Từ
bữa ni, nhà cháu bốt (post) lên loạt biên chép về những ngày sôi động ở... Việt
Nam khi xảy ra cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine.
Cuộc
chiến này đã tạo nên sự thanh lọc tự nhiên, giúp ta phân biệt được người tốt kẻ
xấu trong cộng đồng Việt. Trong đó có cả những kẻ lâu nay thiên hạ cứ tưởng
đấng bậc đạo cao đức trọng, trí tuệ sáng suốt, tấm lòng thương yêu con người
như biển cả.
Những
kẻ mang mác/vỏ học vấn cao, đạo mạo nghiêm trang, ông này bà nọ; những nhà ấy
nhà kia. Kẻ làm báo làm văn tên tuổi, kẻ vênh vang tướng tá, giáo sư tiến sĩ...
Tất cả đều được phơi bày chân thực qua thái độ lời nói của họ.
1.
Tin tức đáng kể nhất là hôm qua có sự kiện bắn cháy tuần dương hạm Moskva
“Mátxcơva.”
Soái
hạm (Flagship) của Hạm đội Biển Đen là tuần dương hạm mang tên lửa “Mátxcơva”
thuộc dự án 1164 Atlant lớp Slava. Với kho vũ khí khủng khiếp, đây được coi là
chiến hạm uy lực nhất của hải quân Nga.
Hiện
có 3 tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga: Chiếc tuần dương hạm
“Mátxcơva” hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen; tuần dương hạm “Varyag”
là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc tuần dương hạm còn lại mang tên
“Nguyên soái Ustinov” hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc.
1.
Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chiếm 20% xuất khẩu vũ khí
toàn cầu. Trong bình mỗi năm Nga xuất khẩu khoảng 6 tỉ $ vũ khí các loại cho
khoảng 50 nước.
2.
Vậy mà khi sa lầy vào cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa Ukraina, vũ khí Nga
đã tỏ ra bệ rạc và vô dụng đến mức chính lính Nga khi thấy tăng, xe bị bắn chỉ
còn bài bỏ của chạy lấy người.
Máy
bay trực thăng cũng rụng như sung, xe ô tô quân sự thì chết máy, xịt lốp nằm
bẹp tùm lum… Sau chiến tranh Ukraina, chắc chắn chẳng mấy nước dám mua nhiều
loại vũ khí Nga nữa dù rẻ.
Việc
Nga tổn thất Kỳ hạm tuần dương Moskva có thể nói là ngang với việc Đức mất
Thiết giáp hạm Bismarck, Nhật mất tầu Yamato và Mỹ mất một tầu sân bay.
Cũng
phải nói rõ thêm từ kết thúc Thế chiến thứ 2 tới nay, Nga là nước duy nhất mất
tầu Tuần dương Kỳ hạm.
Trước
đó vào năm 1982, khi chiến tranh Falkland nổ ra, tầu ngầm Anh cũng đã đánh chìm
Tuần dương hạm ARA General Belgro của Hải quân Argentina. Tuy nhiên ARA General
Belgro không phải là kỳ hạm của hạm đội Hải quân Argentina.
Không
phải vì khi ấy mình là thiếu nữ. Hay là vì thiếu nữ nên trăng trở nên huyền
diệu?
Mùa
khô, trăng ngà ngà tràn trên cỏ cháy ở những vạt đồng không một bóng cây. Mùa
nước trăng chập chã trên lũ thực vật đua nhau sức sống. Ngày nắng đêm về trăng
thanh thanh và ngày mưa, trăng thập thò trong mây không khi nào đúng hẹn.
Đầu
súng trăng treo của Chính Hữu dài bảy năm. Bảy năm là bao nhiêu mùa trăng?
"Trong
hai ngày (12 - 13.4), tại trường bắn TB-2 (H.Tây Sơn, Bình Định), các máy bay
tiêm kích Su-27, Su-22 và trực thăng Mi-8 của 3 Trung đoàn Không quân 925, 929
và 930 (Sư đoàn Không quân 372) đã thực hành công kích mục tiêu mặt đất ban
ngày - ban đêm.
Với
các nội dung bay bằng, bổ nhào ném bom, phóng rốc két, bắn pháo cơ động giản đơn,
cơ động phức tạp theo biên đội và đơn chiếc…
Đặc
phái viên Clarissa Ward của truyền hình CNN vừa viếng thăm một ngôi làng nhỏ
phía đông của thủ đô Kiev, Ukraine. Nơi đây đã bị quân xâm lược Nga chiếm giữ
một tháng.
Cô
Clarissa Ward tường trình: “Quân Nga đã
rút đi nhưng để lại những chứng tích kinh hoàng, những cuộc hành quyết, những
cuộc bắt bớ tùy tiện v.v...”
Clarissa
Ward được đưa đi thăm nơi yên nghỉ của 6 thiếu niên Ukraine bị xử bắn trong
ngày đầu tiên khi quân Nga chiếm ngôi làng này. Xác chết của 6 thiếu niên chỉ
được quân xâm lược cho phép dân làng chôn cất sau 9 ngày.
Tuần
dương hạm Moscow, soái hạm của hạm đội biển đen của Nga, từng được bọn chuyên
gia đầu bò bưng bô ở Hà Nội ca tụng là đủ sức đánh tan Hải quân Ukraine, đã
thành sắt vụn.
Ukraine
cho biết chiến hạm này trúng hai hỏa tiễn diệt hạm của Ukraine bắn từ trên bờ,
trong khi bọn Nga trên tàu tập trung theo dõi một máy bay không người lái của
Ukraine đang làm nhiệm vụ nghi binh.
Trong
các vụ bắt bớ gần đây, vụ bắt ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chiều
tối nay có lẽ là một vụ bắt đích đáng nhất.
Với
người làm trong ngành ngoại giao thì đây là vụ gây choáng váng. Vì từ trước đến
nay trong lịch sử ngành này, chưa có một quan chức cấp cao nào làm đến chức vụ
Thứ trưởng bị khởi tố, bắt giam như vậy cả.
Nhất
là với tội danh nhận hối lộ trong một vụ việc quá bê bối, thực sự đã gây phẫn
nộ trong dư luận.
Ông Emmanuel Macron hôm 12/04 cảnh báo, vòng hai cuộc bầu cử tổng
thống sẽ là « cuộc trưng cầu dân ý về châu Âu ». Macron đề nghị hướng về
một « Châu Âu chủ quyền », ý tưởng đang nhận được sự ủng hộ ở
Bruxelles, Đức, Hà Lan, còn Le Pen muốn chận lại bằng mọi giá. Bà giải
thích muốn thành lập « một Liên minh các quốc gia ở châu Âu, sẽ dần dà
thay thế Liên hiệp Châu Âu (EU) hiện nay ». Trong khi chờ đợi, bà từ
chối áp dụng những quy định châu Âu mà bà không ưa, đi ngược lại hiệp
ước EU.
Nếu Emmanuel Macron muốn cặp Pháp-Đức luôn là động lực của
châu Âu như xưa nay, Marine Le Pen đòi « ly dị », hay ít nhất là « ly
thân » - theo L’Express. Ứng cử viên của đảng Tập hợp Dân tộc (RN) muốn
tăng cường hợp tác với Anh và chính phủ chủ trương Brexit. Các nhà quan
sát lo ngại nếu Paris xung đột với các định chế châu Âu như ý muốn của
bà Le Pen, các dự án châu Âu có nguy cơ tê liệt trong 5 năm tới.
Đặc phái viên Anissa El Jabri hôm nay 14/04/2022, có mặt tại Lugansk cùng với quân đội Nga, gởi về bài tường trình :
« Vào
được nước cộng hòa tự phong Lugansk đối với một người không phải cư dân
thường trú là chuyện rất hiếm hoi, vì biên giới được giám sát rất chặt
chẽ. Nhưng từ 24/02, ngày khởi đầu ‘’chiến dịch quân sự đặc biệt’’ theo
cách gọi của Kremlin, những đường biên này đã được đẩy ra xa, theo như
chính quyền cộng hòa tự phong Lugansk cho biết.
Phát biểu tại cơ quan tư vấn Atlantic Council, bà Janet Yellen khẳng định : « Thái
độ của thế giới đối với Trung Quốc và ý định hội nhập kinh tế sâu sắc
hơn của Trung Quốc, có thể bị ảnh hưởng bởi phản ứng của Bắc Kinh đối
với lời kêu gọi cần có hành động kiên quyết hơn chống lại Nga của chúng
tôi ».
Tuy nói rằng trung lập, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ
lên án việc Nga xâm lăng Ukraina, và thường xuyên chỉ trích phương Tây.
Matxcơva bị cấm vận, Bắc Kinh có thể mua dầu khí giá rẻ và các công ty
Trung Quốc lăm le thay chân các tập đoàn đã rút khỏi Nga.
Ngay từ khi khởi đầu cuộc chiến hôm 24/02/2022, quân Nga đã tấn công
dồn dập vào Mariupol, khiến thành phố cảng này hầu như biến thành đống
gạch vụn. Ngày 12/04, cố vấn tổng thống Ukraina, Mykhailo Podoliak khẳng
định cuộc tấn công của Nga đã làm « hàng mấy chục ngàn người chết » và
phá hủy « 90 %» căn nhà. Quân Nga liên tục oanh kích vào lực lượng
Ukraina đã gần như không còn đạn dược, lương thực, nhưng vẫn từ chối đầu
hàng. Vì sao Matxcơva muốn chiếm Mariupol cho bằng được ?
(AFP) – Anh mở rộng trừng phạt 178 nhân vật ly
khai và tài phiệt Nga
Anh
quốc hôm 13/04/2022 thông báo đã phối hợp với EU để đưa thêm vào danh sách
trừng phạt 178 nhân vật ở các vùng ly khai thân Nga và bổ sung một số tài phiệt
cùng với người thân của họ, sau những vụ thảm sát thường dân Ukraina.
Tổng
cộng là 206 người, trong đó có Alexander Ananchenko và Sergey Kozlov, bị Luân
Đôn coi là các nhà lãnh đạo « tự phong » của các « nước cộng
hòa » ly khai Donetsk và Lugansk. Ngoài ra Anh quốc hôm nay còn muốn trình
lên Nghị Viện một văn bản cấm nhập các sản phẩm luyện kim của Nga, cấm xuất
khẩu công nghệ lượng tử, những vật liệu tiên tiến, hàng xa xỉ.
1.
Ngày hôm qua có một cái cầu đường sắt bé tí nhưng lại rất quan trọng trên tuyến
đường sắt Belgorod đi ra mặt trận Ukraine.
Bình loạn : Cầu này nằm trên tuyến đường sắt Belgorod – Rostov
nên việc nó bị phá hỏng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển nhân
lực và kỹ thuật đến mặt trận Donbas. Phía Ukraine không thừa nhận có liên quan
gì đến vụ phá hoại này.
Thống
đốc Belgorod nói không có thiệt hại về người, nhưng cầu bị đánh sập ngay chỗ
sát mố cầu làm cho việc sửa chữa trở nên khá rắc rối. Trong tương lai sẽ còn
phải có nhiều vụ phá hoại khác chứ không chỉ dừng lại ở đây.
1.
Các ảnh vệ tinh cho thấy quân Nga đang tập trung phía bên kia biên giới phía
đông Ukraina, bổ sung những đơn vị bị tổn thất và chuẩn bị cho cuộc tấn công
mới.
Nhưng
bởi toàn bộ phía bắc và phía tây của Ukraina đã được giải phóng, quân Ukraina
cũng đang chuyển các lực lượng tới chiến trường này.
Dự
kiến có ít nhất 90.000 – 100.000 quân chủ lực Ukraina sẽ ở đây, cùng sự trợ
giúp của quân đội địa phương. Quân Nga dự tính sẽ có khoảng 200.000 – 250.000
lính, vẫn áp đảo về quân số, hỏa lực cũng như không quân.
1.
Sau cuộc gặp với tổng thống Belarus hôm nay, tổng thống Nga Putin đã có cuộc họp
báo.
Ông
ta tuyên bố rằng: "chiến dịch quân
sự đặc biệt” (cách Nga gọi cuộc xâm lược vào Ukraina) của Nga là để giúp đỡ
những người dân vùng Donbas”, "đó là sự lựa chọn đúng đắn, bởi Nga không
còn có sự lựa chọn nào khác”, "những người lính Nga đã chiến đấu dũng cảm,
hiệu quả cùng sự trợ giúp của các loại vũ khí tối tân”, "những mục tiêu
đặt ra của chiến dịch này đã đạt được” và "quân đội Nga tới Ukraina để giúp đỡ mọi người”.
Khi
Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung
lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa Xô viết cũ Moldavie và Gruzia đều
muốn gia nhập NATO.
Chủ
nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất
lãnh thổ cho Nga trong chiến tranh thế giới 2. Ở nước Moldavie nói tiếng
Rumanie quân Nga đang đóng ở Transnitia, hỗ trợ quân ly khai gốc Nga từ 1992.
Năm 2008, chỉ sau một tuần đánh nhau, Gruzia thất trận, chịu mất hai vùng ly
khai Nam Ossetia và Abkhazia. Đó chính là những kịch bản y như ở Donetzk và
Luhanzk mà Nga đã dàn dựng ở Ukraine.
Có
nghĩa là Putin có thể tìm cách thôn tính các nước trong vòng ảnh hưởng bất cứ lúc
nào, nếu muốn. Những cái cớ "NATO“, "Thân tây“, "Bảo vệ kiều
dân“ chỉ lòe bịp được những kẻ nhẹ dạ.