vendredi 9 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Nhìn lại giá trị nhân bản, dân tộc, khai phóng


Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm họa, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

Trước hết là cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc qua những gì báo chí trích dẫn thì thấy khó chấp nhận được. Sách giáo khoa gì mà dùng ngôn ngữ thô tục, quê mùa ở miền Bắc làm chuẩn cho cả nước? Ngạo mạn ghê! Lại còn dạy (gián tiếp) gieo vào học trò tánh gian dối và lười biếng.

Sách giáo khoa học tiếng Việt thì hà cớ gì trích dẫn mấy ông Nga? Thiệt là không thể hiểu nổi. Sau gần nửa thế kỷ thống nhứt đất nước mà nền giáo dục tệ như thế này! Có lẽ đây là tín hiệu rõ nhứt về một nền giáo dục loạng quạng, mất dân tộc tính.

Tạ Duy Anh - Cá nhân hay thể chế ?

Không ai phủ nhận vai trò của cá nhân trong việc tạo ra những thay đổi, trong mọi lĩnh vực.

Ngay cả với một nhà nước pháp trị được thiết kế ưu việt như Hoa Kỳ, mỗi tổng thống vẫn có thể “đi vào lịch sử” không chỉ với tư cách lãnh đạo của một siêu cường, mà còn với tư cách kiến tạo hoặc hủy hoại.

Nhưng ngoại lệ luôn chỉ là ngoại lệ. Về cơ bản thì ở những quốc gia hạng nhất hành tinh, thể chế luôn là cái nền tảng vững chắc cho sự phát triển, đảm bảo tự do cá nhân nhưng vẫn đạt được ổn định xã hội. Thể chế là mảnh đất để mọi tài năng đều có thể, có cơ hội thể hiện hết biên độ và thành tựu của bất cứ cá nhân nào cũng mặc nhiên là thành tựu của đất nước.

jeudi 8 octobre 2020

Trần Nhật Vy - Rảnh !!!


 

Thú thiệt, tui dốt nên lâu nay cứ tưởng giao thông vận tải là đơn vị chỉ biết lo cầu, đường, xe cộ, cống rãnh. Nào ngờ đâu mấy ông bên ngành lục lộ nầy lại sính chữ và đang tỏ ra cạnh tranh với Hội ngôn ngữ!

Không vậy sao mà thời gian gần đây ngành nầy liên tục "đẻ" một mớ chữ nghĩa khiến thiên hạ, người nào biết tiếng Việt, đều đồng loạt lên tiếng...chửi !

Phải chăng, công việc cầu, đường, xe cộ, cống rãnh đã hết việc? Dù dốt nhưng thằng tui cũng biết là chưa. Bởi rất nhiều con đường cao và thấp tốc đã lên kế hoạch mấy năm mà làm chưa xong. Bởi cả nước đường nào cũng giăng giăng trạm thu phí mà giải quyết chưa ổn. Bởi thành phố lớn hê mưa là ngập!...Nghĩa là còn cả tỉ việc mà ngành nầy phải đau đầu nhức óc.

Đỗ Duy Ngọc - Thưa mấy ngài Bộ Giao


 

Tui lạy cán bộ, các ngài có rảnh hơi quá thì ngồi máy lạnh mà gãi háng chứ đừng có thừa giấy vẽ voi. Thừa thời giờ quá bày đặt lắm câu chữ chứng tỏ mình có làm việc và có chữ nghĩa đầy bồ, hay là để khỏi áy náy khi đến tháng lãnh lương to.

Cái tên "xe buýt" có từ khi loại hình này xuất hiện từ Nam chí Bắc, giờ các ngài rỗi hơi đề nghị đổi thành "xe khách thành phố", nghe trớt quớt, nghịch nhĩ bỏ mẹ!

Vấn đề quan trọng là chuyện chuyên môn thì các ông chả làm được cái quái gì, cứ bày ra lắm chuyện, lắm chữ, lắm tên gọi trời ơi, đất hỡi. Gần là chuyện đổi bằng lái xe, xa là chuyện ngực lép không được lái xe. Gần hơn nữa là không được dừng xe quá năm phút, muốn sắm xe, đăng ký xe phải có tài khoản ngân hàng.

Nguyễn Thông - Nền giáo dục thụt lùi


 

Thỉnh thoảng dư luận xã hội lại rộ lên những chuyện về giáo dục, đủ mọi buồn vui, nhiều điều cười ra nước mắt.

Nào quan chức quản lý giáo dục chẳng khác chi bụt đất, lúng ta lúng túng trong chiếc áo cơ chế, không có cách nào đột phá, thay đổi được những trì trệ hủ bại đã tồn tại suốt mấy chục năm. Nào trường không ra trường, lớp chả ra lớp, thầy chẳng ra thầy, trò cũng không ra trò.

Nào thi cử lằng nhằng tốn công tốn của mà tiêu cực vẫn hoàn tiêu cực. Nào chương trình lạc hậu, sách giáo khoa độc quyền bòn rút túi tiền dân, giáo sư tiến sĩ giấy nhiều như lợn con vẫn chẳng nên cơm cháo gì… Bao nhiêu thứ xám xịt bôi lem bôi luốc bộ mặt giáo dục nước nhà, kéo dài hơn nửa thế kỷ.

Mai Bá Kiếm - Phải lồng « Đức dục » vào trong « Trí dục »


 

Tôi nhớ khoảng năm 2004, trong cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, cố giáo sư Nguyễn Chung Tú (Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn) đã nói: “Dự thảo Luật Giáo dục không đặt ra khung thời lượng của: Trí dục – Đức dục – Thể dục cho từng cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học)”.

Rồi, GS Tú giải thích: Trí dục là dạy kiến thức, Đức dục là dạy làm người, Thể dục là dạy rèn luyện thân thể.

Bậc tiểu học, học trò chưa phát triển đầy đủ tế bào neurone, vì thế không được dành phần lớn thời lượng cho Trí dục như hiện nay, mà phải tăng thêm thời lượng cho Đức dục và Thể dục, để học trò phát triển cân bằng về kiến thức, nhân cách và thể chất.

Chu Mộng Long - Tôi, tiến sĩ, xin xuống học lớp Một


Đọc sách Tiếng Việt Một, tôi, tiến sĩ ngữ văn cũng khóc.

Nhiều từ ngữ ở sách lớp Một tôi chưa bao giờ dùng mặc dù tôi đã làm cả luận văn, luận án, công trình, kể cả sáng tác thơ, văn bằng tiếng Việt. Có nghĩa là vốn từ tiếng Việt của tôi thua học sinh lớp Một học chương trình ông Thuyết, ông Thống?

Không dùng thì ắt không hiểu nghĩa. Ví dụ "gà nhí", "gà nhép", "nhá cỏ", "nhá dưa"... Không chừng rồi phải học luôn cả "lói ngọng", "lền trời", "trừu mến", "học xinh"??? Chẳng phải từ điển phổ thông Nguyễn Văn Khang đã đưa vào những từ như vậy để học sinh học?

Nguyễn Tiến Tường - Một cuốn sách thảm họa !


 

Đó chính là cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều của nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh !

Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.

Sách được viết bằng rất nhiều từ địa phương. Thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương Bắc bộ. Thậm chí chỉ khu trú trong một vài vùng nhỏ Bắc bộ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 08.10.2020


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.10.2020

 


Bầu cử Mỹ : Mike Pence có thể gây ngạc nhiên khi tranh luận với Kamala Harris


 

(Le Monde 08/10/2020) Trong chiến dịch tranh cử tổng thống bị đảo lộn vì ông Donald Trump nhiễm Covid, phó tổng thống của ông và người đứng chung danh sách với Joe Biden sẽ tranh luận lần đầu vào tối thứ Tư 07/10 (giờ Mỹ).

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence vào tối thứ Tư 07/10 lần đầu tiên tranh luận với đối thủ Dân Chủ Kamala Harris, trong quá khứ ông Pence đã nhiều lần chứng tỏ tài năng của mình. Về phía ứng viên phó tổng thống sẽ phải đả kích kịch liệt chính quyền Trump về đại dịch, nhất là vì ông Mike Pence lãnh đạo bộ phận xử lý khủng hoảng virus corona. 

Nguyễn Đức Hiển - Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang bị bắt khuya hôm qua. Cô đồng nghiệp cũ của chúng tôi nay trở thành "tin" trên tờ báo cô từng yêu quý gắn bó và phụng sự.

Cũng lâu rồi mình không gặp bạn ấy. Lần gần nhất là trong một hội thảo quốc tế ở Hà Nội gần 5 năm trước.

Tám năm trước, sau sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, sự kiện Văn Giang (Hưng Yên) nổ ra. Ban biên tập nhắc: Thay vì bày tỏ bức xúc chỉ trên facebook, chúng ta hoàn toàn có thể mổ xẻ vụ này trên báo. Và văn phòng Hà Nội, Đoan Trang và Ban Thời sự đã cùng thảo luận đề xuất mổ xẻ sự việc này. Chúng tôi đã đặt nó dưới cái nhìn căn cơ gốc rễ hơn từ việc xây dựng chính sách.

mercredi 7 octobre 2020

Trịnh Hữu Long - Nếu có yêu Trang, hãy tiếp nối những gì Trang làm


 

Lên án, đòi trả tự do, vận động trong nước, vận động quốc tế, tất cả mọi việc đó đều đáng quý và quan trọng. Ta hãy làm, và làm quyết liệt.

Nhưng có một việc quan trọng hơn cả, mà Trang luôn tha thiết, là một khi cô bị cầm tù thì chúng ta sẽ làm cho việc cầm tù cô trở nên vô nghĩa với chính quyền, bằng cách tiếp nối những việc Trang làm.

Hãy viết báo. Hãy mở báo.

Phạm Đoan Trang - Nếu tôi có đi tù…

Đây là nội dung lá thư viết sẵn được Will Nguyễn công bố sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt.

Sài Gòn ngày 27/5/2019

Gửi các anh chị em, bạn bè thân yêu của tôi.

Không ai mong muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù.

Tôi có một số mục đích định trước như vậy. Thế nhưng đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất, rất cần sự tiếp sức của các bạn.

Lê Quốc Quân - Vì sao Phạm Đoan Trang bị điều tra theo 2 bộ luật hình sự ?


 

Tại sao Bộ Công an đã thông báo bắt Nhà báo Phạm Đoan Trang để điều tra về hành vi quy định tại hai Bộ luật hình sự?

Ngày hôm nay, 7/10/2020, Bộ Công an thông báo trên truyền thông là đã bắt nhà báo Phạm Đoan Trang để điều tra về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015".

Điều 426 của BLHS 2015 quy định Hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và bộ luật hình sự năm 1999 sẽ hết hiệu lực. Tuy nhiên, sau khi hơn 95% đại diện "ưu tú" của dân bấm nút thông qua thì chính Nhân dân phát hiện ra rất nhiều lỗi cực kỳ vô duyên mà không thể thi hành được trong thực tế.

Lưu Trọng Văn - Đoan Trang và một tiến trình chưa thay đổi


 

Nhiều bạn quen biết gã tỏ ra bi quan về thực trạng của đất nước.

Gã chỉ đáp: Có ba tiến trình không đảo ngược :

1. Hòa nhập Mỹ, Nhật, EU và gắn kết ASEAN.

Báo nhà nước đã đưa tin Phạm Đoan Trang bị bắt, nhưng tài khoản cá nhân vẫn an toàn

 


Bà Phạm Đoan Trang bị bắt

(TTO 07/10/2020) - Bà Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội và tổ công tác thuộc Bộ Công an vào TP.HCM bắt vì có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước.

Ngày 7-10, thông tin từ Bộ Công an cho biết Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã chủ trì phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp bị can Phạm Thị Đoan Trang (tức Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội) về tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Bà Trang bị công an bắt khi đang ở một địa điểm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, TP.HCM.

Phạm Đoan Trang bị bắt ?


Trên Facebook Phuong Ngo vào khoảng 1h30 sáng Paris (6h30 sáng VN) ngày 07/10/2020 có dòng thông tin ngắn : « Chị Phạm Đoan Trang đã bị CA đọc lệnh bắt lúc 23h30 tại nhà trọ ».
 

Trước đó khoảng 10 tiếng đồng hồ nhà hoạt động Đoan Trang đăng bài viết vui vui như sau :

mardi 6 octobre 2020

Đỗ Trung Quân - Emily in Paris

 



Phim nhiều tập giải trí nhưng Paris góc nào cũng đẹp, tất nhiên trừ những vỉa hè chó ị quận 13. Tôi chưa đến Paris bao giờ và có lẽ không bao giờ vì đã muộn. Cộng thêm một con China virus chưa biết khi nào có vaccine trị nó, lạc quan mấy cũng đành "thôi xong!".

Nhưng Paris cực gần gũi với người Sài Gòn bằng những kiến trúc từ biệt thự, nhà cửa đến Vương Cung Thánh Đường uy nghi. Bằng thơ Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng ...


" Người em mắt nâu...tóc vàng sợi nhỏ...chờ mong em chín đỏ trái sầu ..." ” Lên xe tiễn em đi…chưa bao giờ buồn thế …trời mùa đông Paris …suốt đời làm chia ly… ga Lyon đèn vàng …cầm tay nhau muốn khóc …nói chi cũng muộn màng…”

Nguyễn Quang Dy - Thế giới đang ở ngã ba đường


 

(Boxitvn 04/10/2020) Sau 75 năm chiến tranh và cách mạng liên miên (kể từ 1945), Việt Nam vẫn ở ngã ba đường ý thức hệ, nay lại bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu chiến lược Mỹ-Trung, buộc phải đối phó bằng cách giữ thăng bằng (như hedging game). 

Nhưng không chỉ Việt Nam mà thế giới cũng đang ở ngã ba đường. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đang xô đẩy nhiều nước đến bên bờ vực của điểm bùng phát (tipping point). 

Trong khi thế giới biến đổi quá nhanh và khó lường, thì tư duy con người lại đổi mới quá chậm nên không theo kịp, làm bộc lộ các mâu thuẫn tiềm ẩn, và làm cho quá trình phân hóa càng thêm trầm trọng.

Mỹ và bước ngoặt mới