và mạng xã hội) về vụ thiếu tướng Hà Tĩnh chỉ săm soi ngôi biệt thự hoành tráng, bữa tiệc vinh quy, lật giở lại những sai phạm cũ của đương sự, v.v…

Mà gần như chưa hề đặt câu hỏi chủ dinh thự khủng kia đã vi phạm gì về việc xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp. Nếu ngôi nhà nằm trên đất thổ cư được phép xây thì đã đành, còn cái ao giả danh nuôi trồng thủy sản kia vốn là đất lúa, đang sát những ruộng lúa, chẳng nhẽ không phải đất nông nghiệp?

Ai đã cấp phép, ai đã làm ngơ để cho nó được tồn tại?

Lưu Trọng Văn - Phá thế độc quyền năng lượng là đòi hỏi cấp bách của người dân

 

Thảo luận dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM ngày 08-06, đại biểu Đinh Ngọc Minh (Cà Mau) đề nghị “Giao cho TP.HCM tính toán, tự cho phép các hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn tự lắp, tự dùng và có thể chuyển Điện lực TP.HCM về cho TP.HCM quản lý để giảm bớt độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam".

Đề nghị này được Dân Sài Gòn rất ủng hộ vì điện tiêu dùng của họ không thể phó thác cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam độc quyền mãi được.

Không chỉ Sài Gòn mà các địa phương phải chủ động nguồn điện của mình và nguồn điện cho mình nếu có điều kiện.

Dương Quốc Chính - EVN lành ít dữ nhiều

 

Anh em để ý vụ dịch Covid, mới làm lộ ra điểm yếu của hệ thống chính trị và ngành y tế, gây bức xúc dư luận. Covid thành lý do để bắt bớ quan chức y tế và hệ thống chính trị tham gia chống dịch.

Đâu phải có dịch thì hệ thống nó mới mắc lỗi như vậy, mà lỗi nó có từ xưa đến giờ. Như việc thổi giá vật tư, trang thiết bị y tế. Nhà thầu sân sau. Hay chuyện nhũng nhiễu ở các sứ quán để đục đẽo người Việt ở nước ngoài, đều là vấn nạn xưa nay rồi. Nhưng vì có dịch nên mọi thứ nó lồ lộ ra, trong khi người dân lại chịu cảnh tang thương vì dịch. Thế nên Covid nó làm toang hệ thống chính trị.

Bây giờ đến vụ điện đóm, mình thấy u ám cho anh em EVN lắm lắm. Bởi vì nhiều vấn đề nó dồn vào một lúc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 09.06.2023


 

Phúc Lai - Nhận xét về tin tức hóng được từ cuộc xâm lược Ukraine của Putox ngày 08/06/2023

 

1. Nói tiếp chuyện con đập nhà máy Nova Kakhovka

Tin tức bổ sung:

- Trụ sở chính của Ukraine được thành lập để khắc phục hậu quả của việc phá hủy con đập đã báo cáo rằng kể từ ngày 7 tháng Sáu, 29 khu định cư bị ngập một phần hoặc hoàn toàn, 19 trong số đó nằm trên lãnh thổ do Ukraine kiểm soát và 10 trên lãnh thổ do Nga chiếm đóng.

- Các nguồn tin của Nga đã công bố cảnh quay cho thấy nước đã bắt đầu rút ở Nova Kakhovka và đã giảm 30 cm. Các nguồn tin của Nga cũng cho rằng mực nước đã giảm từ 3 đến 4 mét ở một số khu vực từ độ cao 10 mét.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 470, 08-06-2023

 

1. Quân Ukraina đã tung ra các cuộc phản công lớn trên diện rộng ở vùng Zaporizhzhia cùng với sự xuất hiện của xe tăng Leopard.

jeudi 8 juin 2023

Hoàng Quốc Dũng - Nga tuổi gì?

 

Một đàn, thậm chí nhiều đàn…

Ngày bé đi sơ tán ở nông thôn, tôi đã từng được nhìn thấy những đàn chim khổng lồ bay trên trời như một đám mây. Chúng bất thần tăng tốc rồi đổi hướng bay làm cho hình dạng đám mây cư thay đổi liên tục, nhùng nhằng ghê gớm. Bọn chim này không có hệ thống thông tin liên lạc với nhau mà có thể làm được những chuyện thật là thần kỳ. Chẳng thấy con nào đụng phải con nào bao giờ. Đó là những chuyện thần kỳ của thiên nhiên.

Khoa học kỹ thuật của con người phát triển như vũ bão trong thời gian gần đây. Một trong những ngành được chú trọng là các loại máy bay không người lái (drone hay UAV) vì nó có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất kinh doanh, trong nông nghiệp và đặc biệt trong quốc phòng.

Ngô Nhân Dụng - Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc: Dân số sẽ quyết định

Nước Mỹ may mắn nhất, vì dân vẫn còn tương đối trẻ, lại được bù thêm với những tài năng khắp thế giới kéo vào, kể cả các du học sinh từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Hiện nay GDP, Tổng Sản Lượng Nội Địa của Mỹ ($27 ngàn tỉ) và Trung Quốc ($19 ngàn tỉ) đứng hàng đầu thế giới, Ấn Độ ($3.7 ngàn tỉ) đứng hàng thứ năm.

Cuộc chạy đua kinh tế tương lai tùy thuộc vào ba yếu tố: Số người làm việc, số vốn đầu tư, và sản năng lao động (productivity) của mỗi người. Dân số Mỹ và Ấn Độ đang lên, trong khi Trung Quốc bắt đầu xuống từ năm 2020.

Lưu Trọng Văn - Ông Hiền là ai mà lên lon thiếu tướng ?

1.

Ngày 08.05.2018 báo Bảo vệ Pháp luật, cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đăng bài “Cụ bà thỉnh thoảng bán rau xây biệt thự khủng” trong đó có nội dung sau:

“Ông Phan Tiến Dũng trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện cho biết : ”Trước đó, anh này (ông Hiền) vẫn làm buôn bán, thị trường vải trong Sài Gòn sau mới sáp nhập vào công ty của Bộ Quốc Phòng. Khi sáp nhập thì bắt đầu anh này mới nhảy sang quân đội. Tiền để làm những căn nhà này thì bình thường, trong Sài Gòn còn rất nhiều nhà như ở đây”.

2.

Ngày 22.08.2002 (tức 21 năm trước) VnExpres đăng lại bài của báo Người Lao Động “Khởi tố vụ trốn thuế tại Công ty Thăng Long’’ : Việc điều tra sẽ do Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu thủ đô vừa thực hiện để xem xét hành vi trốn thuế tại chi nhánh 3 Công ty Thăng Long (Bộ Quốc phòng). Đồng thời, ông Phạm Bá Hiền, phó giám đốc chi nhánh cũng bị khởi tố bị can.