vendredi 17 mars 2023

Trần Văn Thọ - Nghĩ về Gạc Ma trong lúc đọc Hồi ký Shinzo Abe

 

Mọi người Việt Nam yêu nước đang tưởng nhớ và ghi ơn 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong lúc chống lại quân xâm lược Trung Quốc tại đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988.

Tôi vừa đọc xong cuốn Hồi ký của cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong sách nầy có đoạn kể những nỗ lực của ông trong việc thương lượng với Nga để đòi lại 4 đảo phía Bắc mà Liên Xô đã bất ngờ chiếm ngày 09/08/1945, một hành động mà Nhật cho là chiếm đoạt phi pháp vì trước đó Nhật đã chấp nhận đầu hàng qua Tuyên ngôn Posdam (ngày 26/7/1945).

Từ giữa thập niên 1950 Nhật đã thương lượng với Liên Xô rồi Nga đề nghị trả lại cho họ nhưng không thành công.

Chu Vĩnh Hải - Quán phở Gạc Ma-Trường Sa

 

Có lẽ người Việt Nam nào cũng thích phở. Việt Nam có nhiều quán phở ngon rải đều trên khắp cả nước.

Tôi đã thưởng thức gần trọn các tô phở danh bất hư truyền trên đất nước, nhưng tôi vẫn ao ước được đến ăn phở của quán phở Gạc Ma-Trường Sa nằm trên đường Tăng Bạt Hổ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chủ quán phở này là ông Lê Minh Thoa, năm nay 55 tuổi. Ông là cựu binh quân đội nhân dân Việt Nam, là nhân chứng sống của sự kiện quân đội Trung Cộng thảm sát 64 chiến sĩ Việt Nam ở Gạc Ma vào ngày 14-03-1988.

Sương Nguyệt Minh - Gạc Ma, xót thương nghiêng trời lệch đất

 

Có một vòng tròn bất tử Gạc Ma xót thương đến nghiêng trời lệch đất. Vòng tròn ấy bắt đầu từ thiếu úy Trần Văn Phương, bên cạnh là binh nhì Nguyễn Văn Lanh, tiếp theo là đồng đội đứng quây quanh lá cờ đỏ sao vàng. Như là cột mốc chủ quyền Việt Nam hiên ngang cắm trên bãi đá san hô đảo chìm Gạc Ma ngày 14.03.1988

Cái vòng tròn bất tử quây quanh quốc kỳ ấy không phải là vòng tròn trắng vô nghĩa, lại càng không phải con số không tròn trĩnh vô hồn. Cái vòng tròn bất tử ấy là vòng người lính giữ đảo và công binh xây đảo, với trái tim yêu nước rực lửa.

Có một sự thật xót thương nghiêng trời lệch đất đi đến vòng tròn bất tử là : Cuối năm 1987, Trung Quốc đưa nhiều tầu quân sự xâm nhập vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Bằng cái nhìn tầm chiến lược và sự nhạy cảm chính trị, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nghĩ đến cuộc khủng hoảng Biển Đông, rất có thể các bãi san hô, đảo chìm Hải quân ta chưa kịp đứng chân sẽ là mục tiêu xâm chiếm của người phương Bắc.

Lê Học Lãnh Vân - Xin thắp nén nhang cụ Hoàng Nhỏ và khấn

 

Ngày mười bốn tháng Ba năm nay, 2023, báo chí tràn ngập bài viết về Gạc Ma. Nhiều hình ảnh các nguyên và đương nhiệm quan chức thắp nhang tưởng niệm 64 liệt sĩ bị quân Trung cộng tàn sát năm 1988.

Cũng hệ thống báo chí này, cách nay chưa lâu, im ru bà rù trong khi các trang mạng lên tiếng nhắc nhở ngày người Việt bị thảm sát tại Gạc Ma, quốc gia Việt bị mất biển đảo. Trong khi chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm và uy hiếp thêm nữa. Trong khi cụ Hoàng Nhỏ lặng lẽ bày bàn thờ trên bãi biển, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thắp hương…

Đầu những năm 2000, có những giám đốc công ty, hiệu trưởng trường đại học tìm cách ngăn chặn nhân viên, sinh viên biểu tình chống Trung cộng xâm lược. Trong mười năm sau đó, các cuộc biểu tình chống Trung cộng uy hiếp, xâm phạm thêm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam bị trấn áp, các cuộc tưởng niệm ngày 14/03 bị phá rối bằng nhiều sáng kiến khó ngờ! Đó là những xô nước đá hắt vào tấm lòng, truyền thống bảo vệ lãnh thổ của người Việt!

Võ Hồng Ly - Cụ Hoàng Nhỏ, người cha của 64 tử sĩ Gạc Ma đã qua đời

 

Trong hình là Cụ Hoàng Nhỏ, cha của tử sĩ Hoàng Văn Túy và cũng là người làm đám giỗ cho 64 tử sĩ đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988 vào ngày 14/03 hàng năm.

Do tuổi cao sức yếu, cụ Hoàng Nhỏ đã mất ngày 30/01/2023 tức mồng 9 Tết Quý Mão, hưởng thọ 95 tuổi.

Ngày 14/03 năm ngoái, cụ Hoàng Nhỏ vẫn còn chia sẻ : "Cứ đến ngày giỗ của các con là tui và người nhà lại soạn mâm cơm với đủ 64 cái bát, đôi đũa, hướng về phía biển. Các con đã sống cùng nhau, hy sinh cùng nhau vì biển đảo quê hương nên ngày giỗ, tôi tin các con cũng sẽ cùng nhau về đây, bên mâm cơm này của ba".

Hiệu Minh - Thăm đảo Colin và nhìn Gạc Ma

 

Tháng 4-2016 tôi được tham gia đoàn tầu KN490 gồm 80 bà con Việt kiều đi thăm Trường Sa và DK (nhà giàn thực chất là cái chòi trên biển). Trong chuyến đi 10 ngày, mỗi ngày thăm một đảo thì chuyến thăm đảo Colin để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất.

Colin cách Gạc Ma khoảng 8 km, nhìn mắt thường vẫn thấy đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng sau khi tàn sát 64 chiến sĩ công binh chỉ có xẻng cuốc trên tay. Chiều ngày 28-4 khi về tới Bộ Tư lệnh Hải Quân ở Sài Gòn, tôi được giới thiệu một chiến sĩ sống sót ở Gạc Ma.

Trước đây Gạc Ma từng là đảo chìm (trong video quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ công binh đang đứng trên đảo lúc đó vẫn chìm), hiện đã được Trung Quốc xây như một pháo đài, có nhà cao tầng, luôn có tầu chiến túc trực. Từ đó (2016) tới nay (2023) chắc còn nhiều thay đổi.

Huy Đức - Người thứ 65 của Gạc Ma

 

Trong một thời gian rất dài, vụ THẢM SÁT GẠC MA bị lảng tránh trên báo đài nhà nước.

Nhưng, cứ đến ngày 14-3, bên một bãi biển vắng thuộc xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), một người đàn ông lưng còng sát đất, luôn làm một mâm cơm cúng, tưởng nhớ các anh.

Người đàn ông ấy là cụ Hoàng Nhỏ, cha của liệt sĩ Hoàng Văn Túy, một trong 64 người lính Việt Nam, vào ngày 14-3-1988, bị quân Trung Quốc xả súng bắn giết rất dã man ở Gạc Ma.

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình mua xa bán gần

 

Càng bành trướng sức mạnh quân sự và đe dọa vùng Á Đông thì càng khiến các nước láng giềng khác thấy cần liên kết với nhau hơn để tự đề phòng.

Tục ngữ Việt Nam khuyên: “Bán bà con xa mua láng giềng gần.” Láng giềng ở gần có thể giúp mình khi cần vay một hũ gạo, một chai nước mắm, hay cần dập tắt lửa bốc cháy trong bếp. Bà con ở xa không giúp được như vậy; cho nên kết thân với láng giềng vẫn hơn. Câu này có thể áp dụng trong bang giao quốc tế.

Ông Tập Cận Bình đã làm ngược lại. Ông vừa mới ghi một bàn thắng về ngoại giao, với hai nước ở xa, rất xa. Trong lúc các nước láng giềng kề cận với Trung Quốc đang liên kết để đối phó với Trung Cộng!

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 15.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 14.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.03.2023


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.03.2023


 

vendredi 10 mars 2023

Hoàng Quốc Dũng - Bakhmut vẫn đứng vững


Chiến sự Bakhmut là chủ đề lớn nhất hiện nay. Chưa biết nó sẽ là cái nồi hầm của bên nào.

Từ đầu cuộc chiến đến giờ phía Nga liên tục đưa ra khái niệm nồi hầm để chỉ các thành phố sẽ làm cho Ukraina tổn thất nặng. Nhưng trên thực tế thì đó lại chính là các nồi áp suất để hầm quân Nga, khiến quân Nga bỏ chạy tán loạn. Tuy nhiên sau những cuộc tháo chạy vãi cả ra quần, quân Nga hiện nay đã tổ chức phản công rất mạnh ở Bakhmut, chủ yếu bằng các chiến thuật biển người như Trung Quốc đã làm với Việt Nam.

Nga thực sự ít quan tâm đến số mạng quân lính. Thống kê, tôi lại nói về số liệu thống kê vì cũng đã từng phục vụ 10 năm trong ngành. Các nhà thống kê rất giỏi. Mới đây thôi, họ đã tính được tuổi thọ bình quân của lính Nga trên chiến trường Ukraina là 60 ngày, và đặc biệt là tuổi thọ bình quân của lính Nga tại Bakhmut là 4 tiếng.

Hoài Nguyễn - Khúc Tráng Ca Tháng Ba

 

(Đôi lời : Để ghi nhớ ngày 10.03.1975, thành phố cao nguyên Ban Mê Thuột được "giải phóng")

Tháng Ba, cao nguyên vn bun muôn thu

Đt Ban Mê, x s bi mù tri

Nng biên thùy đen cháy xám màu da

Em tan hc lê mòn đôi guc g

Vương Thừa Bình - Gửi bạn B(uôn) M(ê) T(huột)

 

*

rng Buông Mà Tiếc, B Mà Thương

chn Bi Mù Tri bi vn vương

đt đ tng Bao Mùa Trn mc

rng xanh đã Biết My Tai ương

Mai Bá Kiếm - Con nít cho ý kiến dự luật : Dân chủ thế là cùng !

 

Trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, có quy định thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì sẽ cấp một sổ hồng ghi đầy đủ tên thành viên trên sổ và trao cho người đại diện.

Thành viên của hộ gia đình cũng có con nít, nên Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam sẽ đứng ra lấy ý kiến của trẻ em về một số nội dung liên quan.

Mặc dù theo Bộ Luật Dân sự 2015, trẻ em từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).

Tuấn Khanh - Vì sao Tuấn Ngọc đổi lời nhạc của Lam Phương?

 

Mạng xã hội Việt Nam bàn tán không ngớt từ chiều ngày 10 Tháng Ba (giờ Việt Nam) về chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày bài hát “Tình Bơ Vơ” của nhạc sĩ Lam Phương nhưng không đúng lời.

Nhiều đoạn video được khán giả nhạc vàng tìm thấy Tuấn Ngọc hát trong các show ở Việt Nam, đã chọn hát “trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi”, bỏ đi hai chữ “Việt Nam” trong bài hát gốc.

Người mở lời đầu tiên về sự kiện này, được biết là từ trang Facebook của Ben Ngo, cựu phóng viên Đài BBC. Viết trên trang của mình, Ben Ngo nhận định: “Trong một show mới đây tại Sài gòn, Tuấn Ngọc sợ câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” nên hát thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”. Thật buồn cho một “danh ca”, vì lý do nào đó mà hát không trọn ca từ của nhạc sĩ Lam Phương. Nhìn trong clip thì anh vừa hát vừa nhìn giấy in lời ca khúc nên không có chuyện quên lời mà đây là sự cố ý tránh câu hát bị cho là “nhạy cảm“.

Nguyễn Đình Bổn - Tâm cảm

 

Ca sĩ vẫn hay hát sai lời nhưng tại sao Tuấn Ngọc bị ăn cả tấn gạch?

Nhiều người cho rằng do anh quá nổi tiếng, tôi không nghĩ như vậy. Bởi Tuấn Ngọc cũng rất nổi tiếng hát sai lời, nhưng trước đây đâu bị phản ứng dữ dội như vậy.

Cái chính là TÂM CẢM của mọi người từ hai tiếng VIỆT NAM.