Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix cho biết thêm chi tiết :
Đến
thứ Năm, chính phủ Anh sẽ thông báo cụ thể mức độ giới hạn cho từng khu
vực. Nhưng dù sao đi nữa, thay đổi lớn nhất là người dân một lần nữa
lại có thể ra ngoài tối đa là 6 người, thay vì mỗi gia đình một người
trong thời kỳ phong tỏa. Về việc mở lại nhiều cửa hàng, quán rượu, nhà
hàng và phòng tập thể thao vốn rất được chờ đợi, thì thực ra còn tùy
thuộc vào tình hình dịch bệnh của từng nơi.
Tựa chính các báo Paris hôm nay đều dành cho thời sự nước Pháp, chủ yếu về đại dịch. La Croix chạy tựa « Làm thế nào dỡ bỏ phong tỏa thành công », Les Echos giải thích « Vì sao vẫn tiếp tục làm việc từ xa », còn Le Figaro cho biết « Nước Pháp chuẩn bị tiếp nhận vaccin Covid như thế nào ». Libération nói
về phiên tòa xử ông Nicolas Sarkozy vì cáo buộc tham nhũng và hối mại
quyền thế, khai mạc hôm nay. Đây là lần đầu tiên một cựu tổng thống Pháp
phải ra tòa. Le Monde dành trang nhất cho nhà sử học Daniel Cordier, kháng chiến quân thời Đệ nhị Thế chiến, vừa qua đời ở tuổi 100.
« Thương hiệu nhượng quyền » Obama
Nhìn sang Hoa Kỳ, Le Figaro
có bài viết về bộ máy truyền thông của hai vợ chồng Barack Obama, có
thể giúp tài sản của cựu tổng thống tăng vọt lên 240 triệu đô la.
Có hàng chục hay hàng trăm viện bào chế
dược phẩm trên thế giới đang thi thua thử nghiệm thuốc chủng ngừa coronavirus
hay Covid-19. Ngay cả quốc gia Kenya ở Phi Châu được coi là chậm tiến, chỉ nổi
tiếng về ngành du lịch thưởng lãm thú hoang dã ở các khu Safari, cũng lao vào
trận chiến tìm thuốc chữa trị Covid-19.
Theo Tiến sĩ Samuel Sang của chương trình
nghiên cứu KEMRI có trụ sở ở Kilifi, bờ biển phía đông Kenya, thì chương trình
thử nghiệm này hợp tác với đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca để
chế tạo thuốc chủng ngừa ChAdOx1 nCoV-19 cho người dân Kenya.
Tưởng cũng nhắc lại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở
thủ đô Nairobi, Kenya bị khủng bố Al-Qaeda đánh bom năm 1998 làm 224 người tử
thương, đa số là công dân Kenya.
(TP 23/11/2020)-
Tôi chỉ là thường trú nhân ở Mỹ, không có quyền bầu cử, cũng không am hiểu tường
tận nền chính trị Mỹ để có thể bàn luận chuyện chính trường. Bài viết này chỉ
ghi lại trung thực ý kiến của những người tôi quen biết giải thích tại sao họ
chọn ông Biden, hoặc ông Trump.
Nơi tôi sống là một thị trấn nhỏ thuộc tiểu
bang Ohio, vốn được xem là một trong các tiểu bang chiến địa quyết định thắng
thua trong cuộc đua tổng thống. Trước bầu cử, người Mỹ thường cắm bảng hiệu đề
tên ứng viên mình ủng hộ trước cửa nhà. Những con đường sạch sẽ, đẹp đẽ nhất của
trị trấn rợp màu xanh dương với tên Biden nắn nót màu trắng.
Cử tri bang chiến địa Pennsylvania phân
hóa giữa hai lựa chọn
Ngày nào cũng dạo bộ hay lái xe quanh
quanh, tôi chỉ thấy mỗi hai tấm bảng không xanh dương. Một dành cho ca sĩ Kanye
West, một dành cho đương kim Tổng thống Trump. Ai đi qua cũng quay đầu nhìn lại
hai tấm bảng này, như thể quái vật. Không dừng lại ở ngoái nhìn, tôi bí mật điều
tra chủ nhân của chúng. Bên trong ngôi nhà khắc tên Kanye là cặp vợ chồng trẻ
da màu, anh chồng đang theo học chương trình tiến sĩ hóa học tại Đại học Ohio.
Và người dũng cảm chôn cọc tấm biển ủng hộ ông Trump giữa bạt ngàn biển xanh ủng
hộ ông Biden là quản lý nhóm của một công ty bảo hiểm, có vợ dạy mẫu giáo.
Sáng nay, đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump
ra thông báo cắt quan hệ với luật sư Sidney Powell, người đang phát động cuộc
chiến thần thánh chống lại điều được bà hứa hẹn là âm mưu gian lận phiếu bầu cực
lớn.
Diễn biến này thực ra không mấy ngạc
nhiên nếu biết qua tính cách của Powell và sự vận động chính trị trong nội bộ Đảng
Cộng hòa lúc này.
Xưa nay, tôi chả bao
giờ phê phán giới showbiz, hoa hậu, trẻ trâu... ăn nói lăng nhăng. Nhưng đọc
tựa bài báo "Bố Đỗ Thị Hà: người dân cả nước mong con tôi thành hoa
hậu" khiến tôi ngứa miệng !
Không biết ông Đỗ
Văn Tào có phải đảng viên không, nhưng khẩu khí "người dân cả nước mong
con tôi..." của ông rất có khí chất lãnh đạo !
Năm 2015, bà Nguyễn
Thị Quyết Tâm nói với báo chí bên lề Quốc hội: "Con lãnh đạo làm lãnh
đạo là hồng phúc của dân tộc". Hai chữ "dân tộc" nó thiêng
liêng hơn cụm từ "người dân cả nước", vì bao hàm ý nghĩa nòi giống.
Mà dân tộc nào không muốn hưởng hồng phúc? Nhưng hồng phúc đâu chỉ cái
"quả" từ cái "nhân": con lãnh đạo làm lãnh đạo?
Nhiều
người phê phán hệ thống truyền thông trong các chế độ toàn trị là một chiều.
Điều đó thì quá đúng và không có gì phải bàn cãi, nhưng tôi nghĩ cái hệ thống
truyền thông đó phải cúi đầu vái lạy những tờ báo/tạp chí như New York Times, New Yorker, Washington Post và
CNN.
Suốt
từ năm 2016 đến nay (2020), hầu như ngày nào ông Trump
và chánh phủ ông cũng đều bị những tờ báo trên chỉ trích, thậm chí chửi rủa.
Xin nhấn mạnh là mỗi ngày. Tôi biết điều này, bởi vì tôi là một độc giả trả
tiền (subscription) cho tờ New York Times.
Mỗi
ngày tôi nhận được chừng 5 cái 'notes' ngắn từ New York Times, và tôi có thể nói rằng trong suốt 4 năm qua, tôi
chưa nhận bất cứ một thông tin nào tích cực về ông Trump. Nếu tính luôn các tờ
báo khác như Business Insider, Guardian,
NBC, Sydney Morning Herald, v.v. thì có lẽ tần số
chỉ trích hoặc/và thù ghét ông Trump không phải là hàng ngày, mà là hàng giờ. Chỉ
có thể mô tả bằng hai chữ 'kinh khủng'.
Giữa ông Trump và Murdoch đã có bảy cuộc hôn nhân, năm vụ ly dị, và
cuộc chia tay đã diễn ra vào lúc 23 giờ 20 phút, một cách thô bạo. Cho
đến lúc đó, buổi tối bầu cử đã diễn ra một cách tuyệt vời, tổng thống
đương nhiệm liên tục có được những con số đầy hy vọng. Bỗng đâu sét đánh
giữa trời quang : Fox News loan báo Biden thắng ở Arizona, thành trì
xưa nay của Cộng Hòa. Như vậy ông Donald Trump không thể loan báo sớm
chiến thắng của mình như dự kiến. Chuyên gia Jack Shafer nói : « Đối với Donald Trump, đó là một sự phản bội ».
Ê-kíp
ông Trump cố gắng vận động, gọi nhiều cuộc đến kênh truyền hình cáp
này, và Jared Kushner, con rể ông còn gọi thẳng cho Rubert Murdoch,
nhưng ông này không nhúc nhích. Jennifer Hoewe, giáo sư đại học Purdue
nhận xét : « Ê-kíp Donald Trump vào đúng lúc đó đã hiểu được là sẽ thua. Giới chính trị và truyền thông đã từ mặt nhau ».
Nói
theo kiểu triết học An Nam (thì vừa lập viện Triết đấy thây), không biết mà cứ
nói thì không có trí, biết mà không dám nói thì không có dũng.
Nhà
cháu cả trí lẫn dũng đều mỏng, thậm chí bằng 0, nhưng được cái nói thẳng nói
thật.
Rất
nhiều người đã nhầm lẫn hoặc cố ý nhầm lẫn một cách không thuyết phục khi nhắc
bài thơ của ông chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lúc ổng về thăm trường cũ. Lại
còn nhấn vào các chi tiết lớp 10B, anh cả, cánh diều v.v.., lại còn chê về thăm
thầy mà dám xưng anh cả đỏ...
Ngày
17/11/2020, Duma Quốc gia Nga phê chuẩn Dự luật trao cho Putin vị trí thường
trực trong Hội đồng Liên bang (Thượng viện) suốt đời.
Putin
có thể bổ nhiệm tới 30 thượng nghị sĩ cho nhiệm kỳ 6 năm hay suốt đời, và tư
cách thành viên của Hội đồng Liên bang đảm bảo quyền miễn trừ truy tố.
Theo
Luật hiện hành, Tổng thống Nga được miễn trừ truy cứu trách nhiệm hình sự khi đương
nhiệm. Với Dự luật mới, các cựu Tổng thống sẽ được miễn trừ truy cứu trách
nhiệm hình sự trọn đời.
Cách
đây 2 giờ, ông Trump viết trên Twitter: “Cuộc
gian lận cử tri khổng lồ sẽ được công bố”. Kèm theo tấm hình chụp bản Tuyên
bố của hai vị ở Quốc hội tiểu bang Michigan: lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện
và chủ tịch Hạ viện.
Tweet
này như thường lệ cũng bị dán nhãn.
Đọc
Tweet này ai cũng hiểu rằng tấm hình bên dưới chứa đựng một thông tin hấp dẫn,
phải lật đật phải mở ra xem. Phần đầu tuyên bố nói về việc hai vị nghị sĩ này
được tổng thống mời đến tòa Bạch ốc, phần giữa là cảm ơn sự hỗ trợ của quỹ liên
bang và những hành động của tiểu bang trong việc chống dịch COVID-19.
Tôi
đã viết nhiều về tả khuynh (left-wing) và hữu khuynh (right-wing) trong chánh
trị, cái tút này không nhắc lại lịch sử các khái niệm cùng các diễn biến và
phân cực của từng phái.
Chỉ
nhắc lại tóm tắt một số nội dung căn bản về chính sách của từng phái trong
chánh trị thế giới, điển hình là trong chánh trị Anh – Mỹ, với chừng mức có thể
tham khảo cho Việt Nam :
PHÁI
HỮU : Tôn trọng tự do cá nhân và bảo vệ quyền tài sản của người dân, chủ trương
giảm thuế và duy trì một chính phủ nhỏ gọn (little government). Duy trì một
chính sách an sinh xã hội đủ để chăm sóc người yếu thế không có khả năng lao
động và hỗ trợ dân chúng gặp rủi ro bất trắc, không lấy tiền của người giàu để
phân phối lại cho những người có sức lao động nhưng lười biếng không chịu làm
việc.
Ngày
25 tháng 12, 1991 là ngày chính thức cáo chung của chế độ cộng sản Liên Xô cũng
như phong trào cộng sản quốc tế.
Hàng
loạt cá nhân được ghi nhận đã tiên đoán sự sụp đổ của Liên Xô, trong số đó có
nhà văn như George Orwell, nhà chính trị như Winston Churchill, có cả lãnh tụ cộng
sản bị Stalin trục xuất là Leon Trotsky, tuy nhiên, chính xác nhất về lý luận,
chiến lược và tầm nhìn phải nhắc đến George Kennan.
George
Kennan (1904-2005) qua Lý thuyết Ngăn Chặn (Containment Theory) khẳng định “Một khi chủ nghĩa cộng sản không thể bành
trướng được nữa, nó sẽ sụp đổ.”
Le Point đăng ảnh ba nhà khoa học với câu hỏi « Hậu vaccin : Khi nào và làm sao chúng ta có thể thoát nạn ». L’Express thở phào « Cuối cùng cũng đã có được hy vọng », với bức ảnh tượng trưng là một lọ thuốc và ống chích trên trang bìa. L’Obs tuần này dành chủ đề cho cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Courrier International chạy tựa « Hồi giáo cực đoan, thách thức của dân chủ ». Ở
trang trong, các tuần báo Pháp tiếp tục bàn tán về cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ và mối quan hệ với Trung Quốc, bên cạnh đó là tình hình bi thảm
ở Armenia.
Chiến thắng mang vị đắng cho Biden
L’Obs phàn nàn về « Chiến thắng đắng nghét ở Hoa Kỳ » :
làn sóng xanh Dân Chủ được cho là sẽ tràn ngập Florida hay Texas đã
không diễn ra, chiến thắng khít khao của Joe Biden tại các swing state
khiến phải mỏi mòn chờ đợi kết quả chung cuộc. Ông Donald Trump, cứ ngỡ
sẽ đại bại vì Covid, đã chống chọi mạnh mẽ hơn dự đoán.
(AFP 20/11/2020)Tập Cận Bình hôm 20/11/2020 tuyên bố Trung Quốc sẽ xem xét khả năng
tham gia một hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương trước đây được Hoa
Kỳ xúc tiến nhưng đã bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), sáng kiến ban đầu được tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ
với mục đích chống lại sức mạnh Trung Quốc tại châu Á. Ông Donald Trump đã rút
Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này vào tháng Giêng 2017, nhưng rốt cuộc 11 nước còn lại
đã ký kết được CPTPP.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Tập nói rằng các nước thành viên cần phải « tiếp
tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu
dịch châu Á-Thái Bình Dương ». Báo chí Hoa lục dẫn lời ông Tập Cận
Bình : « Trung Quốc muốn tích cực tham gia CPTPP ».
Học trò của thầy nay
cũng trên tám mươi tuổi cả rồi. Một trong những học trò của thầy, ở tuổi 84,
đêm nay nhớ về người thầy dạy cấp hai của mình.
Thầy Ngụy Cao Hiền
là chắt nội và là người thừa kế cụ Ngụy Khắc Đán, phó sứ đi Pháp thời
Tự Đức.
Thầy biết tiếng
Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latinh - ở mức làm thơ được. Thầy nghiên
cứu lịch sử cổ đại: Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp- La Mã.